Chương 756: Chia 2
Từ Toa: “Diễn xuất của cậu thật động lòng người.”
Từ Sơn: “Cậu thật lòng mà!”
Diễn xuất! Anh ta không có đâu!
Từ Toa nở nụ cười, nói: “Cậu mợ có sống tốt, bà ngoại mới không cần lo lắng.”
Từ Sơn: “Từ khi nào cậu khiến mẹ cậu lo lắng chứ?”
Bà Từ: “Ha ha.”
Mắt thấy mấy đứa nhỏ đều buồn ngủ, bà Từ nói: “Các con dỗ con ngủ đi, sau đó đều tới phòng bên, mẹ có chuyện cần nói.”
“Mẹ, có chuyện gì sao?”
Bà Từ: “Chuyện lớn!”
Mẹ của Cổ Đại Mai bảo: “Mẹ đi dỗ mấy đứa nhỏ ngủ cho, bây giờ các con qua đó hết đi.”
Tuy rằng không đi học gì, nhưng cũng hiểu được chuyện của nhà người ta, bà ta không tiện theo qua đó tham gia, nên dứt khoát vừa vặn giúp chăm sóc con trẻ.
Bà Từ nghĩ ngợi một chút rồi gật đầu: “Cũng được.”
Bà cụ dẫn con trai, con dâu và hai vợ chồng Từ Toa cùng nhau về phòng phía đông. Nơi này vốn chính là phòng của bà Từ, bây giờ là chỗ ở vợ chồng Cổ Đại Mai.
Bà Từ ngồi trên giường đất, nói: “Hôm nay Hồng Vĩ không có ở đây, nhưng Từ Toa có thể đại diện cho nó, mấy năm này, có một bí mật mẹ vẫn luôn không nói.”
Vợ chồng Từ Sơn: “?”
Bà Từ: “Năm đó nhà ta chạy loạn, thực ra mẹ còn tìm được một ít đồ tốt, nhưng những năm này khá biến động, mẹ cũng không tiện lấy ra, sợ sẽ rước phải tai họa, vốn dĩ định đợi mẹ già hơn chút sẽ chia cho các con, nhưng bây giờ mẹ đổi ý rồi.”
Vợ chồng Từ Sơn dại ra. Ngược lại Từ Toa biết đã xảy ra chuyện gì, nhưng không có biểu cảm dư thừa. Giang Phong thì lại luôn ôn hòa.
“Chia cho các con sớm một chút, các con bán đi hay là làm thế nào, thì vẫn có thể hưởng thụ sớm hơn một chút, không đến mức khiến cuộc sống túng quẫn.”
Bà cụ lại liếc mắt nhìn Cổ Đại Mai, Cổ Đại Mai giải thích cho mình: “Bây giờ con cũng không kẹt sỉ cho lắm mà.”
Bà Từ: “Ha ha.”
Trong lòng Cổ Đại Mai oan ức, so với các cô gái ở trong thôn, cô ta thật sự được tính là không kẹt sỉ gì. Mẹ cô ta đã quen trải qua cuộc sống tốt, cũng không làm chủ gia đình, nên không biết cái quý của củi gạo dầu muối tương dấm.
“Được rồi, hai đứa các con ra tay đào đi, chuyển ngăn tủ ra, đào bên dưới.”
Từ Sơn và Giang Phong đưa mắt nhìn nhau, bắt đầu làm việc.
Cái khác đừng nói, nhưng đám người bà Từ chôn thật sự rất sâu, hai người Giang Phong và Từ Sơn đào ước chừng hơn hai mét, cuối cùng mới nhìn thấy cái rương, Từ Sơn kêu: “Mẹ giấu cũng sâu thật đấy.”
Bà Từ: “Con bớt vớ vẩn lại, mau làm đi.”
Cuối cùng hai người bê cái rương lên, nói là rương cũng đã là khoa trương rồi, thực ra chỉ là một cái hộp dài cỡ nửa mét. Lớp vải bên ngoài trải qua thời gian chuyển dời đã sớm nát tươm, bà Từ sờ cái hộp, bảo: “Đây là gia sản mẹ và ba con tích lại cho con và chị con.”
Bà cụ mở cái hộp ra, dưới ánh sáng từ ngọn nến và đèn pin, Từ Sơn trực tiếp ngây ra như phỗng, anh ta lắp bắp: “Trời trời trời trời ơi.... vậy mà mẹ còn có nhiều đồ tốt như vậy, nhà chúng ta là gia đình địa chủ à.”
Bà Từ: “Địa chủ cái gì mà địa chủ.”
Bà cụ đảo trắng mắt: “Con đã từng thấy địa chủ nào nghèo như vậy chưa? Đây là bọn mẹ đổi với người ta khi chạy nạn.”
Từ Sơn dựng ngón cái: “Mẹ, mẹ đúng là cao nhân.”
Bà Từ: “Khi đó người còn sắp đói chết, quý giá biết bao! Khi đó bọn mẹ cũng đói sắp chết, nhưng trời không tuyệt đường người, bọn mẹ tìm được lô bánh nếp của địa chủ để lại, không chỉ chống đói, mà còn đổi được một vài thứ tốt. Khi ấy vẫn chưa có con, bọn mẹ thì nghĩ, sau này để lại cho chị con. Nhưng ai ngờ, sau này có con rồi, chị con lại không còn nữa...”
Nói đến đây, bà Từ vẫn rất thổn thức. Nhưng rất nhanh bà cụ đã điều chỉnh lại: “Được rồi, đừng nói những chuyện này nữa, bây giờ mẹ cho các con mỗi người một phần.”
Cổ Đại Mai liếc mắt nhìn Từ Sơn, ngược lại Từ Sơn bình tĩnh nhìn bà Từ.
Bà Từ: “Những thứ này, Tú Nhi và Đại Sơn Tử mỗi người một nửa, Tú Nhi không còn nữa, phần đó của con bé sẽ là của Toa Toa, các con có ý kiến gì không?”
Từ Sơn:” Không ạ.”
Cổ Đại Mai muốn nói gì đó, nhưng chạm mắt với bà Từ, lại không nói nữa.
Bà Từ: “Có lời thì nói có rắm thì phóng, đừng có nín.”
Cổ Đại Mai: “Nhà bình thường, đều là con trai lấy nhiều hơn...”
Bà Từ cười lạnh một tiếng, đáp: “Nhà bình thường vẫn là con chăm sóc người già đi nhỉ? Tôi già rồi, sẽ cùng sống chung với Từ Toa. Còn nữa, khi có những thứ này, tôi chỉ có một đứa con là Tú Nhi, theo lý mà nói những thứ này nên cho con gái tôi. Chị biết khi đó mang châu báu trên người nguy hiểm bao nhiêu không? Tú Nhi chạy nạn theo chúng tôi chịu khổ bao nhiêu? Bây giờ tôi chia đều, là vì tôi muốn xử lý sự việc công bằng. Tôi hỏi các chị có ý kiến gì, cũng không phải kêu các chị có ý kiến với tôi. Mà là nói, nếu như chị có ý kiến, vậy chị cũng đừng lấy một cái nào cả.”