Huynh đệ tốt Nhữ Thành không hiểu tình yêu, Vũ Văn Đạc hắn ta phải gánh vác trách nhiệm giúp Nhữ Thành gắn bó tình cảm, một khi phát hiện vấn đề gì thì cũng có thể kịp thời cứu chữa...
Tóm lại nhất định phải giúp huynh đệ tốt Nhữ Thành lấy được Vân điện hạ!
Thì ra nữ ni cô này thế mà là người của Tẩy Nguyệt Am! Làm thế nào mà nàng ta có thể nói chuyện được với Vân điện hạ, hơn nữa có tư cách ngồi bên cạnh Vân điện hạ nhỉ.
Xem Phật tông khắp thiên hạ, ngoại trừ hai thánh địa lớn Huyền Không Tự và Tu Di Sơn, Tẩy Nguyệt Am chính là thế lực lớn còn lại.
Chỉ là không biết ni cô của Tẩy Nguyệt Am sao lại quen biết Vân điện hạ, lại có quan hệ như thế nào với nàng?
Nghe câu hỏi của Hách Liên Vân Vân, nữ ni áo đen im lặng một lát mới trả lời: "Vân điện hạ yên tâm, Tẩy Nguyệt Am không nhận đệ tử nam"
Giọng nói của nàng ta ấm áp thánh khiết, nghe ở trong tai Vũ Văn Đạc lại chỉ là từng tiếng gõ mõ "cốc, cốc, cốc" buồn tẻ.
Trong lòng Vũ Văn Đạc rùng mình, biết mình nghe lén bị ni cô phát hiện.
Vội vàng thu hồi thính giác, nghiêm túc quay lại xem Diễn Võ Trưởng.
Sau khi nghe nữ ni cô áo đen giải thích, Hách Liên Vân Vân chẳng những vẫn chưa "yên tâm", thoạt nhìn ngược lại càng cảnh giác: "Ngọc Chân sư thái, ta nhớ rõ đệ tử của Tẩy Nguyệt Am các ngươi không thể kết hôn đúng không?"
Nữ ni cô áo đen pháp hiệu "Ngọc Chân" trong thời gian ngắn không nói gì, cuối cùng không nhịn được nói: "Vân điện hạ, tiểu ni quả thực chỉ tò mò hỏi một câu mà thôi. Ngài không cần đề phòng quá. Tiểu nỉ là người xuất gia!"
"Nên như thết"
Hách Liên Vân Vân cười tủm tỉm nói: "Câu cửa miệng nói đàn ông dưới chân núi là hổ dữ, sư thái ngươi chớ nên rối loạn lòng Phật ?
Ngọc Chân không đáp lời, nhưng tấm vải sa đen trên áo choàng nhẹ nhàng bay lên phấp phới, hiển nhiên tâm trạng của nàng ta cũng không bình tĩnh.
Hách Liên Vân Vân lại cười nói: "Lại nói tiếp, sư thái ngươi tại sao lại có hứng thú với Hoàng Hà Hội vậy? Khi Ngọc Hoa viết tin nói có một vị sư muội sắp tới xem, ta còn cảm thấy rất kỳ quái. Nàng chính là người có tấm lòng sáng trong như gương, ta từng cho rằng đệ tử của Tẩy Nguyệt Am đều là như thế"
Từ xưng hô có thể thấy được, hiển nhiên vị "Ngọc Hoa" kia mới là người quen cũ của Hách Liên Vân Vân, vị Ngọc Chân sư thái này chỉ mới quen biết.
Hơn nữa Hách Liên Vân Vân cũng hoàn toàn không giấu giếm sự nghi ngờ của nàng, tuy rằng mới quen biết, nhưng hiển nhiên nàng đã kết luận, Ngọc Chân và Ngọc Hoa là hai người hoàn toàn khác biệt.
Áo choàng màu đen che giấu tất cả vẻ đẹp, nữ ni Ngọc Chân chỉ ôn nhu nói: "Rèn luyện ở chốn hồng trần cũng là tu hành. Anh hùng thiên hạ trên Quan Hà Đài này, chúng sinh mỗi người một vẻ, một người một đoạn chuyện xưa, lúc chìm lúc nổi. Tiểu ni có thể tới xem cuộc đấu, rất có ích cho việc tu hành. Lại nói tới, vẫn là phiền toái Vân điện hạ quan tâm"
"Chuyện nhỏ không tốn sức gì, cần gì nói ra!"
Hách Liên Vân Vân hào sảng vẫy tay, trông rất khí thế.
Nhưng bỗng nhiên nàng lại thấp giọng: "Các ngươi rèn luyện hồng trần không bao gồm nam nữ yêu đương chứ?"
(«9 Ngọc Chân: "...
Người bên ngoài trận đấu có câu chuyện của người bên ngoài.
Người bên trong trận đấu có trận đấu bắt đầu.
Hoàng Xá Lợi tức giận nhìn Triệu Nhữ Thành, đương nhiên chỉ thấy được điêu khắc trên chiếc mặt nạ đồng dày nặng. Gương mặt của đối phương ẩn sâu bên dưới chiếc mặt nạ, ngay cả bộ phận đôi mắt đều chỉ lộ ra từ một cái lỗ tròn nhỏ, không thể thấy toàn bộ đôi mắt.
Nàng cầm vũ khí trong tay.
Đây là một cái Hàng Ma Xử dài ba thước.
Một mặt là đầu Phật, một mặt là mũi nhọn ba cạnh.
Phù điêu trên thân Hàng Ma Xử là một bức hình con đường hành hương.
Hành hương tới nơi "thánh" ở chính là đầu Phật ở cuối.
Tất cả phần thân của Hàng Ma Xử chính là con đường hành hương.
Tổng cộng có ba người hành hương, gồm một kẻ ăn mày, một người dân thường và một vị quý tộc.
Phù điêu bằng kim loại che kín cả thân Hàng Ma Xử, chỉ chừa ra vị trí của hai cái tay nắm.
Hai cái tay nắm vừa vặn phân chia ba đoạn đường hành hương, cũng chia đều Hàng Ma Xử thành ba đoạn.
Đáng giá nhắc tới là đầu Phật ở cuối Hàng Ma Xử cũng không phải là bất kỳ vị Phật nào mà Phật tông chính thống tôn sùng.
Điêu khắc chính là "Hoàng Diện Phật".
Tất nhiên tượng Phật này chưa từng xuất hiện ở trong bất kỳ truyền thuyết hoặc kinh Phật nào, bởi vì đây chính là tượng Phật do đại tướng quân Hoàng Phất của Hoàng Long Vệ tự tạo ra.
Bởi vậy có thể tưởng tượng được Phật môn không thích Hoàng Long Vệ, thậm chí không thích cả Kinh quốc đến cỡ nào.
Hàng Ma Xử này tến là "Phổ Độ"
Vốn dĩ nó chính là vũ khí mà Hoàng Phất thường xuyên mang đi theo chinh chiến nhiều năm. Lúc sinh nhật mười tuổi của Hoàng Xá Lợi, ông ta đưa cho nàng. Mà bản thân ông ta thì mời người khác chế tạo ra một cái Hàng Ma Xử khác, dùng tạm cho tới bây giờ.
Ở Kinh quốc có một câu được truyền bá phổ biến là: "Thà chọc Sát Thần, chớ chọc Phổ Độ"
Sát Thần là vũ khí thường dùng của đại tướng quân Trung Sơn Yến Văn của Ưng Dương Vệ, mà Ưng Dương Vệ đứng đầu bảy vệ của Kinh quốc.
Sức mạnh của Trung Sơn Yến Văn, không thể nghi ngờ.
Chỉ từ cái tên "Sát Thần" này cũng có thể cảm thụ ra vũ khí của Trung Sơn Yến Văn hung ác cỡ nào.
Nhưng mặc dù như thế, ở trong cảm nhận của mọi người, Sát Thần vẫn không ác bằng Phổ Độ.
Hiện tại, một vũ khí hung ác như thế bị Hoàng Xá Lợi cầm bằng một tay, ngược lại cho người ta một cảm giác không sắc bén mà có một loại từ bi.
Dẫn tới ngay cả ánh mắt hung dữ của Hoàng Xá Lợi cũng thoạt nhìn như là bé gái đang giận dỗi.
Mà Triệu Nhữ Thành đứng đối diện Hoàng Xá Lợi không nói chuyện, cũng không đáp lại bằng ánh mắt. Chỉ là khẽ nhéo kiếm khí màu vàng đen bơi lội ở dưới năm ngón tay.
Kiếm khí như rồng rắn, uốn lượn bơi lội trong năm ngón tay.
Y thích luyện kiếm.
Trời sinh thích luyện kiếm.
Thích đến nỗi y phải dùng sức để kiềm chế, nếu không sẽ quá dễ dàng mạnh lên.
Cho dù là ở thời điểm suy sút nhất, tùy tiện nhất, y cũng cợt nhả muốn học thử Tử Khí Đông Lai kiếm điển của Khương Tam ca.
Giờ phút này, Canh Kim kiếm khí bơi lội trong năm ngón tay của y là một trong rất nhiều bí pháp do đời trước truyền lại.
Nói đến buồn cười.
Những kẻ chuẩn bị bảo tàng lớn truyền lại cho đời sau... một lòng một dạ muốn phục quốc, cũng không biết đầu óc bị hỏng chỗ nào.