Chương 3821
Chương 3821 Triều nghị đại phu Diệp Hận Thủy khuôn mặt gầy gò, đơn độc bày một tủ sách, ngồi ở nơi đó, vừa hành văn vừa tự đáp. Chữ như long xà rơi vào trên mặt giấy, chữ chữ như vọt trời cao, quả thực là hoa lệ đến cực điểm. Văn phong của ông được xưng là "Long cung uyển", kiểu chữ được gọi là "Chương Thai Liễu". Những vấn đề được ông ta ra rất có ảnh hưởng trong giới văn đàn của Tề quốc. Trong lúc đang bận rộn, mắt vừa thoáng nhìn vừa lúc thấy Chúc Tuế hơi còng lưng, đốt đèn đi vào trong điện. Một triều thiên tử một triều thần. Chúc Tuế chính là cựu thần thời Tê Võ Đế, tuần tra ban đêm ngàn năm dường như quá lâu! Trong lòng ông ta lặng lẽ nghĩ. Nhưng ngoài miệng chỉ nói: "Đốc Hầu thỉnh cầu mở Hoài Đảo, đắp tượng tại Thiên Nhai Đài, tưởng nhớ Điếu Long Khách. Bản tế văn này mà ngài ấy yêu cầu này thần đã nghĩ xong."
Văn chương bình thường thì tám chấp bút thái giám trong cung đã đủ để đảm nhận. Học vấn của đám người Khâu Cát cũng không phải hạng thường.
Nhưng loại tế văn dành cho bậc tồn tại như Hiên Viên Sóc thì phải do vị Thanh Từ đại phu là ông ta xuất thủ.
Sở dĩ ông ta trở thành Triều nghị đại phu, danh liệt Chính Sự Đường, nằm trong hàng ngũ cao tầng ở Đại Tề đế quốc đương nhiên không phải chỉ vì văn chương tốt, chữ viết đẹp.
Thiên tử gọi ông ta đến, vừa cần ông ta viết văn cũng là hỏi chính sự.
Việc lập tượng cho Điếu Long Khách tại Thiên Nhai Đài chính là kết quả diễn sinh từ trận chiến Mê Giới.
Sau cuộc chiến, Điếu Hải Lâu đã hoàn toàn mất đi tư cách chủ đạo Trấn Hải Minh, càng không có sức mạnh độc chiếm đại đảo đệ nhất vùng gần biển là Hoài Đảo này nữa.
Đông Thiên Sư Tống Hoài xuất thân từ Bồng Lai Đảo, sau cuộc chiến đã giá lâm đến Hoài Đảo, bày tỏ ý chí Nhân Hoàng Thượng Gổ không dứt, tinh thần của Điếu Long Khách vĩnh tồn, ra mặt ủng hộ Trần Trị Đào trùng kiến Điếu Hải Lâu. Nhưng ngoài ra cũng có một số thế lực bên ngoài ủng hộ Sùng Quang, ủng hộ Tần Trinh, bên nào cũng cho là mình phải, tranh cái danh chính thống, cứ để tiếp như thế thì tranh hơn ngàn năm cũng chưa chắc có kết quả. Chỉ có mỗi Trần Trị Đào là nhận được sự xác nhận hết lần này đến lần khác khi Nguy Tâm còn sống, về mặt pháp lý là không thể chối bỏ.
Tướng chủ Dương Gốc là Nhạc Tiết, đích thân chủ trì trận tế tự các anh linh Nhân tộc trong trận chiến Mê Giới, cũng liệt Điếu Long Khách Hiên Viên Sóc vào vị trí thứ nhất.
Tào Giai đại biểu Tê quốc cũng bày tỏ sự tán thành với việc này, càng đánh giá cao sự hy sinh của Trầm Đô chân quân. Thôi động thế cục dể Hoài Đảo biến thành một nơi chân chính mở ra với tất cả Nhân tộc. Chủ trương lập tượng tại Thiên Nhai Đài, thừa nhận pháp chế của Điếu Hải Lâu, cũng hoan nghênh các thế lực trong thiên hạ cùng chung sức xây dựng lại Hoài Đảo, gọi là "Nhân tộc đều nhận ý chí Nhân Hoàng/hải khách" đều kế tục câu long chi tâm."
Diệp Hận Thủy phải thừa nhận, thủ đoạn chính trị của Tào Giai là vô cùng cao siêu, để Điếu Hải Lâu trở thành một phần của Hoài Đảo mà không phải là Hoài Đảo, nhưng điều này hiển nhiên không phải là kết quả thắng lợi tốt nhất mà Tề quốc có được sau cuộc chiến. Tống Hoài dựa vào danh nghĩa ủng hộ Điếu Hải Lâu, về sau, các sự vụ gần biển, Cảnh quốc liền có tư cách chặn ngang một cước, quả thực là hậu hoạn vô tận.
Thiên tử dường như có điều bận tâm, chỉ lên tiếng: "Làm phiền Diệp đại phu, bài văn này ta sẽ không xem, cứ đưa thẳng tới Hoài Đảo là được."
Diệp Hận Thủy liền hiểu, chuyện này đến đây là ngừng.
Ông ta đứng dậy hành lễ với thiên tử, lại khẽ gật đầu với Chúc Tuế, tiếp đó liền cầm theo bài văn mình vừa viết xong, đi thẳng.
Hiện tại Chúc Tuế đang đứng trước mặt vua.
Trên đời này, người có thể tùy tiện gặp mặt thiên tử không nhiều, đương nhiên Chúc Tuế là một trong số đó.
Mũ da rách nát và tấm áo cũ kia đã không còn.
Vết tích cuối cùng của Vũ Tổ trên người ông ta, tựa như chính ông ta, là hình ảnh phản chiếu cuối cùng của thời đại Vũ Tổ. Ông †a ăn mặc sạch sẽ, nhưng vẫn còng lưng.
Tuần đêm là một công việc khổ cực, trọng trách nặng nề, nhọc nhăn vất vả. Đã rất lâu rồi, ông ta không còn thẳng lưng.
Thanh Từ Đại Phu phong lưu văn nhã rời đi, ánh mắt thiên tử lẳng lặng dừng lại trên người ông ta.
Chúc Tuế vốn là lom khom, giờ lại còng xuống thêm một chút, trầm giọng: "Thần, xin từ biệt thiên tử."
Giọng điệu của thiên tử cũng nhẹ nhàng chậm rãi, như sợ làm kinh động tới ông lão sức cùng lực kiệt này: "Từ khi còn chưa lên ngôi, Trâm đã quen biết ông. Bao nhiêu năm qua, dãi nắng dâm mưa. Hẳn là ông biết, Trẫm không có ý định để ông rời chức vị."
"Lão thần tuần đêm nghìn năm, đã quen với đêm dài ở Lâm Truy, sao lại không muốn dành hết quãng đời còn lại ở nơi này? Nhưng chức Đả Canh Nhân quá đỗi quan trọng. Là người canh giữ đêm dài cho Đại Tề, thay thiên tử tuần tra sơn hà. Chỉ là Thần Lâm, lấy gì đảm đương?" Chúc Tuế chậm rãi nói: "Thần đến chào từ giã, không phải ý của thiên tử, cũng không phải nguyện vọng của thần, mà là vì xã tắc Đại Tề, không thể không làm vậy." Tề Thiên Tử ngồi xếp bằng trên bệ đã, chợt cười khẽ một tiếng: "Vô lượng tù, vô khí tử. Người mới đi, người cũ từ giã. Nên mới xưng Cô gọi Quả."
Tiếng cười kia thật nhẹ, nhẹ như chưa từng xuất hiện, phiêu tán trong điện đường trống trải, khiến trống trải càng thêm trống trải.
Chúc Tuế chỉ nói: "Quân như nhật nguyệt, phân ly tại người không tại trời."
Giọng điệu của Tề thiên tử lại cất cao, như nhật nguyệt trong mây: "Đêm dài u tối, cố hữu đốt đèn. Ánh nến chập chờn, thanh âm không dứt. Ông cho rằng, ai có thể kế thừa?"
Chúc Tuế chậm rãi đáp: 'Đả Canh Nhân là chức vụ không tâm thường, thiên tử nên tự quyết."
"Trầm chỉ muốn nghe ý kiến của ông." Tê thiên tử nói: "Dù sao ngài cũng là người lòng dạ sáng tỏ, lại đã đốt đèn ngàn năm"
Chúc Tuế nghiêm túc suy nghĩ, sau đó nói: "Nếu thiên tử nhất định muốn nghe ý kiến của thần... Thần cho rằng, Hàn tổng quản có thể đảm nhiệm."
Khi Hàn Lệnh châm chọc Chúc Tuế ngay ngự tiền thì đã sớm trong sáng ngoài tối ám chỉ ông ta nên rời chức vị, sao Chúc Tuế lại không biết?
Nhưng ông ta vẫn đề cử như vậy.