Chương 32: Kẻ cưỡi trâu trên núi (2)
Chương 32: Kẻ cưỡi trâu trên núi (2)Chương 32: Kẻ cưỡi trâu trên núi (2)
Đợi đến khi Từ Phượng Niên buồn bã chậm rãi bước vào Ngô Đồng Uyển, đại a đầu tên là Thanh Điểu bèn tiến lên đón, trên cánh tay nhỏ nhắn mềm mại quấn lớp vải thêu Tứ Xuyên quý giá đậu một con mâu chuẩn "Lục Niên Phượng”, nhìn thấy Thế tử Điện hạ, tự nhiên cười nói: "Công tử, Hồng Thự đã làm ấm giường rồi, Lục Nghĩ cũng đã ngồi bên bàn cờ vây chờ sẵn đợi công tử cùng nàng ngồi xuống đánh ván lạn kha* bí ẩn”
Từ Phượng Niên đưa tay ý trêu đùa mâu chuẩn, cười cười vào nhà, gian ngoài sớm có hai vị nha hoàn xinh đẹp duyên dáng cởi áo ngoài giúp hắn.
Trong Ngô Đồng Uyển, tổng cộng có hai mươi mấy nữ tì nha hoàn Tứ Đẳng đều có cùng cái tên văn nhã là "Hồng Xạ" "Anh Ca", nhưng từ sau khi Thế tử điện hạ du lịch trở về, ngoại trừ Thanh Điểu may mắn, đa phần đều bị sửa lại tên, ngay cả đại nha đầu Hồng Xạ được Điện hả sủng ái nhất vì cơ thể luôn có mùi thơm cũng không thể may mắn tránh khỏi, bị đổi thành cái tên tục không chịu được "Hồng Thự”, mấy người còn lại còn xui xẻo hơn, ví dụ như Bạch Can thì sửa thành Liệt Tửu, một nha đầu bất hạnh nhất lại vì yêu thích mặc hoàng y nên bị đổi tên thành Hoàng Qua.
*Hồng Thự: khoai lang, qua: dưa chuột
Vào bên trong phòng, Từ Phượng Niên nhảy lên giường chui vào chăn, ôm vị giai nhân hai tám tuổi, toàn bộ chăn đều đầy mùi thơm, vài ngày nữa sẽ còn ảo diệu hơn, nếu nha đầu trong ngực hắn muốn đi ra khỏi cửa, sẽ khiến ong bướm vây lấy, nàng chính là đại nha đầu Hồng Thự.
Nha hoàn tên Lục Nghĩ am hiểu Cờ Vây tung hoành mười chín đạo, được xưng nữ quốc thủ của Bắc Lương Vương phủ, có một số môn khách tinh thông đánh cờ, đấu với nàng thì đều đau đầu, bình thường bàn cờ đều là mười bảy đạo, sửa mười bảy thành mười chín là hành động vĩ đại của nhị tỷ Từ Phượng Niên, từng nhấc lên sóng to gió lớn ở trong vương triều, cuối cùng được Thượng Âm Học Cung đi đầu tiếp nhận tôn sùng, lúc này mới trở thành danh sĩ chủ lưu.
Từ Phượng Niên cùng Lục Nghĩ đánh một ván, không tập trung, đương nhiên thua thảm.
Hắn vốn chơi cờ không tệ, ngay cả sư phụ Lý Nghĩa Sơn cũng đánh giá là "Tâm nhìn hiếm thấy, tiếc là bố cục quá nhỏ, lực không đủ nắm bắt", đừng xem lời này nghe không giống khen người, có thể nói ra từ miệng Lý Nghĩa Sơn cũng là một vinh quang không nhỏ.
Đương nhiên, nếu nói Từ Phượng Niên là cao thủ cờ vây thì không đúng, chân chính danh thủ quốc gia, hiện tại nhị tỷ của Từ Phượng Niên - Từ Vị Hùng, đó mới là nhân vật cường hãn khiến danh sĩ mặc cảm.
Từ Phượng Niên gạt ván cờ đã kết thúc sang một bên, ngã xuống giường, để cho đại nha đầu Hồng Thự xoa bóp huyệt Thái Dương, suy nghĩ xuất thần, nhị đẳng nha hoàn Lục Nghĩ thấy chủ tử tâm tình không tốt, cũng không dám quấy rối, sau khi Từ Phượng Niên đứng dậy nói rằng: "Các ngươi đều đi ra ngoài trước, không được ta cho phép, kể cả Từ Kiêu tới cũng không cho vào."
Hồng Thự có thân thể căng đầy, da thịt trắng nõn múp rụp, hơn nữa cơ thể bẩm sinh luôn có mùi thơm cộng thêm cử chỉ thanh tao lịch sự, không bao giờ tranh giành tình cảm, trái lại rất được sủng ái, thời điểm nàng xuống giường, Từ Phượng Niên cười vỗ một phát vào mông nàng cái bép, khuôn mặt của nàng đỏ lên, ngoái đầu nhìn lại nhất tiếu bách mị sinh.
Chờ nha hoàn rời đi, Từ Phượng Niên lập tức ngồi nghiêm chỉnh, từ trong ngực móc ra dải gấm lụa có ghi kiếm phổ, đây chính là tâm huyết cả đời của lão Hoàng, Từ Phượng Niên không có hứng thú với võ học, cũng muốn trịnh trọng đối đãi, giấu vào khu cơ hạp không rõ làm bằng tài liệu gì ở đáy giường.
Muốn mở hộp ra, phải di chuyển chính xác bảy mươi hai ô vuông nhỏ, chiếc hộp cứng rắn lạ thường, dù cho có bị đao chặt kiếm đâm, cũng đừng hòng lấy được đồ vật bên trong, Từ Phượng Niên động tác thành thạo, nhắm mắt cũng có thể mở hộp di vật của mẫu thân, để Kiếm phổ vào, một lân nữa đẩy mạnh hộp xuống ngăn ngầm ở đáy giường, cuối cùng mới nằm lại giường lớn. Từ Phượng Niên ước tính thời gian, Lão Khôi tóc bạc ¡ thế nào chắc cũng phải ¡ xong rồi, hắn rời giường ra khỏi phòng, tự mình mặc bộ quần áo cẩm tú, kêu lên "Hoàng Qua", nha hoàn mặc thề cả đời không mặc hoàng y chạy lập tức đén biệt viện đưa tới ba trái dưa leo, Từ Phượng Niên cầm trong tay một trái dưa leo dưới nách kẹp hai trái vừa đi vừa gặm.
Bàn đầu, Từ Phượng Niên còn lo lắng tiểu viện của lão Khôi sẽ bốc mùi hôi thối trong phạm vi một dặm, đến gần mới phát hiện mình nghĩ nhiều rồi, nhà xí tron Vương phủ chuẩn bị vô số hương liệu, Lão Khôi dù ỉa ra cũng bá đạo như cầm đao, cũng không thể bốc mùi khắp viện được.
Lão Khôi không chỉ đi ¡ xong xuôi, còn tắm rửa mát mẻ, thay một xiêm y sạch sẽ, ngồi ở trên bậc thang, cúi đầu xoa lưỡi đao phong, cũng không ngẩng đầu lên hỏi: "Oa oa, ngươi thật không sợ?"
Từ Phượng Niên ngồi ở bên cạnh lão, khẽ cười nói: "Lão Hoàng nói ngươi không chỉ là thiên hạ đệ nhất hảo thủ dùng đao, suốt đời chưa từng lạm sát một người, cho nên ta không sợ."
Lão Khôi cười ha ha, lắc đầu nói: "Lời này nửa thật nửa giả rồi, ta không giết người lung tung không giả, cũng là người dùng đao lợi hại nhất. Oa oa, cái miệng này của ngươi quá trơn, ta không thích."
Từ Phượng Niên cợt nhả nói: "Chỉ cần các cô nương thích ta là được, lão gia gia ngươi không thích cũng không sao, dù sao đánh được con rùa đen núi Võ Đang, chúng ta sẽ mỗi người một ngả, nhưng lão gia gia nếu vẫn nhớ thức ăn của Vương phủ, muốn lưu lại ăn uống thả cửa, vô cùng hoan nghênh."
Lão nhân ha hả cười, hỏi: "Sư tổ của Võ Đang sơn khoảng mấy phẩm?"
Từ Phượng Niên suy nghĩ một chút, nói: "Cũng không cao, nhưng mà bối phận siêu nhiên, chưa tới ba mươi tuổi đã làm đạo sĩ Võ Đang, cao tới đâu cũng không thể là siêu cao thủ chứ? Huống chỉ hắn cũng không có danh hiệu trên giang hồ."
* Lạn Kha có nghĩa là rìu nát, lạn là nát, mục, kha là rìu (rìu đốn củi của tiều phu).
Cái tên này xuất phát từ một tích chung, nói chung vì mình tìm hiểu thì cả bên Trung Quốc và Việt Nam mình cùng phổ biến tích này với nội dung như sau: Truyền thuyết kể về một anh tiêu phu tên Vương Chất hay lên núi kiếm củi. Một hôm, khi anh đang làm công việc thường ngày của mình thì bắt gặp hai cụ già đang ngồi chơi cờ bên dưới một gốc cây thông. Cảm thấy thật thú vị, anh ta bèn cất cây rìu và đến đứng xem. Bên cạnh 2 ông cụ có vài hạt đào ăn dỡ còn vương vãi, Vương Châu bèn nhặt lên gặm rồi thưởng cờ. Xem mãi đến lúc cờ tàn, 2 cụ ông ngước lên nhìn và hỏi anh tiều phu "Ngươi làm gì mà để cho rùi bị mối ăn hết thế kia?" Vương Châu liền nhìn xuống thì rìu đã nát tự bao giờ, nhưng đến khi nhìn lên lại thì cũng chẳng thấy 2 ông cụ kia đâu. Đến khi về làng thì cảnh vật đã thay đổi rất nhiều, hỏi các già làng mới biết ngày xưa có một người tiều phu lên núi đốn củi nhưng mãi chẳng thấy về thì Vương Châu mới biết rằng mình đã xem đánh cờ rất lâu.
Là một người mang chủ nghĩa dân tộc Đại Việt to lớn, quyết định tìm cho ra nhẽ rằng, có phải anh bạn hàng xóm đã chôm chỉa tích của chúng ta hay không, tiếp tục tìm hiểu thì cả bên Trung Quốc và nước mình đều có núi Lạn Kha. Núi Lạn Kha ở mình nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh còn núi Lạn Kha bên Trung Quốc thì nằm ở phía Đông Nam thành phố Cù Châu, Chiết Giang Trung Quốc.
Đi sâu hơn, núi Lạn Kha của chúng ta hiện tại còn có tên là núi Phật Tích, cái tên này dân phổ biến và thay cho núi Lạn Kha, đây cũng là địa điểm chính của tích Từ Thức gặp tiên trong dân gian Việt Nam. Trong khi đó, tích vê núi Lạn Kha Trung Quốc lại có mốc sớm hơn thông qua một số bài thơ ca từ thời Nam Lương Trung Quốc (giai đoạn thế kỷ 6-7).
Đọc tới đây bạn sẽ nghĩ, núi Lạn Kha gốc là ở Trung Quốc. Vậy nhưng cũng phải để ý rằng năm 938, vua Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, giành lại bờ cõi, có thể là bao gồm cả núi Lạn Kha gốc bởi nếu xét theo hình ảnh chụp thì bàn cờ ở núi Lạn Kha nước ta mang rõ dáng dấp xa xưa, có cả cổ tự khắc ở đó, trong khi bàn cờ ở núi Lạn Kha Trung Quốc lại có vẻ gì đó khá hiện đại và nhân tạo.