Lúc bảo vệ trấn Thanh Dương, y là muốn đứng lên. Lúc Hồ Xuyên Tử chết, y là sẵn lòng lộ ra tài năng. Lúc cậu bé kia nói muốn ăn trứng gà, phi kiếm của y đã từng hú gọi!
Nhưng cái gì đã khiến y cất bước rồi lại dừng lại, đã hướng về phía trước nhưng rồi lại do dự?
Y bỗng xoay người, cúi một cái thật sâu với Khương Vọng:
"Khương Vọng, ta muốn cảm tạ ngươi. Dùng tất cả chân thành và cung kính cảm tạ ngươi. Ngươi đã khiến ta nhận thức rõ bản thân. Ngươi đã khiến ta thấy được, từ trước tới nay ta đang trốn tránh và lùi bước như thế nào. Ngươi đứng trước mặt ta khiến linh hồn của ta tự cảm thấy xấu hổ. Ngươi như một tấm gương chiếu rõ sự yếu đuối của ta"
Khương Vọng không hề né tránh, chỉ là nhìn y nói: "Cho nên ngươi đã nghĩ kỹ được tương lai của ngươi chưa?"
Hướng Tiền định đứng dậy, nhưng lại nằm xuống, như một cành cây bị đốn ngã, nằm thẳng tắp trước bia tưởng niệm: "Để ta ngủ ở đây một giấc, sau khi tỉnh lại sẽ có đáp án."
Khương Vọng không hỏi tại sao, hắn biết Hướng Tiền đã trầm luân lâu như vậy, nên cần phải có một khoảng thời gian riêng tư để tự suy ngẫm, nghĩ lại quá khứ, sau đó mới xuất phát một lần nữa.
Hắn chỉ gật đầu rồi liền quay người đi.
Nơi đây là thành vực Phong Lâm cũ, cũng được mọi người gọi là "Phong Lâm Quỷ Vực". Vì bình thường không có ai tới đây, nên Hướng Tiền ngủ ở chỗ này sẽ không bị quấy rầy.
Mà đúng lúc hắn cũng muốn đi một nơi.
Hai thành vực gần "Phong Lâm Quỷ Vực" nhất, một cái là Tam Sơn, một cái là Vọng Giang. Một cái ở phía đông nam, một cái ở phía tây bắc của thành Phong Lâm.
Khương Vọng đều đã đi qua thành Tam Sơn và thành Vọng Giang, có một vài bằng hữu ở thành Tam Sơn, có một vài kẻ thù ở thành Vọng Giang.
Nhưng dù là bằng hữu hay kẻ thù, có lẽ đều sẽ không biết hắn vẫn còn sống.
Bất kể hắn có bao nhiêu phong quang ở Tề Quốc thì dù sao chỗ này cũng là Tây vực. Hầu hết mọi người chỉ quan tâm vài cường giả tuyệt đỉnh nổi danh thiên hạ kia, chứ ít khi quan tâm tới thiên tài trong một vùng cụ thể nào đó.
Dù sao thì thiên tài không phải lúc nào cũng có thể trưởng thành.
Rời khỏi bia tưởng niệm khắc đầy chữ xấu xí và Hướng Tiền đã ngủ say, Khương Vọng đi về hướng tây nam một mình.
Hắn không chọn đi thành Tam Sơn thăm bằng hữu, nhưng lý do đi thành Vọng Giang, cũng không phải vì kẻ thù.
Nội phủ của hắn đã sớm thành tựu, nhưng lại không có đạo thuật phù hợp để khắc ấn thuấn pháp. Bát âm Diễm Tước và Bạo Minh Diễm Tước là do hắn tự sáng tạo ra, không cần chiếm giữ vị trí này cũng có thể dùng trong chiến đấu bất cứ lúc nào. Mà đạo thuật bậc Giáp trung phẩm phối hợp với tu vi Nội Phủ cảnh lại không dễ dàng có được như vậy.
Kế hoạch của Khương Vọng là dùng đạo thuật có tiềm lực và tiêu hao một lượng công lớn, tiến hành thôi diễn tại Diễn Đạo Đài.
Mà ở thành Vọng Giang, có một đạo thuật hắn có ấn tượng cực kỳ sâu sắc, tên là Hủ Mộc Quyết.
Trước đây trong trận chiến luận đạo của ba thành, đạo viện của thành Vọng Giang có một người trẻ tuổi tên là Phó Bão Tùng đã dựa vào thuật này để quyết đấu với Lâm Chính Nhân.
Đạo thuật này chỉ có bậc Ất thượng phẩm, nhưng lại đánh bại được Thanh Mãng Giảo bậc Giáp hạ phẩm của Lâm Chính Nhân trong trận chiến, chắc chắn là có tiềm lực vô cùng xuất sắc.
Thực ra khi đó Khương Vọng đã có hứng thú với môn đạo thuật này, về sau còn hỏi qua thầy của đạo viện là lúc nào có thể học phương thức Hủ Mộc Quyết này. Nhưng lại được nói cho rằng, môn đạo thuật này là bí thuật độc môn của viện trưởng đạo viện thành Vọng Giang. Vì vậy hắn chỉ có thể từ bỏ.
Nhưng hiện tại Khương Vọng đã không còn là người trong đạo viện.
Hắn không cần tuân theo quy tắc của đạo viện, chỉ có nỗi hận với triều đình Trang Quốc.
Vì vậy muốn thử đi lấy.
Bờ sông Lục Liễu là nơi chôn cất xương cốt của Phương Bằng Cử.
Mà đi thẳng dọc theo sông Lục Liễu, vào sông Thanh, là sẽ có thể đến thành Vọng Giang.
Khương Vọng cũng chẳng có về gì hoảng hốt, hắn cố ý đi lượn thành một vòng tròn lớn rồi lẫn vào đám người đi đường, tiến vào thành Vọng Giang từ cửa Nam.
Phí vào cửa là một đồng đao tệ cũng không đắt. Thậm chí còn ít hơn trước đây, lần trước khi Khương Vọng đến thành Vọng Giang, phí vào cổng là hai đồng đao tệ.
Thỉnh thoảng vẫn có thể thấy một vài bách tính từ thành vực Tam Sơn đi vào thành, mang theo một vài thổ sản vùng núi. Khí chất của người thành vực Tam Sơn là nhanh nhẹn dũng mãnh và thô lỗ, rất khác với người ở các thành vực khác, liếc mắt là có thể nhận ra. Đây cũng là lý do tại sao bọn họ lại bị miệt thị và gọi là Sơn Man.
Sau khi thành Phong Lâm rơi vào tay U Minh, người dân thành vực Tam Sơn sẽ phải đi xa hơn để đến thành Vọng Giang nếu họ muốn trao đổi hàng hóa của mình.
Thương mậu ở thành Vọng Giang rất phát triển, nhiều quyền hạn bị gia tộc địa phương kiểm soát. Theo lý dưới tình hình không có gì đáng lo ngại này thì phí vào thành hẳn là phải tăng mới đúng.
Dù sao bách tính thành vực Tam Sơn cũng không còn nơi nào khác để lựa chọn.
Nhưng phí vào cửa của thành Vọng Giang lại được giảm.
Nếu những người đứng đầu của thành Vọng Giang có thể khoan dung như vậy thì trước đây bọn họ cũng đã không làm loạn đến mức như nước với lửa với thành vực Tam Sơn. Cho nên điều này chỉ có thể là do mệnh lệnh từ trên xuống.
Triều đình Trang quốc lại thực sự có thể lo lắng về vấn đề nhỏ nhặt như là lệ phí đi vào thành thế này. Chỉ từ điều này mà xem là đã có thể nhìn ra sự khống chế của triều đình Trang quốc với toàn bộ quốc gia đã càng ngày càng tăng, đồng thời chú ý đến trình độ trị chính — điều này âu cũng là phải, nếu bỏ qua chuyện thành Phong Lâm sang một bên không nói đến thì Trang Cao Tiện vốn có thể được coi là một hùng chủ (1) đệ nhất, Đỗ Như Hối cũng sẽ là vị tướng hiền được vua và dân công nhận.
(1) Hùng chủ: Vị vua có tài trí mưu lược kiệt xuất.
Lúc đầu, thành Vọng Giang phồn hoa hơn thành Phong Lâm rất nhiều, kinh tế ở đây phát triển hơn, điều kiện sống của người dân cũng tốt hơn. Nhưng hiện giờ, nó lại không còn tốt như trước.
Việc Thành Phong Lâm bị hủy diệt cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thành Vọng Giang ở gần nó.
Khương Vọng cũng không hoài niệm quá nhiều, hắn đi thẳng đến thành đạo viện Vọng Giang.
thành đạo viện Vọng Giang có bố cục khá giống với đạo viện của thành Phong Lâm, đều là phong cách của nhất mạch Ngọc Kinh Sơn, vô cùng phú quý. Việc xây dựng các đạo viện vốn là do triều đình trực tiếp chỉ, nên không liên quan gì đến điều kiện kinh tế của địa phương. Nơi cằn cỗi như thành Tam Sơn, mà cũng có đạo viện rất sang trọng.