Chương 139: Có tử khí đông lai (2)
Chương 139: Có tử khí đông lai (2)Chương 139: Có tử khí đông lai (2)
Đại đương gia tính mạng như treo chỉ mành vội vàng khom lưng nói: "Không có, không có đâu, tiểu nhân cùng lão Mạnh đầu đó là giao tình mười mấy năm, chỉ là bảo cho hắn cùng tiểu nhân đổi địa bàn mà thôi."
Từ Phượng Niên ồ một tiếng, như trút được gánh nặng, phân phó nói: "Lữ Tiên Đường, xách hai người này ra ngoài, động tác nhanh nhẹn một chút, hơn nửa đêm quỷ khóc sói gào như bị ma ám. Còn có Dương Thanh Phong, ngươi hiểu nhiều bàng môn tả đạo, những thi thể này do ngươi xử lý, nhớ làm xa một chút. Ngủ bên cạnh một đống người chết, ta sợ người nào đó cả đêm nơm nớp lo sợ, ngày mai sẽ không còn tinh thần đọc sách kiếm tiền."
Nhìn thấy người chết, Khương Nê đã sớm trốn tới sau lưng lão Kiếm Thần ngồi xổm, sắc mặt tái nhợt, không có sức phản bác. Khi Ngư Ấu Vi còn là Ngư Huyền Cơ đã xem nhẹ sinh tử, tự nhiên là trấn định hơn rất nhiều so với Khương Nê. Từ Phượng Niên cũng không nhìn Lữ Tiên Đường xách từng thi thể rời khỏi viện tử, chỉ nói với Thanh Điểu: "Cầm bút mực đến, sau đó đi ra ngoài với ta, ta có vài thứ muốn vẽ. Ngụy gia gia, còn phải làm phiền ngươi đi cùng đến tòa Âm Dương đình có tầm nhìn bao la kia."
Lão đạo sĩ Ngụy Thúc Dương vuốt râu cười nói: "Thế tử điện hạ khách khí. Vừa vặn lão đạo cũng có chút hoài niệm cái đình kia, lúc còn trẻ đi theo sư phụ tiến vào núi Thanh Thành tu đạo, chính là ở nơi đó nghỉ chân."
Thanh Điểu cùng lão đạo sĩ Cửu Đấu Mễ mỗi người cầm đuốc đi trước dẫn đường, dưới nách Từ Phượng Niên kẹp một tờ giấy Tuyên thượng đẳng lấy từ chỗ Tấn Tam Lang, bút lông trong tay Thanh Điểu không giống bình thường, là một mũi nhọn nhất Tiểu Bạch Liêu Vĩ còn cứng rắn nhất trong Quan Đông Liêu Vĩ. Nhìn bóng lưng ba người đi xa, Khương Nê lại nhìn Dương Thanh Phong đang đào xác cái gã chết trong vách tường kia, kéo ra ngoài viện, nói vậy hai tên giặc cỏ bị kiếm khách Lữ Tiền Đường như xách gà vịt mang ra ngoài cũng đều khó thoát khỏi cái chết. Khương Nê trốn sau lưng Lý Thuần Khấu, suy nghĩ xuất thần, lão đầu Kiếm Thần trải hết tang thương, lúc còn trẻ cũng từng khinh cuồng, cũng không xa lạ với tâm tư nữ nhân, lên tiếng cười nói: "Khương nha đầu, lão phu ngược lại muốn nói tốt vài câu cho Từ tiểu tử. Ngươi chê hắn ở Bắc Lương làm việc phóng đãng, cũng không oan uổng thế tử điện hạ này. Nhưng ra khỏi Bắc Lương, một vài thủ đoạn của Từ tiểu tử không thể nói là tâm ngoan thủ lạt. Hôm nay hơn ba mươi người này, có giết hay không, đều trong một ý niệm của Từ tiểu tử, hắn cuối cùng lạnh lùng hạ sát thủ, cũng không phải là vì những gã tặc kia hèn hạ nhìn đám tiểu cô nương các ngươi, lão phu phỏng đoán là vì tiểu tặc lão Mạnh Đầu còn chưa từng lộ diện kia."
Khương Nê không lạnh không nóng ồ một tiếng.
Lão Kiếm Thần ưỡn mặt cười nói: "Khương nha đầu, có muốn biết tiểu tử kia cầm bút mực đi ra ngoài làm gì không? Nếu ngươi nướng tiếp một con gà ngân hạnh cho lão phu, lão phu lập tức nói cho ngươi biết.
Khương Nê tức giận nói: "Không muốn biết."
Lý lão đầu là người không giấu được lời, thật vất vả mới nuốt xuống bụng những lời nói đến bên miệng, nói: "Không nói, đỡ cho ngươi bị bụng dạ của tiểu tử này dọa tới mức không dám luyện kiếm."
Âm Dương đình.
Lấy đây làm ranh giới, dưới chân núi là dương gian, trên núi là âm phủ. Rất có đạo lý, đám thảo khấu xông vào trong viện kia không phải đã trở thành cô hồn dã quỷ trong âm phủ sao?
Từ Phượng Niên tiếp nhận một tấm ván gỗ từ Thanh Điểu, khoanh chân ngồi xuống, trải giấy Tuyên lên trên, Thanh Điểu muốn mài mực, Ngụy Thúc Dương bèn cầm hai cây đuốc chiếu sáng, nương theo ánh trăng nhìn ra dãy núi Thanh Thành. Núi Thanh Thành trong lịch sử Đạo giáo là thập phần sáng chói, là chỗ động thiên thứ năm, so với hai đạo thống lớn là tổ đình Long Hổ Sơn cùng núi Võ Đang đều ở phía trước. Đạo quan trong núi ẩn hiện trong non xanh nước biếc, kiến trúc phù hợp với Thiên Đạo nhất, từng có Thừa Loan tiên nhân viết ra câu thơ "Duy ái phong phong trượng nhân sơn, đan thê giai giai gần u ý", chủ phong Thanh Dương phong giằng co cùng thứ phong Thiên Tôn phong, vắt ngang là một cây cầu xích sắt, hoàng hạc huýt dài bay lượn, vân hải cuồn cuộn, đích thật là cảnh đẹp hiếm thấy trên nhân gian. Năm đó Ngụy Thúc Dương to gan đi qua cầu xích sắt một lần, đi ước chừng nửa canh giờ, thật vất vả lắm mới đến được Thiên Tôn phong, hai chân đều mềm nhữũn, vạt áo ướt đẫm.
Ngụy Thúc Dương cúi đầu nhìn, chân thành khen: "Thế tử điện hạ trí nhớ tốt."
Từ Phượng Niên tập trung tinh thần, tỉ mỉ miêu tả hết thảy địa thế sơn hà sau Bắc Lương, còn chuẩn xác hơn cả những quan viên kỳ cựu của Phong Thủy thự, càng tinh tế nhập vi, ngay cả lão nhân kiến thức rộng rãi như Ngụy Thúc Dương cũng nhìn đến trợn tròn mắt. Thế tử điện hạ vẽ tranh một tiếng đồng hồ, thay hơn mười tờ giấy Tuyên, rốt cục vẽ đến núi Thanh Thành. Thế tử điện hạ chỉ là thúc ngựa mà đi, cũng không thấy quan cảnh như thế nào, bút xuống dãy núi thành hình, so với lão đạo sĩ tu đạo trong núi Thanh Thành gân mười năm như lão còn chỉ tiết hơn, lấy mảnh nhỏ Quan Đông Liêu Vĩ hạ bút, đặc biệt phù hợp. Ngụy Thúc Dương là người nhìn Thế tử điện hạ lớn lên, cho nên là hiểu rõ về tính cách của Từ Phượng Niên hơn người ngoài nhiều, nghịch ngợm bướng bỉnh không sai, nếu không cũng sẽ không cưỡi trên cổ hắn đi tiểu, khi còn bé còn đi ỉa ở trong Thính Triêu Đình, tiện tay cầm bí kíp để chùi. Nhưng một khi tiểu oa nhi này nghiêm túc, tự có một cỗ sức mạnh quật cường, một lần bị đỉnh lâu Lý Nghĩa Sơn phạt chép kinh văn, Thế tử điện hạ dù không nhận sai nhưng vẫn đi chép sách, kết quả giận dỗi liền chép gần ba mươi vạn chữ, cuối cùng ngay cả Đại Trụ quốc cũng ra mặt cầu tình, rốt cục là đấu thắng Lý Nghĩa Sơn dở khóc dở cười.
Từ Phượng Niên dừng bút, chờ mực khô, ngẩng đầu cười nói với Thanh Điểu: 'Lát nữa ngươi cầm giấy Tuyên này trở về xe ngủ, nếu không nha đầu kia khẳng định không dám chợp mắt."
Đợi đến khi giấy Tuyên thấm hết mực, Thanh Điểu cầm giấy bút nhẹ nhàng rời đi.
Bó đuốc đã đổi nhiều lần.
Từ Phượng Niên lắc lắc cổ tay, nhẹ giọng cười nói: "Ngụy gia gia, ta vẽ thứ này, đừng để cho người ta biết."
Lão đạo sĩ gật đầu nói: "Đương nhiên, Thế tử điện hạ ngực có cẩm tú, lão đạo nhìn trong mắt, để trong lòng, tuyệt đối không nhiều lời."
Từ Phượng Niên nhìn xa tới đỉnh núi Thanh Thành, tự giêu nói: "Thế tử điện hạ bên ngoài tô vàng nạm ngọc, bên trong thối rữa, lòng dạ cẩm tú cái rắm ấy."
Ngụy Thúc Dương cười ha ha nói: "Thế tử điện hạ quá mức khiêm tốn."
Từ Phượng Niên nhắm mắt lại, mặt hướng núi non thanh tú, gác đao trên gối, hai ngón tay bấm Hoàng Đình Quyết, yên lặng nhập định.
Ngụy Thúc Dương một đêm không ngủ, chỉ tĩnh tọa đứng quan sát khí tượng huyền diệu của thế tử điện hạ không ngủ tựa như ngủ.
Mi tâm trên trán phảng phất có tử khí đông lai.
Càng gần sáng sớm, húc nhật đông thăng, dấu ấn táo đỏ chỗ mi tâm Từ Phượng Niên chuyển dần từ đỏ thẫm thành tím nhạt.
Khi tia nắng ban mai đầu tiên chiếu lên người, Từ Phượng Niên chậm rãi mở mắt, quay đầu nhìn thoáng qua Ngụy Thúc Dương, có chút áy náy.
Ngụy Thúc Dương khẽ vuốt râu trắng, lắc đầu cười nói: 'Lão đạo càng chờ mong Thế tử điện hạ đi lên Long Hổ."