Trở Lại Thập Niên 60 Tôi Bị Hệ Thống Hố ( Dịch Full)

Chương 520 - Chương 520 - Thương Lượng

Chương 520 - Thương lượng
Chương 520 - Thương lượng

Nhóm dịch: Thiên Thượng Nhân Gian

Phụ trách: Vô Tà Team

Huyện trưởng Cao lấy phương án ra nói: “Nam Bình không có tiền, vậy nên sửa đường phải nhờ tới Tiểu Dã, đến lúc đó bến tàu Nam Bình có thể lấy mấy năm quyền sử dụng ra để gán nợ. Sau đó đến khi có tiền rồi, Nam Bình có thể lấy tiền đó bổ sung vào.”

Các cán bộ huyện Tiểu Dã: “…”

Thực sự không cần mặt mũi mà.

Tay không bắt sói à.

Huyện trưởng Cao nói tiếp: “Nhưng chúng tôi lại lỗ to đấy, nếu như chúng tôi lấy bến tàu để gán nợ, vậy thì là nợ kép rồi. Giống với việc các ông chi bằng ấy tiền, có thể dùng mấy năm. Tiểu Tô, cháu tính toán cho các đồng chí ấy xem đi.”

Tô Mạn bắt đầu tính toán.

“Con đường này sớm muộn gì cũng phải sửa, cho dù Nam Bình chúng cháu không đề xuất chuyện này, lẽ nào huyện Tiểu Dã vĩnh viễn không sửa? Chắc chắn là không rồi. Nếu sớm muộn gì cũng phải sửa thì chỗ tiền đó chắc chắn phải chi. Bây giờ Nam Bình gia nhập vào, Tiểu Dã chi tiền sửa đường, không chỉ có một con đường mà còn có thể lấy được quyền sử dụng bến tàu mấy năm. Giá trị quyền sử dụng gấp đôi chỗ tiền sửa đường, tương đương với việc bên chú kiếm được một con đường.”

“…” Nghe thì thấy cũng có lý.

“Ngoài ra, sau khi đường sửa xong, thì đó cũng là chiến tích của huyện Tiểu Dã. Còn đối với các đồng chí của huyện Tiểu Dã thì đó là thành tích.”

“Thứ ba, đây cũng là điều quan trọng nhất. Nam Bình chúng cháu không phải một huyện bình thường, nó là một huyện có bến tàu. Bến tàu Bát Nhất của chúng cháu hiện tại đã nhận được sự trợ giúp từ khu vực, vẫn đang trong thời gian mở rộng. Càng ngày càng nhiều các thuyền hàng hóa dừng ở bến tàu của chúng cháu. Khơi thông con đường đến huyện chúng cháu, sau này quy mô của huyện Tiểu Dã sẽ không giống bây giờ nữa. Điều này cũng giống với công lao sửa con đường lên tỉnh lúc đầu. Thậm chí, Nam Bình chúng cháu còn gần hơn tỉnh, thuận tiện hơn. Công lao hiện tại, nhớ tới muôn đời. Cái lợi ích mà nó mang lại là vô giá.”

“Tổng kết lại, sửa đường rồi thì lời. Không sửa thì là lỗ to. Hơn nữa lựa chọn của Nam Bình chúng cháu rất nhiều. Con đường của một hai huyện không thông đối với chúng cháu mà nói thì không có gì khác. Dẫu sao chúng cháu có bến tàu, đi đâu mà chả được.”

Huyện trưởng Cao tổng kết: “Tiểu Tô nói rất rõ ràng, lão Cổ, ông tự nói xem, sau khi sửa con đường này thì có phải là lời lớn cho các ông hay không? Nam Bình chúng tôi cũng chẳng phải không bằng lòng chi tiền, thực sự là không có nhiều như thế. Dẫu sao đối với các ông mà nói chỉ là sửa một con đường mà thôi, mà Nam Bình chúng tôi còn cần tu sửa đường với các huyện thành khác, đó cũng đâu phải chuyện một, hai con đường, chờ sau này chúng tôi kiếm được tiền, nhất định sẽ trả.”

Còn lúc nào trả thì không nói rõ. Dù sao bọn họ cũng không ăn quỵt, chẳng phải vẫn còn cái bến tàu sao?

Huyện trưởng Cổ uống một ngụm nước, nhìn đồng chí cục giao thông.

Hai vị kia còn đang nằm bò ra tính toán. Hình như đang tính toán xem rốt cuộc lỗ hay lãi.

Huyện trưởng Cổ chưa đợi bọn họ tính xong, trong lòng ông ta đã cảm thấy hình như cũng không tính là lỗ.

Người ta cũng đâu phải không đưa tiền, còn trả gấp đôi nữa kìa. Đó chẳng phải tương đương là Nam Bình sửa đường sao? Sau khi sửa đường xong, huyện Tiểu Dã lại có thêm một con đường.

Đương nhiên huyện Tiểu Dã cũng muốn sửa đường.

Nếu như có thể không cần tiêu tiền mà vẫn có thể sửa được đường, bọn họ còn mong muốn sửa hết đường bốn phương tám hướng.

Bọn học có ngốc đâu, sao có thể không biết điểm lợi của việc sửa đường?

Nhưng không nỡ chi tiền thôi. Huyện Tiểu Dã giàu có, nhưng có thể tiết kiệm gì thì phải tiết kiệm đó.

Nếu không thì sẽ không thấy bến tàu Nam Bình miễn phí, nhà kho miễn phí thì mong ngóng chạy qua để kiếm chút lợi ích. Điều này đều là vì tiết kiệm tiền đó.

Cục giao thông huyện Tiểu Dã vẫn cân nhắc để Nam Bình xây đường. Kết quả là người ta tìm đến hỏi thăm, phân tích cặn kẽ lợi và hại. Thế là bọn họ không tìm ra được lý do nào để không sửa đường.

Hơn nữa đã vậy còn thấy chi tiền sửa đường hình như không lỗ, còn lời ấy chứ.

Cục trưởng xác nhận lại lần nữa: “Trả nợ gấp đôi?”

“Đúng vậy.” Huyện trưởng Cao trả lời rất sảng khoái. “Đợi sau này có tiền rồi, chúng tôi vẫn phải trả tiền. Tuyệt đối không ăn quỵt. Chúng tôi không phải loại người đó. Đến lúc đó chúng ta ký thỏa thuận.”

“Chúng ta phải tính toán.” Huyện trưởng Cổ nói: “Sửa đường chính là chuyện lớn, cần thương lượng.”

Bình Luận (0)
Comment