Lúc này Thẩm Vân mới nhìn thấy Lữ Tú Anh, vội vàng chào hỏi, trong lòng có hơi khẩn trương.
Lữ Tú Anh cười nói: "Không cần phải đón tiếp hai người chúng tôi, đứng ở cổng trường mệt nên vào đây ngồi ké ghế dựa thôi."
Thẩm Vân mang cho Lữ Tú Anh và Vương Nguyệt Nga hai ly nước, đúng lúc Vương Nguyệt Nga đang khát nên bưng ly nước lên uống một hơi cạn sạch.
Lữ Tú Anh vẫn chưa uống, thấy vậy thì vội đưa ly nước của mình cho bà: "Ly này bác cũng uống đi."
Sau khi ông chủ Quách nhìn thấy thì nở nụ cười: "Còn nhiều nước."
Thẩm Vân vội lấy thêm một ly đưa cho Vương Nguyệt Nga, để ý tình hình bên này.
"Bà nội Đông Đông, vừa rồi chúng ta nói đến chỗ nào rồi bác cứ nói tiếp con nghe." Lữ Tú Anh khiêm tốn nói.
Vương Nguyệt Nga khát nước như vậy là bởi vì bà và Lữ Tú Anh nói chuyện không ngừng nghỉ nửa tiếng đồng hồ, hơn nữa chủ yếu đều là bà ấy nói, Lữ Tú Anh nghe.
Hai người đang nói về kinh nghiệm giáo dục của gia đình Trần Đông Thanh.
Lữ Tú Anh nghe mà ngây ngẩn cả người, có thể nói là trong nửa tiếng vừa rồi quan niệm cuộc sống của Lữ Tú Anh đã bị chấn động.
Trước kia bà hoàn toàn không biết thì ra có rất nhiều học sinh trường tiểu học Đường Giải Phóng đi học thêm ở bên ngoài.
Hiểu biết của Lữ Tú Anh về giáo dục con trẻ vẫn còn đang ở giai đoạn đóng học phí cho con.
Bà cảm thấy đi học là chuyện của bản thân con trẻ, có thể học được hay không đều dựa vào bản thân con nó, đương nhiên giáo viên giỏi cũng rất quan trọng.
Con cái nếu có thể học được, đến trung học phổ thông, đại học thì bà sẽ bỏ tiền cho học.
Nếu con cái không học được vậy có nghĩa là không phải nhân tài đi học, vậy phải làm sao, thì tìm một công việc bắt đầu đi làm thôi.
Bình thường Lữ Tú Anh tiếp xúc với mọi người trong chung cư của xưởng dệt bông, cách nghĩ đều hoàn toàn giống như bà. Con cái có thiên phú đi học đương nhiên là chuyện tốt, đập nồi bán sắt cũng phải tạo điều kiện nhưng nếu không có thì phải nghĩ cách tìm một công việc ổn định trong xưởng dệt bông.
Thế hệ thứ hai của xưởng dệt vẫn dễ hơn một chút, tệ lắm thì cũng còn có thể thay thế vị trí, cha mẹ về hưu sớm nhường lại vị trí cho con mình làm.
Nhưng mà suy nghĩ về giáo dục của Vương Nguyệt Nga lại hoàn toàn khác.
"Tác dụng của cha mẹ trong việc đi học còn lớn hơn cả giáo viên."
"Chỉ dựa vào bản thân đứa nhỏ chỉ biết mỗi ngày lo ăn lo chơi thì có thể làm được gì, đương nhiên phải dựa vào kế hoạch và giám sát của cha mẹ."
Vương Nguyệt Nga nêu ví dụ về Điền Hiểu Phỉ cho Lữ Tú Anh.
Hiện tại Điền Hiểu Phỉ là thần tượng của Trần Đông Thanh.
Cha mẹ Điền Hiểu Phỉ cũng là thần tượng của gia đình Trần Đông Thanh.
"Mười ba tuổi, từ trường trung học số 13 Thiên Tân được tuyển thẳng vào đại học Bắc Kinh."
"Năm nay vừa mới mười bảy tuổi, sẽ tốt nghiệp đại học đại học Bắc Kinh."
Lúc Vương Nguyệt Nga nhắc tới Điền Hiểu Phỉ, đôi mắt tỏa sáng, đây là lần đầu tiên Lữ Tú Anh nhìn thấy Vương Nguyệt Nga như thế này.
Vương Nguyệt Nga ở trong tiệm sách Văn Lan tiếp tục nói liên tục không ngừng về chuyện của Điền Hiểu Phỉ. Thẩm Vân và ông chủ Quách cũng bị hấp dẫn, tuy tay Thẩm Vân không ngừng làm việc nhưng động tác rõ ràng chậm hơn nhiều.
Ông chủ Quách dứt khoát đem một cái ghế dựa đến, nghiêm tục nghe Vương Nguyệt Nga truyền đạt kinh nghiệm. Bản thân ông chủ Quách cũng có một cô con gái, năm nay con gái ông học trung học, thành tích bình thường, chỉ sợ thi đại học không đậu.
"Thiên tài mười ba tuổi vào đại học Bắc Kinh." Đề tài này vô cùng hấp dẫn đối với ông chủ Quách. Tuy con gái ông đã qua mười ba tuổi, ông cũng không mong con gái mình có thể đậu đại học Bắc Kinh nhưng nếu học được một hai điều mà có thể khiến con gái mình đậu đại học cũng được mà.
Vương Nguyệt Nga nói: "Con cái là thiên tài thì nhất định là thiên tài, nhưng là chỉ dựa vào tài năng của con thôi thì nhất định là không đủ, trong đó cha mẹ cũng phải nỗ lực rất nhiều."
"Cho dù có đứa bé thiên tài sinh trong nhà chúng ta nhưng cha mẹ không quan tâm gì cả thì có thể mười ba tuổi vào đại học Bắc Kinh không?"
Lữ Tú Anh thật sự nghiêm túc tự hỏi vấn đề này, đương nhiên đáp án là không thể.
Cho dù Lâm Dược Phi là thiên tài hay Lâm Tiếu là thiên tài, coi như mấy đứa con của mình đều chẳng dính miếng nào đến thiên tài nhưng bà vẫn muốn giả thiết.
Giả sử con mình là thiên tài, khi mười ba tuổi nhất định là theo thứ tự mới vừa tốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở, Lữ Tú Anh ngay cả suy nghĩ cho con mình nhảy lớp cũng chưa từng nghĩ thì sao có thể con mới mười ba tuổi vào đại học chứ.
Vương Nguyệt Nga nhìn vẻ mặt Lữ Tú Anh và ông chủ Quách, biết bọn họ đều nghe lọt lời của mình, vừa lòng gật đầu: "Cũng không phải là gấp gáp nhưng là con cái cần cha mẹ ở phía trước lôi kéo và thúc đẩy phía sau."
Trước cổng trường ồn ào huyên náo, thi đấu hợp ca đã xong, bọn học sinh đều chạy ra ngoài.