Chương 33: Kẻ cưỡi trâu trên núi (3)
Chương 33: Kẻ cưỡi trâu trên núi (3)Chương 33: Kẻ cưỡi trâu trên núi (3)
Lão Khôi gật đầu chợt nói: 'À, vậy có lẽ là tiểu sự đệ của Vương Trọng Lâu - chưởng giáo Võ Đang sơn, gia gia năm đó tiến vào Lương địa từng nghe qua, tư chất võ học cũng bình thường, nhưng chuyên tu đạo pháp đại thuật, có chút huyên bí."
Từ Phượng Niên hỏi vấn đề hắn quan tâm nhất: "Lão gia gia đánh thắng được không?"
Lão Khôi sái nhiên nói: "Tiểu oa oa, gia gia tặng ngươi một câu, đánh không có được hay không, đánh rồi mới biết được nha?"
Từ Phượng Niên khó tránh khỏi oán thầm: "Lời này nghe hào khí tận mây, nhưng kết quả thì ôi thôi rồi, không phải ngu người dưới đáy hồ mấy chục năm rồi sao."
Lão Khôi lấy vỏ đao bản gõ Từ Phượng Niên đầu một cái: "Đừng tưởng rằng gia gia không biết ngươi đang nghĩ gì."
Từ Phượng Niên cười toe toét, hắc hắc nói: "Vậy chúng ta tới quậy thằng bỏ đi Võ Đang kia một trận?"
Lão Khôi liền đứng dậy, thân hình lão bao trùm cả người Từ Phượng Niên vào trong, hai chuỗi xiềng xích leng keng rung động: "Được!".... Võ Đang có 2 ao, 4 đầm, 9 giếng, 24 khe sâu, 36 hang núi, 81 phong, năm dặm một am mười dặm một cung, những bức tường đỏ cùng gạch màu xanh lá rất tinh xảo, lấy Thái Chân cung trên Ngọc Trụ Phong làm trung tâm, 81 phong vây quanh phong và cung điện nghiêng xuống, hình thành 81 phong hướng đại đỉnh nổi danh, nghìn năm qua vô số đạo giả cầu tiên quy ẩn Võ Đang, hoặc ngồi Vong Huyền Nhai, hoặc ẩn vào Tiên Nhân Quan, nghe âm thanh thánh thót ngân nga từ phạm âm tiên nhạc, ngắm sương bốc lên chốn thanh sơn thuỷ tú, lưu lại vô số truyền kỳ.
Võ Đang là Thánh địa đạo giáo của tiền triêu, đè ép Long Hổ Sơn, song sau khi vương triêu Ly Dương sáng lập, Long Hổ Sơn đè lại Võ Đang, mới khiến Long Hổ Sơn trở thành tổ đình của đạo giáo.
Võ Đang yên lặng mấy trăm năm, nhưng không ai dám khinh thường nội tình nghìn nằm của toà núi này, Vương Trọng Lâu hiện giữ chức chưởng giáo dù cũng có một vị trí trong Thập Đại Cao Thủ, nhưng truyền thuyết năm đó Tiên Nhân Chỉ Lộ phá vỡ sông Thương Lãng cuộn trào mãnh liệt, nghe đâu cũng chỉ là đồn bậy, thổi phông cũng được, chung quy đều là vị đạo môn lão thần tiên đức cao vọng trọng. Nhất là khi lão tu Đại Hoàng Đình Quan, tối nghĩa nhất, tốn thời gian nhất của Đạo giáo, càng khiến cho Võ Đang sơn khí phái lâu dài im lặng là vàng.
Hai trăm Bắc Lương Thiết Ky oai nghiêm hùng vĩ.
Một lão võ phu cao lớn mặc hắc bào, trường đao lê trên mặt đất, bụi đất tung bay.
Sơn băng địa liệt.
Đoàn người xông thẳng đến cổng đền thờ "Huyền Vũ Đương Hưng" của Võ Đang sơn.
Người cưỡi ngựa đầu tiên trực tiếp xuyên qua đền thờ, mới ghìm dây cương.
Giang hồ trăm năm qua, kẻ nào có gan khinh thường môn phái võ lâm, tựa hồ chỉ có Từ nhân đồ khiến cho nhân sĩ giang hồ thế hệ trước nghe tên đã biến sắc.
Hổ phụ khuyển tử sao?
Thế tử điện hạ Từ Phượng Niên cưỡi một con quân mã Bắc Lương mạnh mẽ cười khẩy, nhìn về phía đám đạo sĩ bị chiến trận lớn này thu hút, âm trầm hô: "Cho các ngươi nửa canh giờ, để cho kẻ cưỡi thanh ngưu lăn ra đây!"
Đám Võ Đang đạo sĩ rất khó xử, bọn họ không phải là không biết trên núi có một sư thúc tổ thích cưỡi thanh ngưu có bối phận cao ngang ngửa Ngọc Trụ phong, bọn họ chẳng qua là đạo sĩ tế rượu bình thường ở chân núi Ngọc Thanh cung, không nói đến làm phiền sư thúc tổ, dù cho sư thúc tổ dễ nói chuyện, chạy đến Thái Chân Cung nhanh nhất cũng phải mất khoảng nửa canh giờ, đi đi về vê cũng mất một canh giờ. Người tới hùng hổ, sao chờ được?
Trước sau Ngọc Trụ phong phân biệt có hai toà đại tiểu Liên Hoa Phong, đại Liên Hoa Phong có hơn mười tòa động thiên phúc địa để bế quan tu hành, ở bên là tiểu Liên Hoa Phong cao chót vót thì lại chỉ thuộc vê một người.
Người này 5 tuổi đã được Chưởng giáo đời trước Võ Đang mang lên núi, thu làm bế quan đệ tử, tuổi nhỏ đã thành sư đệ của chưởng giáo đương nhiệm Vương Trọng Lâu.
Võ Đang sơn cửu cung thập tan quan, đa số mấy nghìn hoàng quán đạo sĩ chỉ cần nhìn thấy vị trẻ tuổi này, đều cung kính tôn xưng một tiếng sư thúc tổ, bối phận nhỏ nữa thì phải gọi là Thái Thượng sư thúc tổ.
May mà vị tổ tông trẻ tuổi này chẳng bao giờ xuống núi, chỉ nhìn thấy tại đền thờ Huyền Vũ Đương Hưng lúc vào núi, sau đó không còn thấy nữa, nhìn từ xa cũng không, hơn hai mươi năm qua phân nửa thời gian không phải ở Ngọc Trụ phong Thái Thanh cung, chính là ở trên đại tiểu Liên Hoa Phong cưỡi thanh ngưu đội quán(mỹñ), nếu ai may mắn nhìn thấy chân diện mục, trở lại đều nói tính tình của sư thúc tổ vô cùng tốt, học vấn thâm sâu, rất phong nhã.
Sơn môn thì âm ï, nhưng ở rìa bia Quy Đà trên đỉnh tiểu Liên Hoa Phong chót vót, lại rất yên tĩnh.
Một vị đạo sĩ tuổi trẻ có tướng mạo trắng trẻo nằm phơi nắng ở trên lưng con rùa đá, ngoắc tay, xa xa có một con thanh ngưu đang gặm cỏ bước tới trước, trên sừng trâu có giắt mấy cuốn cổ tịch đạo tàng, y tháo xuống một cuốn, vừa định lật xem, tay hơi bấm độn, nhảy khỏi lưng rùa, tìm một cành khô, trên mặt đất vẽ thiên can địa chi rậm rạp, hơi biến sắc, liên tục lẩm bẩm, cuối cùng thở dài nặng nề.
Cẩn thận sửa chữa tay cổ đạo bào, xoay người leo lên lưng trâu, sừng treo sách, đi xuống tiểu Liên Hoa Phong, nửa ngâm nửa hát "Trực như huyền, tử đạo biên. Khúc như câu, phản phong hầu. Thùy duệ vĩ vu đồ trung, thùy lưu cốt vu đường thượng”... "
Ra khỏi tiểu Liên Hoa Phong, để Thanh Ngưu lại, cẩn thận gỡ xuống một quyển đạo giáo điển tịch trong đó với tiêu đề là é Linh Nguyên đại đạo ca )_, vừa đi vừa xem, rất say mê, thẳng đến chân núi Võ Đang.
Trên đường chợt có đạo sĩ dừng lại hô y là sư thúc hay Sư Thúc Tổ gì đó, y cũng sẽ cười chào lại, cực kỳ bình dị gần gũi.
Mọi người chỉ cảm thấy vị tiền bối trẻ tuổi này thật sự cần cù và thật thà, thật không hổ là sư thúc tổ đã chú giải và chú thích vô số bản đơn lẻ cổ triện trong Ngọc Thanh cung, thảo nào chưởng giáo thừa nhận một câu "Gánh cả Thiên hạ võ học cùng chính thống đạo nho trên vai".
Lại không biết lúc này vị sư thúc tổ tiếng tăm cực tốt đang cực kỳ say mê xem một loại sách mà đạo giáo khinh thường nhất - tiểu thuyết diễm tình, chẳng qua ngoài bìa dán lên cái nhãn Á Linh Nguyên đại đạo ca ) mà thôi.
Đạo sĩ lật qua lật lại trang cuối, tiếc quá, cuốn vô thượng điển kinh này năm đó mượn từ Thế tử điện hạ rắp tâm bất lương, tới gân chân núi, lật đi lật lại một trang hơn mấy chục lần, mới thỏa mãn đóng lại, vẻ mặt nghiêm túc ngay thẳng nói: "Cho dù bị ngươi đánh cho mặt mũi bầm dập, sách này, kiên quyết không trải"
* sông Thương Lãng: một nhánh của sông Hán Thuỷ,
1. Thiên can địa chỉ là gì?
Sách " Ngũ hành đại nghĩa" nói: can, chỉ là do Đại Sào phát hiện . Đại Sào " Lấy tình của ngũ hành để dùng giáp, ất, ... làm tên ngày gọi là can; dùng tí, sửu, ... làm tên tháng gọi là chi. Có việc liên quan đến trời thì dùng ngày, có liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì âm dương có sự khác nhau nên có tên can, chỉ".
- Mười thiên can: Giáp , ất, bính, đinh, mậu , kỷ, canh, tân, nhâm, quý.
° Mười hai địa chỉ: Tí, sửu, dần, mão, thìn, ty , ngọ, mùi, thân, dậu, tuất , hợi. * Trực như huyền, tử đạo biên. Khúc như câu, phản phong hầu. Thùy duệ vĩ vu đồ trung, thùy lưu cốt vu đường thượng: đồng dao thời mạt Hán, có ý chỉ người tốt thì bị hại, còn kẻ xấu thì thăng quan tiến chức, từ điển cố trực thần Lý Cố bị quyên thần Lương Ký hãm hại