Khương Vọng chậm rãi đi trên thảo nguyên vô tận, đi qua ngựa hoang, dê bò, dân du mục, hồ nước, khó có lúc thảnh thơi thế này, trên mặt mang theo nụ cười, tâm tư lơ đãng.
Không cần nghĩ tới cục diện thiên hạ, không cần nghĩ tới thù hận vớiTrang quốc, không cần nghĩ tới lựa chọn, được mất, khen chê...
Có một cảm giác tự tại khó tả.
Đất trời rộng lớn, lòng ta thản nhiên.
Với việc gặp lại Tiểu Ngũ gặp lại, hắn hết sức mong đợi, cũng không biết tiểu tử kia với công chúa Mục quốc thế nào rồi...
Nghe Tiểu Ngũ nói, Đặng thúc bây giờ là một Ngũ mã khách, trải qua những tháng ngày yên bình, không biết bây giờ đang bán hàng ở đâu, một ngày bán được bao nhiêu?
Trần gian nhiều gian khó, càng phải nắm lấy những điều đẹp đẽ, mới có thể cầm được ngọn đuốc trên tay thắp sáng đêm dài, mới có thể chèo thuyền vượt qua biển khổ.
Cố nhân tương ngộ, đương nhiên là trước hết.
Ma tộc hắc y trong Thượng Cổ Ma Quật, còn cả thời gian dưỡng thương trong Tẩy Nguyệt Am như thể sợi dây cương kìm chặt vó ngựa.
Cho tới lúc này, Khương Vọng không dám dừng lại nghỉ một khắc nào, cũng không chịu dừng lại nghỉ ngơi, đến lúc này không thể không dừng lại, thắt chặt lại dây cung.
Cung tu dưỡng huyền, kiếm tu dưỡng phong (1).
(1) Cung tu dưỡng huyền, kiếm tu dưỡng phong: dùng cung tên phải chăm dây cung, dùng kiếm phải chăm lưỡi kiếm.
Con người không phải đồ vật, cũng phải có lúc thả lỏng. Cũng như Ngọc Chân đã nói, Khương Vọng không buông tha cho bản thân mình.
Vượt mọi chông gai, tuyệt không lùi bước, lúc làm hại kẻ địch, bản thân cũng khó tránh khỏi thương tổn.
Khi hùng mạnh có thể che giấu tất cả, khi ngã xuống mới thấy vết thương chồng chất.
Những tháng ngày nằm bất động một chỗ, không phải là một loại buông lỏng hay sao?
Giống như là ngủ một giấc rất dài, lúc này tỉnh lại, vạn vật khôi phục.
Tự do đi trên thảo nguyên vô tận này, Khương Vọng tay trái cầm trượng, tay phải đang cầm sách, thỉnh thoảng lướt qua nó và đọc hết một trang, cuốn sách này được mua ở một tiệm sách ven đường trước khi đến thảo nguyên.
Trọng Huyền Thắng muốn hắn che giấu hành tung, đóng vai thiên kiêu mất tích, tạo điều kiện thuận lợi cho Tề quốc khi đàm phán với Cảnh quốc. Hắn đại nạn không chết, vốn cũng không có ý định làm việc gì quá lớn lao, trong chuyến hành trình dài để Huyền Không Tự, vừa lúc nhặt được ý nghĩ “đọc vạn cuốn sách” trước kia.
Dưỡng thương là một chuyện, học hành là một chuyện, gọt giũa đạo thuật là một chuyện, gọt giũa kiếm thuật là một chuyện, cảm nhận phong cảnh thế gian là một chuyện, đọc sách cũng là một chuyện...
Hết thảy đều nằm trong tu hành.
Hướng vào trong nhận thức bản nhân, hướng ra ngoài nhận thức thế giới, là quá trình của người trưởng thành.
Quyển sách Khương Vọng đọc lúc này tên là “Bạch Hổ thông nghĩa”. Cũng không phải binh gia điển tịch gì, mà là một bộ tác phẩm kinh điển của Nho gia được gọi là “Bàn luận sự giống - khác và thống nhất của Kim Văn kinh nghĩa”, đương nhiên nó cái gọi là “Kim Văn” là ở thời điểm cuốn sách này được hoàn thành. “Thống nhất” tự nhiên chỉ là ở thời điểm đó, cũng không thể kịp được hiện tại.
Bây giờ đọc tới, khó tránh khỏi có chút không đúng lắm.
Trước kia có lần thảo luận cùng các bằng hữu về việc đọc sách, Chiếu Vô Nhan liền đề nghị hắn đọc cuốn sách này, nói là “Cuốn sách này là một tác phẩm kinh điển, qua cả trăm năm cũng lỗi thời rồi. Nhưng chính những chỗ lỗi thời đó không đóng khung ngươi trong đó.”
Ý nói rằng những điểm trái ngược với Nho giáo đương thời có thể giúp Khương Vọng thoát khỏi giam cầm và tránh sa vào đó. Đây là vì biết Khương Vọng không phải là một đệ tử Nho gia, vậy nên đưa ra đề nghị này.
Chiếu Vô Nhan còn nói, đọc “Bạch Hổ thông nghĩa”, tốt nhất là đọc “Xuân thu phồn lộ” trước, bởi vì hai tác phẩm kinh điển của Nho gia này, Bạch Hổ thông nghĩa” kế thừa “Xuân thu phồn lộ”. Nhưng Khương Vọng không mua được ở tiệm sách, đành đọc trước rồi tính sau.
Ngoài ra, sau khi Khương Vọng bày tỏ mong muốn đọc sách, Lý Long Xuyên cũng đề cử một ít tác phẩm kinh điển của binh gia, Hứa Tượng Càn nhiệt tình đề cử... “Thần Tú thi tập” do chính hắn ta sáng tác, biên soạn.
Hắn tự bảo hắn làm thơ “Có thể coi là Thần Tú(2).”
(2) Thần Tú: một cao tăng thời Đường
Cái gọi là ý có thể thắng câu, thần có thể thắng ý, Hứa Tượng Càn hắn luôn tự phụ bản thân làm thơ hay, từ trước đến nay không thua người khác...
Tóm lại này cuốn thi tập này cho đến nay còn nằm sâu tít bên trong hộp trữ vật, Khương Vọng luôn không có dũng khí mở ra.
Hoàn toàn che đi thân phận trước kia, kiếm cũng cất trong hộp trữ vật, chỉ đeo bạch ngọc bên hông như trước đây... Dù sao đối rất nhiều người, nó cũng chỉ là một miếng ngọc bình thường.
Cái gì mà thiên hạ đệ nhất Nội Phủ, Đại Tề Thanh Dương Tử, đều như là câu chuyện của một người khác.
Hắn chẳng qua chỉ là một con chim hải âu cô độc, là một lữ nhân trên trần gian.
Tu hành, đọc sách, thưởng ngoạn phong cảnh, một đường tới Vương Đình tối cao trên thảo nguyên bao la.
Trên đường tình cờ đang đi gặp một bầy ngựa hoang, Khương Vọng cũng nổi lên tính trẻ con, dùng trượng Hành Tư này ngự thú, thu phục được môt con tuấn mã đỏ thẫm.
Con ngựa này không so được với linh tính Diễm Chiếu, nhưng trong số những con ngựa bình thường cũng được cho là tuyệt phẩm.
Ngồi trên lưng ngựa trên, cũng học những thư sinh kia gật gù đắc ý, đọc kinh, sử, tử, tập.
“Mạc gia lai!” Một thiếu nữ thảo nguyên trên mặt có vài vết tàn nhang từ phía ra hét” “Ngựa của ngươi có bán hay không?”
Nàng ta vốn đang cho bò ăn một nắm cỏ khô, vừa nhìn thấy con ngựa của Khương Vọng thì vô cùng thích thú, lập tức nhảy lên một con ngựa nhỏ màu vàng chân ngắn, thúc ngựa lại gần.
Dáng người khỏe mạnh kia làm người ta rất ấn tượng.
Ngựa của nàng ta mặc dù thấp nhưng chạy cũng rất nhanh. Đuôi ngựa và cả bím tóc đuôi ngựa của thiếu nữ cùng đung đưa trong gió.
“Mạc gia lai” là ngôn ngữ thảo nguyên, ý là “lữ khách tới từ phương xa.”
Nói đến ngôn ngữ của các quốc gia trên thiên hạ, sự khác biệt không quá lớn, ít nhất đối với những tu sĩ siêu phàm, sự khác biệt đó rất dễ nắm bắt.
Ngôn ngữ của nhiều quốc gia phát triển trên cơ sở ngôn ngữ của Cảnh quốc, và ngôn ngữ Cảnh quốc có thể bắt nguồn từ thời Đạo giáo.
Chẳng trách Cảnh quốc tự phụ vì lịch sử, bởi lẽ Đạo giáo được coi là vạn lưu chi tông(3).
(3) vạn lưu chi tông: nguồn gốc, gốc gác của rất nhiều môn phái,..