Chương 22: Hầm rượu gõ chuông ngắm cảnh (2)
Chương 22: Hầm rượu gõ chuông ngắm cảnh (2)Chương 22: Hầm rượu gõ chuông ngắm cảnh (2)
.. .. Lý Dương vương triều năm càn thứ sáu, 28 nông lịch, Bắc Lương Vương Từ Kiêu cùng thế tử Từ Phượng Niên tảng sáng lên đường, ngoại trừ Trần Chí Báo và Chữ Lộc Sơn không có trong đoàn, bốn vị nghĩa tử còn lại đều đi theo, 300 Thiết Ky, trùng trùng điệp điệp đi về phía cảnh nội Cửu Hoa Sơn.
Núi này tuy là đạo tràng của Địa Tàng Bồ Tát, nhưng Ly Dương Vương Triều rất sùng đạo phật, vả lại Cửu Hoa Sơn xa xôi, cũng không có Đại miếu Đại Phật có thể bái, chủ yếu là mấy năm nay Đại Trụ Quốc có ý xua đuổi tín đồ tạp nham, khiến cho Cửu Hoa Sơn trông cực kỳ cô đơn.
Đỉnh núi có một tòa Thiên Phật Các, mái nhà có vạn quân đại chung, nơi này đánh chuông có nguyên tắc cụ thể, một ngày gõ 108 lần, không thể nhiều hơn một lần, không thể ít đi một lần, gõ vào sáng sớm và hoàng hôn, mỗi lần 18 lần nhanh rồi 18 lần chậm, lại không nhanh không chậm 18 lần, nhiều lần hai nhịp như vậy, một ngày tổng cộng 108, ứng với một năm 12 tháng 24 tiết cùng 72 khí hậu, Phật gia ngụ ý tiêu trừ 108 căn phiền não.
Sau khi Vương phi qua đời, Từ Kiêu cả đời chưa từng cưới vợ bé, thậm chí hạ quyết tâm hết cuộc đời này không hề cưới vợ, hơn nữa hàng năm tới tiết thanh minh, Trùng Dương cùng hai mươi chín nông lịch đều đích thân đi tới đỉnh Thiên Phật Các, tự mình sớm tối cũng gõ hai lần chung.
Chưa vào cửa núi, mọi người ăn ý tháo giáp xuống ngựa, Từ Kiêu cùng Từ Phượng Niên sóng vai đi trước, bốn vị nghĩa tử Viên Tả Tông, Diệp Hi Chân, Diêu Giản và Tê Đương Quốc cùng đi giật lùi lại một đoạn, không dám vượt qua.
Trong bốn người "Tả hùng" là võ tướng tiên phong lấy thủ cấp thượng tướng trong vạn quân chặt như lấy đồ trong túi, võ lực siêu nhất, hành quân bố trận cũng rất nổi tiếng.
Diệp Hi Chân là nho tướng, am hiểu dương mưu, bày mưu nghĩ kế, cùng thích âm mưu bàng môn nhưng tuyệt đối trái ngược với Lộc Cầu Nhi.
Diêu Giản xuất thân từ chi nhánh Đạo Môn, tinh thông mịch long sát sa, luôn mang theo người một cuốn Địa Lý Thanh Nang Kinh} bị xem đến nát vụn, không có việc gì thích ngồi chồm hổm dưới đất nếm bùn đất.
Tề Đương Quốc là người mang vương kỳ chữ Từ của Bắc Lương Thiết Ky.
Về phần Trần Chi Báo người đứng đầu sáu vị, được xưng "Tiểu nhân đồ", công tích cả đời có thể coi là nhìn lá rụng biết mùa thu đến.
Đêm đó sáu người ngủ tại cổ tự trên đỉnh núi, 29 nông lịch sớm muộn gì Đại Trụ Quốc Từ Kiêu cũng gõ 108 lần chuông. Trước khi xuống núi, vào hoàng hôn, Từ Kiêu cùng Từ Phượng Niên đứng ở đoạn hành lang gấp khúc của Thiên Phật Các, Đại Trụ Quốc nhẹ giọng nói: "Chờ ngươi làm quan lễ, sau này do ngươi tới gõ chuông."
Từ Phượng Niên gật đầu ừ một tiếng.
Gió núi chợt nổi lên, giữa trời chiêu mây trời phiêu tán, quần loan sơn lĩnh giống như một tiên đảo san sát trong biển, gió núi lại nổi lên, người ngựa bị ẩn trong biển mây sóng lớn, khí tượng hùng vĩ. Thỉnh thoảng trên mây sẽ khởi kích hơn mười đạo vân trụ tráng kiện, phóng lên cao, từ từ rơi xuống phiêu tán, hóa thành sợi mây trôi, là cảnh đẹp nhất Cửu Hoa Sơn.
Từ Kiêu đưa tay chỉ cảnh tượng huyền ảo phía xa, nói:
"Cực ít người có thể thuận buồm xuôi gió suốt mấy thập niên, thăng trầm là chuyện bình thường, mấy vị tam triều nguyên lão đã bước một chân vào trong quan tài cũng không ngoại lệ. Phần vinh quang này của cha con là qua vô số lần đánh cuộc đổ ra, cho nên kiêng kị nhất người khác nói câu "trèo cao ngã đau", rất sợ ngã xuống, ngay cả mấy người các ngươi cũng không nâng lên nổi. Làm võ tướng, phong Vương khác họ, đã đăng đỉnh, là văn thần, Đại Trụ Quốc cũng là cực hạn, phần vinh quang ngập trời này, Ly Dương Vương Triều 400 năm qua, có thể đếm được trên đầu ngón tay."
Trong tâm mắt của hai cha con, cảnh tượng như biển cả nỗi sóng, như tuyết cầu lăn.
Giọng nói của Đại Trụ Quốc thuần hậu công chính, để lộ nông nặc mùi đặc trưng của rượu Lục Nghĩ.
"Ở đây chỉ có hai cha con ta, tối đa cộng thêm mẹ con trên trời, không có người ngoài, ta sẽ nói thẳng, Lý Nghĩa Sơn nói đúng, công thành dễ, lui danh khó, ta đã đâm lao phải theo lao.
3 năm trước đây, triều đình có ý định triệu con vào kinh, bệ hạ thậm chí có ý gả Thập Nhị công chúa sủng ái nhất cho con, đến lúc đó con sẽ vào kinh làm Phò mã gia nổi tiếng, nhưng bị ta khéo léo từ chối, cho con du ngoạn 3 năm đi bộ sáu ngàn dặm, mới che miệng của triều đình, nhưng vẫn chỉ là trị ngọn không trị gốc.
Ta đang đợi, nếu bệ hạ còn không chịu bỏ qua, hừ! Từ Kiêu mười tuổi cầm đao giết người, ngựa chiến bốn mươi năm, chưa đọc mấy trang đạo đức phẩm hạnh, đến lúc đó không trách được Từ Kiêu bất trung bất nghĩa! Dưới Vương kỳ chữ Từ có 30 vạn Bắc Lương thiết ky, ai dám chính diện đánh một trận?"
Từ Phượng Niên cười khổ nói: "Cha, con không có hứng thú với bảo tọa của Hoàng Đế. Cha tuổi đã cao, cái chuyện bỏ bao nhiêu vất vả giành chính quyền cho nhi tử làm hoàng đế, thật ngốc, ta làm, cũng không thấy thoải mái so với làm thế tử hiện nay."
Từ Kiêu trợn mắt nói: "Vậy con chịu đi làm chó Phò mã? Hay muốn giống nữ tử họ Ngư làm con chim trong lồng?"
Từ Phượng Niên liếc mắt nói: "Cho dù phản, cha cũng không làm được Hoàng Đế lão nhi. Lương địa chưa từng có phong thủy xuất long, chưa từng có người nhất thống thiên hạ?”
Từ Kiêu thở dài nói: "Lý Nghĩa Sơn cũng nói như thế. Nếu con chẳng qua là phế vật như Lý Hàn Lâm, cha cũng không ý kiến, làm Phò mã cũng không sao, ăn nhờ ở đậu, ít nhất cũng ở dưới mái hiên hoàng cung.
Trước khi nhị tỷ con đi Thượng Âm Học Cung có nói chuyện nói với ta, nói trúng một câu, một gia tộc bề ngoài thì lộng lẫy, thoải mái, vô dụng, bên trong phần lớn rỗng tuếch, đặc biệt lo lắng không có người nối nghiệp, càng là phú quý hào tộc, một khi thế hệ con cháu đời sau không bằng đời trước, còn đáng sợ hơn dần dần chỉ tiêu hoang phí số vào không bằng số ra.
Cho nên cha không sợ con lãng phí, thế nhưng Phượng Niên, con giao cho cha một thiên đại nan đề, cho cha nhìn thấu đi, rốt cuộc tương lai con có muốn Binh phù cầm của Bắc Lương hay không? Đến lúc đó Nhị tỷ con làm quân sư, Hoàng Man Nhi thay ngươi chiến đấu anh dũng, cộng thêm sáu nghĩa của tử cha, mặc dù cha chết, 30 vạn Thiết Ky cũng không được loạn, không được tán."
Từ Phượng Niên hỏi ngược lại: "Cha cảm thấy thế nào?"
Từ Kiêu ăn vạ nói: "Cha chừng này tuổi, thật vất vả để dành được gia nghiệp lớn như vậy, cái đứa bất hiếu nhà con làm sao cũng phải cho cha chút niệm tưởng chứ?"
Từ Phượng Niên phóng khoáng nói: "Cái này hả, không có chút vấn đề. Chắc chắn không phá sản nha, diễn trò là nghê của con."
Cái lưng gù của Đại trụ quốc lưng vào thời khắc ấy, dường như lặng lẽ ưỡn thẳng rồi.
* mịch long sát sa: thuật ngữ phong thuỷ
Mịch long: Phong thủy coi trái đất như một sinh vật, và tin rằng các bộ phận khác nhau của trái đất được kết nối thông qua các kinh mạch và huyệt tương tự như cơ thể con người, và "khí" chạy dọc theo các kinh mạch và tụ lại tại các lỗ huyệt