Vợ Yêu Quyền Lực Của Vương Tổng

Chương 169


Sáng sớm hôm sau, Lưu Thanh Huyền từ từ mở mắt tỉnh dậy.

Cơ thể bị Trương Vũ Khoa ôm rất chặt, muốn gỡ cũng khó.

Cô nhẹ nhàng ngồi dậy, lưng cô vô cùng mỏi.

Nhìn cơ thể mình đầy những dấu hôn của anh, cô lại mỉm cười hạnh phúc.

Lần đầu tiên của cô cũng đã trao cho anh, nụ hôn đầu của cô cũng trao cho anh, tình yêu đầu đời của cô cũng trao cho anh.

Tất cả mọi thứ, Lưu Thanh Huyền cô đều trao cho người đàn ông này.
Cô lật chăn lên, vệt máu đỏ dưới ga giường.

Đó chính là minh chứng cho cuộc ân ái mãnh liệt vào đêm qua của hai người.
Eo cô vẫn bị anh ôm chặt, không thể gỡ ra.

Đột nhiên cô bị cánh tay của Trương Vũ Khoa kéo cô nằm xuống giường.
- “ Ngủ chút đi, anh mệt lắm.

Hôm qua em mệt như vậy, sao còn muốn dậy sớm như thế.

” Trương Vũ Khoa mở mắt nói
- “ Hôm nay chẳng phải là hôn lễ của bạn anh sao? Phải dậy sớm chứ, đừng ngủ nữa.


- “ Không cần nóng vội, tối nay chúng ta mới cần phải có mặt.

Giờ thì cứ ngủ đi, đừng quậy.

Em mà còn quậy, anh sẽ ăn em như đêm qua đấy.


” Trương Vũ Khoa không quên hăm doạ vợ nhỏ, nếu không hăm doạ thì cô sẽ không biết sợ
- “ Em ngủ, em ngủ ” Lưu Thanh Huyền giả vờ nhắm mắt như đang ngủ
Trương Vũ Khoa kéo cô lại gần mình hơn nữa, cơ thể không mảnh vải che thân cứ thế áp sát vào lồng ngực rắn chắc của anh.

Cả hai người ôm lấy nhau chìm vào giấc ngủ, mặc cho bên ngoài xảy ra chuyện gì thì vẫn cứ kệ
8h sáng, giờ lành đã đến, cũng là lúc lễ ăn hỏi sắp diễn ra.

Trần Thanh Ngọc mặc áo dài đỏ, xung quanh đính các hạt kim cương lấp lánh.

Vương Kiên cũng mặc áo dài cùng một bộ với cô.

Họ nhà gái chuẩn bị sẵn sàng, chỉ cần chờ nhà trai đến.

Những bài hát mang chủ đề " wedding day " lần lượt cất lên.

Ít phút sau, gia đình Vương Kiên đã có mặt tại gia đình Trần Thanh Ngọc.

Tất cả mọi người đều ngồi ở bên ngoài, Trần Minh Hải - MC bên nhà gái cũng là người anh lớn nhất trong gia đình, dẫn Vương Kiên lên tầng hai đưa Trần Thanh Ngọc xuống.

Vương Kiên đi theo chỉ dẫn của Trần Minh Hải, anh bước vào bên trong phòng.

Vợ anh trông thật xinh đẹp, anh đưa hoa cho cô.
- “ Vợ, em đẹp lắm.

” Vương Kiên mỉm cười nói, cô cũng mỉm cười lại với anh
Hai vợ chồng tạo nên những bức ảnh rất đẹp, nhiếp ảnh cũng không cần phải hướng dẫn tạo kiểu.
Anh dắt cô đi xuống nhà, vì váy quá dài nên đi xuống cũng rất khó khăn.

Vương Kiên đi sau cầm váy cho cô, để vợ anh đi dễ dàng hơn.

Bên dưới ai cũng thán phục và vui mừng trước hành động của Vương Kiên.


Lúc này, Trần Thanh Ngọc mới xuất hiện cùng với Vương Kiên rót trà mời đại diện của hai gia đình.
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt.

Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.

Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân : Trần Thanh Ngọc trở thành " vợ sắp cưới " của Vương Kiên và Vương Kiên sau khi mang lễ vật đến nhà Trần Thanh Ngọc là đã chính thức xin được nhận làm rể của gia đình cô và tập gọi ba mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi, gia đình Vương Kiên mang lễ vật tới gia đình Trần Thanh Ngọc.

Nhà cô nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả cô cho anh và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Từ giai đoạn tán tỉnh cho đến trở thành người yêu và khi tình yêu thăng hoa chính là kết hôn.

Trước đó thì theo phong tục truyền thống của người Việt Nam phải có ngày lễ ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi trọn vẹn thường diễn ra trong một buổi sáng.

Sau buổi lễ, cặp đôi sẽ chính thức trở thành vợ chồng của nhau.

Đây là nghi thức truyền thống đặc biệt quan trọng nên hầu hết các lễ ăn hỏi đều diễn ra rất trang nghiêm, tránh thiếu sót, đổ vỡ và cãi vã.

Thành phần tham dự sẽ bao gồm gia đình, người thân, bạn bè và đội ngũ bê lễ vật, họ là những người chưa có gia đình.

Lễ ăn hỏi là nghi thức nhà trai sang nhà gái xin gả con.

Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới.

Đây là bước khởi đầu của chặng đường về chung một nhà của hai người.

Bởi đây chính là " cơ hội " để hai bên gia đình thể hiện thành ý với nhau.

Nếu không có ngày lễ ăn hỏi thì đám cưới không được diễn ra chính thức.


Vì vậy, có thể nói nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khởi đầu mới.
Báo cáo, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo với tổ tiên.

Tuy không hiện hữu nhưng tổ tiên cũng quan sát các công việc hàng ngày của con cháu.

Nhất là với đám cưới – sự kiện quan trọng của cả một đời người nên nhất thiết phải có một cái " lễ lớn " để báo cáo với tổ tiên, ông bà và mời ông bà về tham dự và chứng kiến cho con cháu.
Thông qua các lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương, kính lễ.

Từ đó thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu với tổ tiên.
Lễ ăn hỏi còn thể hiện sự chu đáo, thành ý, tôn trọng của nhà trai với nhà gái và người con dâu tương lai.

Các mâm lễ ăn hỏi được bày biện đầy đủ, sang trọng luôn thể hiện sự chu đáo của bên nhà trai.

Đó cũng là thành ý, sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ.
Không những thế ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới.
Thể hiện gia cảnh, sự chu đáo chuẩn bị cho đám cưới của hai bên gia đình.

Thông thường, lễ ăn hỏi có quy định số lượng các lễ vật.

Số lượng mâm lễ vật ăn hỏi được thống nhất với sự đồng tình, vui vẻ của hai bên gia đình.

Ý nghĩa các mâm lễ ăn hỏi cũng mang giá trị sâu sắc.
Việc chuẩn bị đầy đủ sính lễ ăn hỏi là điều rất quan trọng, chú rể nên kiểm tra kĩ càng các lễ vật trước khi đến nhà cô dâu.

Việc thiếu sót lễ vật trong các ngày lễ trọng đại này là điều tối kỵ, thậm chí giờ giấc khởi hành và diễn ra lễ ăn hỏi cũng phải được xem trước để được đúng giờ tốt.
Lễ vật trong lễ ăn hỏi thường được gọi là tráp hay mâm quả.

Mỗi tráp sẽ đựng một món đồ lễ vật khác nhau.

Lễ vật dẫn cưới cho ngày lễ ăn hỏi có ý nghĩa là thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái.

Đồng thời biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Lễ vật trong lễ ăn hỏi đẹp nhất vẫn là sự chuẩn bị chu đáo và sự vui vẻ giữa hai bên gia đình và đôi uyên ương.
Đoàn nhà trai bên tráp ăn hỏi đến nhà gái, hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật.

Khi tới giờ lành, đoàn ăn hỏi của nhà trai sẽ đứng sắp xếp theo đội hình thứ bậc từ ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp cùng các thành viên chào hỏi nhà gái.


Kế đến là nghi thức trao lễ vật giữa đoàn bê tráp nam trao cho đội đỡ tráp nữ.

Hai đội bưng lễ vật sẽ tự trao phong bao lì xì cho nhau hay còn gọi là trả duyên cho nhau
Sau khi hoàn tất màn trao lễ vật, đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai vào dùng nước, trò chuyện với gia đình.

Vị đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do đến cũng như giới thiệu về các lễ vật của bên mình.

Đáp lại là đại diện nhà gái với lời cảm ơn và nhận lễ.

Lúc này, hai mẹ tức mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ cùng mở các tráp trước sự chứng kiến của hai gia đình.
Chu Thanh Nga chọn ra một số lễ vật trong mâm ngũ quả mang lên bàn thờ thắp hương cúng tổ tiên, ông bà.

Vương Kiên cùng Trần Thanh Ngọc sẽ tiến hành khấn gia tiên trước bàn thờ.

Điều này với ý nghĩa mong tổ tiên chứng giám cũng như phù hộ cho đôi uyên ương.
Hai gia đình sẽ cùng nhau nói chuyện, bàn bạc chi tiết về lễ cưới.

Sau khi thắp hương gia tiên xong, hai gia đình sẽ cùng nhau nói chuyện, bàn bạc chi tiết về lễ cưới.

Trong thời gian đó, Vương Kiên và Trần Thanh Ngọc tiến hành mời nước các bậc cao niên và ra ngoài chụp ảnh với người thân, bạn bè để lưu lại kỷ niệm.
Cuối cùng là nghi thức nhà gái lại quả cho nhà trai.

Tất cả mọi lễ vật sẽ chia ra, tuyệt đối không dùng dao, kéo, đặt vào tráp trả lại cho nhà trai và phải để ngửa nắp.

Nhà trai sẽ nhận lại mâm lễ vật và xin phép ra về.

Buổi lễ ăn hỏi kết thúc.
Kết thúc buổi lễ ăn hỏi, gia đình Trần Thanh Ngọc gửi lại ít lễ vật cho gia đình Vương Kiên.

Tất cả lễ vật được chia đều, tách bằng tay, đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt vì mang điềm không tốt cho cuộc hôn nhân sau này của đôi trẻ và mâm quả khi được trả lại cho gia đình Vương Kiên phải để ngửa nắp.

Buổi lễ diễn ra khá nhanh nhưng cần sự chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng trước đó.

Một buổi lễ ăn hỏi hoàn hảo, đúng truyền thống cũng là khởi đầu cho cuộc sống êm ấm của vợ chồng sau này.
Buổi lễ cần được chuẩn bị đầy đủ, kiêng kỵ sự thiếu sót, đổ vỡ để không ảnh hưởng tới không khí đám cưới và hạnh phúc của đôi vợ chồng sau này.

Bình Luận (0)
Comment