1277 Chương 3950
1277 Chương 39501277 Chương 3950
Nhóm dịch: Thiên Tuyết
Nhìn ngang thành dãy nhìn nghiêng thành đỉnh, xa gần cao thấp đều có khác biệt. Cùng là một người, trong mắt những người khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau.
Lớn thì như câu “anh hùng của người là giặc cỏ của ta”, nhỏ thì như sư đệ ngoan trong mắt Tịnh Lễ và Võ An Hầu trong mắt Bác Vọng Hầu.
Đủ thứ chuyện từ sau khi tiến vào thế giới Phù Lục đã cho Hí Mệnh thấy được phong thái của danh tướng.
Cho tới thời khắc này, cuối cùng hắn ta cũng hiểu thế nào là công hầu bá quốc.
À, phải thêm chữ “cũ” vào nữa. “Co vẻ như ngươi hiểu rất rõ Thái Hư Chân Quân?” Hí Mệnh hỏi với giọng lạnh nhạt. “Thật ra cũng không hiểu lắm, chỉ là từng nghe kể lại, cộng thêm từng tiếp xúc với Thái Hư Huyễn Cảnh mà thôi” Khương Vọng nói: “Nhưng cũng không ảnh hưởng tới việc ta tôn trọng ông ấy”
“Ngươi biết tôn trọng đấy” Hi Mệnh nói. Khương Vọng nở nụ cười, xua tan bầu không khí nặng ne chỉ toàn tiếng tụng kinh của Tịnh Lễ trong hang đá: “Nói thật thì, đối với một tồn tại đỉnh cao như vậy, trong lòng ta cũng có hiếu kỳ. Nếu Hí huynh biết gì đó, xin đừng ngại nói cho ta.”
Hí Mệnh cũng không xoắn xuýt, vừa mở miệng là cả một câu chuyện dài: “Hư Uyên Chỉ, ba tuổi học Đạo, chín tuổi thông kinh. Mười ba tuổi ngộ nhập Kinh Diên, biện Kinh, biện Pháp, biện Đạo, là Tam Thắng Danh Sĩ. Luận Nho hai chương, luận Mặc ba chương, làm xong một mạch, thành bậc tông sư.
Người dự hội ai cũng kinh hãi thán phục: “Như này là sinh ra đã biết sao?”
Mười lăm tuổi đã cảm thấy thân ý đều đủ, bèn uống đan khai mạch, chính thức tu hành.
Tuổi cập quan đã là người đứng đầu trong các mạch Đạo môn, không có đối thủ trong cùng cảnh giới.
Thần vốn tự tỏa ánh hào quang, đi ra mà vấn đạo thiên hạ. Gặp hiền tất luận, không tranh thắng bại. Học đi đôi với hành, không tiếc lòng truyền dạy. Người đương thời công nhận là đệ nhất hùng biện, đệ nhất Đạo pháp, đệ nhất Thần Lâm.
Ban đầu cảm thấy Đạo không phải Đạo.
Sau đó trở về, luận đạo cùng Chưởng giáo, tọa đảm ba ngày. Chỉ tiết trong đó không ai biết.
Nhưng từ đó hắn ta đã rời khỏi Ngọc Kinh Sơn, dạo chơi khắp thiên hạ.
Khi hắn ta xuất hiện trước mắt mọi người một lần nữa thì đã là Chân Nhân đương thời.
Tuổi ba mươi chín, tự thấy đã là tuổi “bất hoặc”!
Bèn sáng lập Thái Hư Phái, tự xưng Giáo tổ. Là năm 1350 trong Đạo Lịch”
Học đi đôi với hành, không tiếc lòng truyền dạy, ý chí này cũng được lan tỏa tới Thái Hư Huyễn cảnh. Cuối cùng trở thành một dòng chảy mạnh mẽ.
Khương Vọng rất quen thuộc với Thái Hư Huyễn Cảnh, cũng từng tiếp xúc với người của phái Thái Hư.
Lúc này không khỏi thở dài: “Thái Hư Chân Quân đúng là truyền kỳ... Thí ra Thái Hư Phái đã lập tông hơn hai nghìn năm trăm năm”
Hí Mệnh nói: “So với các tông phái lớn trong thiên hạ thì lịch sử như vậy không tính là xa xưa. Truyền thừa và nền tảng trong đó đều do ông ta một mình gánh vác."
Khương Vọng nói: “Một mình ông ta là đủ rồi”
Hí Mệnh suy nghĩ một lúc, cuối cùng nói: “Quả thực, một mình ông ta là đủ rồi."
Đặt giữa các tông phái lớn đã có bề dày mấy nghìn năm thì Thái Hư Phái quả thực không được xem là lịch sử lâu đời, không thể so với Huyết Hà Tông, lại càng không cần so sánh với Cự thành.
Nhưng thế nhân khi bàn về Thái Hư Phái sẽ không ai khinh thường nó là môn phái nhỏ, tất cả là vì sự tồn tại của Thái Hư Chân Quân! Ông ta hùng biện vô song, nhưng đã nhiều năm im hơi lặng tiếng.
Ông ta Đạo pháp tuyệt thế, nhưng lại nhiều năm ở ẩn lánh đời.
Ông ta xuất thân Đạo môn, nhưng đã tự mở một lối đi riêng trở thành người đứng đầu, đã đi lên đỉnh cao nhưng cũng không còn trong nhân gian.
Ông ta không còn trong nhân gian, nhưng khắp nhân gian đều là truyền thuyết về ông ta.
Hiện tại Thái Hư Huyễn Cảnh đã phổ biến khắp thiên hạ, lực ảnh hưởng của Thái Hư Phái đã đuổi kịp các giáo phái lớn.
Đã có tiếng tăm vang xa... Sau đó trong các học thuyết nổi tiếng thiên hạ, ngoài “Đạo Nho Thích, Binh Pháp Mặc” thì còn thêm một chữ “Huyền'!
Huyền giả, Thái Hư chỉ học, tách ra từ Đạo mà không giống với Đạo. Lấy “Thái Huyền Thiên” của Hư Uyên làm cơ sở, trở thành một con đường riêng, theo sự mở rộng và phát triển của Thái Hư Huyễn Cảnh, càng ngày càng được nhiều người công nhận. Nếu thật sự để chữ “Huyền” này nhảy lên thành một trong các học thuyết nổi tiếng trong thiên hạ, Hư Uyên Chỉ sẽ siêu thoát đỉnh cao, đuổi sát Nho Tổ, Pháp T6!
Ông ta sinh vào năm 1311 Đạo Lịch, có phải thiên tài số một Nhân tộc từ khi Đạo Lịch bắt đầu tới nay hay không còn phải bàn thêm, nhưng nếu là “một trong” thì chẳng có gì phải nghi ngờ. Mà một khi Huyền Học trở thành học thuyết phổ biến, bỏ đi cái “một trong” này hẳn là điều đương nhiên. Khương Vọng hiếu kỳ nói: “Một truyền nhân Mặc gia như Hí huynh, sao lại hiểu rõ cuộc đời của Thái Hư Tổ Sư đến vậy?”
Hi Mệnh bình tĩnh đáp: “Bởi vì Hư Uyên Chi và Mặc Gia chúng ta có quan hệ sâu xa" Khương Vọng bèn nói: “Năm mười ba tuổi ông ấy đã có ba chương luận Mặc, có thể thấy được là đã từng học học vấn Mặc gia" “ý ta không phải vậy” Hí Mệnh nói: “Năm 1992 Đạo Lịch, Hư Uyên Chỉ tìm tới cửa, vấn đạo Cự Tử đời trước của tông ta. Bọn họ trước luận đạo, sau diễn đạo, rồi đấu pháp. Ba lần như vậy”
Cự Tử đời trước của Mặc gia, trước Đồng Xú Chân Quân Tiền Chân Hoa... Nhiêu Hiến Tôn!
Hư Uyên Chỉ và Nhiêu Hiến Tôn.
Một người là tổ sư sáng tạo ra trường phái học vấn mới, tự mở tông môn sáng lập môn phái, một người là thủ lĩnh thành lớn truyền thừa xa xưa, lãnh tụ của học thuyết chung trong thiên hạ.
Đặt hai tồn tại vĩ đại này vào chung một chỗ, tựa như một vụ va chạm giữa hai khối thiên thạch tỏa ra mị lực chói lọi. Khiến giờ này khắc này Khương Vọng cũng không kìm được mong moi và khao khát trong lòng, hận không thể tận mắt nhìn thấy.
Hắn hỏi tiếp: “Kết quả như thế nào?”
Trước kia chưa từng nghe nói về đoạn lịch sử này, Thái Hư phái và Mặc môn đều chưa từng công bố. Trận quyết đấu đặc sắc như vậy lại bị vùi lấp trong dòng chảy thời gian, thực sự đáng tiếc.