Lúc này, văn võ bá quan tham dự "Đại Sư Lễ" cũng đều đến quảng trường, xếp hàng theo quan phẩm, đứng im.
Duy chỉ có những cụ già trên trăm tuổi không có tu vi thì mỗi người đều được sắp xếp cho một chiếc ghế dựa mềm, thong thả ung dung ngồi ở phía bên trái trên bậc thang đài cao, ngồi ở phía trước chín mươi chín hộ gia đình, ở vị trí rộng rãi nhất, hưởng thụ tầm nhìn tốt nhất, còn có người đặc biệt hầu hạ.
Chưa tu hành đã được hưởng thọ, đây là những người mang điểm lành. Cho dù ngày bình thường thì triều đình cũng thường xuyên cho gạo cho vải.
Đếm kỹ thì thấy, chỉ có mười lăm chiếc ghế dựa mềm.
Cũng không phải trên trong thành Lâm Tri chỉ có mấy cụ già trên trăm tuổi này, đương nhiên sẽ thông báo đến từng gia đình, nhưng những cụ già đến tuổi này rồi đã không còn mấy ai có thể nhúc nhích.
Cuối cùng chỉ có mười lăm người có mặt.
Lúc này Khương Vọng đã được dẫn tới một thiên điện khác để chờ, xem như một nhân vật chính của hôm nay, nên chỉ chờ "Đại Sư Lễ" bắt đầu.
Thị vệ dẫn hắn đến không nói lời nào, hắn cũng không tiện nói chuyện.
Chỗ này chắc là thiên điện cúng tế công thần danh tướng các đời, dù hắn chưa vào nhưng cũng có thể biết bên trong thiên điện này cúng tế ai.
Không nhìn thấy những người cùng tham dự cạnh tranh, hẳn là đã được phân ở chỗ khác...
Nói chung.
"Đại Sư Lễ" vẫn chưa bắt đầu mà đã thấy nghiêm trang rồi.
Văn võ bá quan xếp hàng chờ tại quảng trường.
Bách tính đến đây xem lễ đều đứng trên đài cao bên trái, tuy là đứng đấy nhưng vẫn có pháp trận khôi phục tinh lực chèo chống, cũng không có ai quá mệt mỏi.
Bên phải quảng trường cũng xây đài cao, nhưng trên đó trống không chẳng có ai xem.
Quần thần tế bái xong mới có thể đứng lên đó "xem lễ". Cũng chỉ có tới lúc đó, đám con em thế gia quan thân đủ để tham dự "Lễ đại sư" như Trọng Huyền Thắng lại có tư cách đến xem, mới có thể ra trận.
Đến lúc đó, vị trí chính giữa quảng trường này chính là sân khấu của những người trẻ tuổi kia.
Vị trí đối diện với cửa chính thái miếu đã được dựng đan bệ chỉ trong một đêm, đương nhiên là vị trí chí tôn, mang ý nghĩa Tề đế cùng Tiên Hoàng các đời cũng nhau thưởng thức anh kiệt Đế Quốc.
Long ở phượng ở trên cao nhất đương nhiên đã được chuẩn bị đâu vào đấy, chỉ có điều hiện giờ vẫn chưa có ai.
Lúc này, Hoàng đế bệ hạ của Đại Tề đang tế tự trong thái miếu.
Đan bệ kéo dài đến giữa thì dừng, trên bình đài bày biện mấy cái bàn, là vị trí đành cho mấy vị Hoàng tử Hoàng nữ.
Xuống dưới một chút lại là một đoạn đan bệ nữa, sau đó mới tới quảng trường.
Toàn bộ nghi thức của "Lễ Đại Sư" phức tạp đến đâu, quy cách cỡ nào, Khương Vọng đều không quan tâm.
Hắn chỉ yên lặng ngồi đó nhắm mắt dưỡng thần.
Dáng người đoan chính, khí tức kéo dài.
Không phải chỉ có mình hắn có được khí tức thanh tĩnh này, mỗi một người có thể chen được vào danh sách tranh đoạt cuối cùng đều không thiếu được chút kiên định ấy.
Ngay cả Tạ Bảo Thụ chỉ vì Ôn Đinh Lan mà cào tâm cào phổi cũng biết chuyện gì mới là quan trọng.
Với người bên cạnh buổi "Lễ Đại Sư" này chỉ là một buổi tế tự.
Nhưng với những nhân vật chính bọn họ, rất có thể sẽ quyết định cả đời.
Khoảng cách một bước này bước ra được, có lẽ sau này phải tốn rất nhiều năm mới có thể đuổi kịp.
Ba người mạnh nhất Tề quốc, có khác biệt về bản chất với khái niệm đệ nhất Tề quốc.
Mà, chỉ có đoạt được vị trí đệ nhất Tề quốc mới có tư cách tranh đoạt...
Đệ nhất thiên hạ.
Thái miếu.
Trong Võ Đế từ.
Trong số Hoàng đế các đời của Tề quốc, chỉ có hai vị Tề Võ Đế và Thái tổ khai quốc của Tề quốc là được độc hưởng một tòa chính điện trong Thái miếu.
Tề Võ Đếùng thân mình, mượn binh ba vạn, ba mươi bảy trận chiến dựng nên xã tắc, cũng đặt vững tư thái bá chủ của Tề quốc, cũng là Đế Vương mà đương kim Tề Đế tôn sung nhất.
Tê đế lẳng lặng ngước nhìn kim thân Đế Vương tôn kính trước mặt, không rõ hỉ nộ.
Là Tê Võ Đế năm xưa đã cứu vãn xã tắc Đại Tề, cũng đặt vững tư thái bá chủ của Tề quốc. Nhưng thực sự để Tề quốc hoàn thành bá nghiệp, tranh đấu ngôi mạnh nhất thiên hạ, lại là ông ta.
Nếu xét việc đặt nền móng mới cho Tề quốc thời đại này, chắc hẳn trong thái miếu đây cũng nên có một tòa chính điện cho ông ta.
Nhưng chỉ có vậy, đã đủ chưa?
"Danh sách Chính Sự Đường đã đưa lên" Tề đế nhàn nhạt hỏi:
"Người nói xem, trẫm làm có phức tạp quá không?"
Nhưng lúc này, trong Vũ Đế từ trong thái miếu, chỉ có Thái tử Đại Tề, Đông Cung Thái tử Khương Vô Hoa đi cùng ông ta.
Mấy vị Hoàng tử Hoàng nữ còn lại đều không có được tư cách này.
Khương Vô Hoa sắc mặt bình thản cung kính đứng một bên, quy củ hành lễ nói: "Phụ hoàng thánh tâm vô song, dù quyết định thế nào cũng đều có đạo lý"
So với Khương Vô Uu tư thế hiên ngang, Khương Vô Tà tuấn mỹ yêu dị, Khương Vô Khí anh tuấn bất phàm, Khương Vô Hoa thân là Thái tử nhưng kể cả tướng mại cũng không được xuất sắc lắm.
Giống như y vừa trả lời vậy, tuy không xuất sắc, nhưng cũng không tìm ra được sai sót gì.
Nếu đổi lại Khương Vô Khí ở đây, chí ít cũng sẽ có một câu "Mệnh Thiên tử tức vi chính tiết, con chưa từng nghe thấy có bàng chỉ tên hoàng mệnh" (1)
(1) Câu này có nghĩa là: Lời của thiên tử là chính thống, người ngoài có góp lời cũng không phải là chính thống, không phải hoàng mệnh.
Nhưng Thái tử cũng có cái tốt của Thái tử.
Hoàng Đế Đại Từ từ chối cho ý kiến, xoay người cất bước đi ra ngoài.
Có hoạn quan hô lớn: "Di giá!"
Khương Vô Hoa chờ Hoàng đế đi ra đến ngoài cửa mới đứng lên đuổi theo.
Kính cẩn giữ lễ, cẩn thận tỉ mỉ.
Sao Chính Sự Đường không biết Đại Tề còn có thiên kiêu?
Thí dụ như trong Nội Phủ cảnh, thế nào cũng không nên thiếu Vương Di Ngô.
Nhưng quân pháp như núi, Vương Di Ngô đã bị phạt nhập Tử Tù Doanh ba năm, không có cách nào quay về Lâm Tri. Chính Sự Đường không đẩy người này ra là tôn trọng quân pháp.
Mà nói đến vị trí đứng đầu Nội Phủ cảnh sao có thể không nhắc đến Trọng Huyền Phong Hoa kia?
Một câu "Đoạn hết phong hoa cùng thế hệ" của Dư Bắc Đấu năm xưa lưu truyền bao năm rồi, Tề quốc có ai là không biết.
Nhưng Chính Sự Đường vẫn không ai nhắc đến.
Bởi vì khi ấy là chính miệng Tê đế đề nghị Trọng Huyền Tuân đến Tắc Hạ Học Cung bế quan.
Đây là uy quyền của Thiên tử.
Uy phúc đặc quyền của Thiên tử.