Giao thừa đạo lịch 3918, biên giới phía Tây cũng không bình yên.
Đối với người trong Ung quốc bị kẻ thù bên ngoài đánh vào quốc thổ mà nói cũng là như thế.
Toàn bộ Ung quốc, từ quốc chủ bách quan tới bách tính bình dân, chưa có người nào từng tưởng tượng qua sẽ có một ngày bị Trang quốc nhỏ yếu đánh tới cửa.
Rất nhiều người trong Ung quốc đều kiên định cho rằng Trang quốc chính là một nhánh nhỏ của quốc gia mình tách ra ngoài, sớm muộn gì cũng sẽ bị thu hồi trở về. Lúc nào sẽ thu về thì phải nhìn xem khi nào triều đình Ung quốc hạ quyết định. Dù trên thực tế Trang quốc đã thành lập hơn ba trăm năm, nhưng rất nhiều người Ung quốc vẫn không thừa nhận một nước lớn như Trang quốc là một quốc gia độc lập.
Cho nên lúc Trang quốc ngang nhiên khởi xướng quốc chiến, rất nhiều người đều không tin là thật, cứ cho là lời đồn đại.
Nhưng trên thực tế, vào rạng sáng ngày hai mươi chín tháng chạp này, quân đội tiên phong của Trang quốc đã đánh bại quân đội biên phòng của Ung quốc đóng ở dãy núi Kỳ Xương, đánh vào phủ Lĩnh Bắc.
Vào ban đêm, cũng tức là đêm giao thừa của năm 3918 Đạo lịch, Trang quốc đã phá tan toàn bộ mạng lưới phòng ngự của phủ Lĩnh Bắc, đại quân tiến vào phủ Nghỉ Dương. Có thể nói thế như chẻ tre!
Anh quốc công Bắc Cung Ngọc của Ung quốc cầm ấn soái xuất chinh, có xu thế muốn đón đầu ra sức đánh một trận với quân đội Trang quốc, đánh quân đội Trang quốc chạy về phía Nam dãy núi Kỳ Xương, lại ở nửa đường lãnh quân chuyển hướng.
Bởi vì đại quân Lạc quốc đã đến, cùng hợp binh với Thanh Giang Thủy Phủ của Trang quốc khiến cho Lan Hà Thủy Phủ lâm vào nguy cơ.
Trang quốc vậy mà đã sớm âm thầm đạt thành hiệp nghị với Lạc quốc, thậm chí còn thuyết phục Thanh Giang Thủy Phủ và thủy quân Lạc quốc tiếng xấu rõ ràng ở trong Thủy Tộc liên thủ.
Càng đáng sợ hơn chính là lãnh thổ phía Bắc, cũng chính là Kinh quốc mà trước giờ Ung quốc vẫn luôn cảnh giác nhất cũng có động tác. Xích Mã Vệ tên tuổi xếp hạng thứ bảy trong Thập Đại Ky Binh thiên hạ đã đến!
Quân Trang quốc đánh tan phủ Lĩnh Bắc, nơi chiếm địa thế quan trọng của Ung quốc, giống như tuyên cáo một loại tín hiệu nào đó, trong lúc nhất thời toàn tuyến bộc phát đại chiến. Kinh, Lạc dồn dập xuất binh.
Trước đó một ngày, Ung quốc vẫn là nước lớn uy tín lâu năm ở biên giới phía Tây, là tổn tại từng lên phía Bắc tranh bá với Kinh quốc. Mặc dù bây giờ không thể sánh bằng những nước Tần, Kinh này nhưng uy thế lấn át những quốc gia nhỏ như Trang, Trần cũng là chuyện bình thường.
Nhưng chỉ trong một ngày ngắn ngủi, thế cục đột nhiên biến đổi, lại còn gặp phải nguy cơ lật nước!
Trong lúc này, thái thượng hoàng Hàn Ân của Ung quốc phá quan bước ra, tự mình mặc áo giáp, một mình ra khỏi phủ Thiên Mệnh, muốn dùng vua tiếp vua, chiến đấu với Trang Cao Tiện ở phủ Nghỉ Dương.
Ai cũng biết bây giờ quốc chủ Hàn Ngôn của Ung quốc hữu danh vô thực, chỉ là một kẻ bù nhìn. Quyền lực tối cao của cả Ung quốc từ đầu đến cuối vẫn luôn nằm trong tay thái thượng hoàng Hàn Ân.
Mà tướng quốc của Ung quốc Tề Mậu Hiền lại tự mình trấn giữ phủ Tĩnh An, nghênh đón quân tiên phong của Kinh quốc đang lao đến.
Phủ Tĩnh An là thị trấn quân sự quan trọng ở phía Bắc Ung quốc, cho tới bây giờ đều chỉ xây dựng phòng tuyến giả định theo Kinh quốc. Mặc dù Xích Mã Vệ nổi danh thiên hạ nhưng Tề Mậu Hiền dựa vào quân đội hùng hậu và thành lũy kiên cố của phủ Tĩnh An cũng hoàn toàn đủ sức chiến một trận.
Nội tình Ung quốc thâm hậu, tướng quốc Tề Mậu Hiền ở phía Bắc chống đỡ Xích Mã Vệ, Anh quốc công Bắc Cung Ngọc gấp rút tiếp viện Lan Hà Thủy Phủ, quyết chiến với Lạc Quốc và thủy quân của Thanh Hà Thủy Phủ ở phía tây.
Cho dù là Kinh quốc hay là Lạc quốc đều chỉ phái ra một đội quân, chỉ có Trang quốc là dốc toàn bộ quốc lực chiến đấu.
Mấu chốt thắng bại của trận quốc chiến này liền rơi vào phủ Nghi Dương.
Thái thượng hoàng Hàn Ân của Ung quốc là nhân vật cùng thời với thái tổ Trang Thừa Càn của Trang quốc.
Hơn ba trăm năm trước, một đời hùng chủ Hàn Chu của Ung quốc chết trận nơi sa trưởng, thái tử cũng đột nhiên chết ở Đông Cung, ngay sau đó chính là "tam vương đoạt vị." Trong lúc tam vương bộc phát đại chiến, Ung quốc vốn đang nguyên khí đại thương càng do đó mà bị loạn lạc tàn phá đến không chịu nổi.
Nhưng cuối cùng người leo lên hoàng vị lại không phải là bất kỳ vị nào trong tam vương.
Nghe nói thần dân Ung quốc còn cảm thấy tam vương công phạt lẫn nhau, không để ý tới dân sinh, làm cho Ung quốc đại loạn, cho rằng bọn họ đều không phải là minh chủ, cho nên mới quay sang ủng hộ lập đệ đệ của Hàn Chu lên kế thừa đại vị, cũng chính là Hàn Ẩn.
Hàn Ân ngồi lên long ở ở phủ Thiên Mệnh, tự mình lãnh binh, trong thời gian một năm ngắn ngủi đã lần lượt đánh bại ba vương, hoàn toàn nắm trong tay quyền lực chính trị và quân sự của Ung quốc, củng cố thế cục bấp bênh của Ung quốc, lại còn đánh lùi sự xâm lăng của Kinh quốc!
Hàn Ân được coi là minh quân ngăn cơn sóng dữ, thanh thế đuổi sát một đời hùng chủ Hàn Chu.
Rồi sau đó lại mang theo xu thế xây dựng triều đại thiên hạ, tới phía Nam san bằng đất "phản loạn."
Trận chiến lần ấy, Trang Thừa Càn tự mình trấn giữ dãy núi Kỳ xương, một bước cũng không chịu nhường, liều chết tiến công Ung quốc. Mà Thanh Hà Thủy Phủ ký kết minh ước với Trang Thừa Càn dưới sự dẫn dắt của Tống Hoành Giang khuynh tộc mà chiến, giết đến Lan Hà nhuộm đỏ, vì Trang quốc mở ra một con đường.
Sau này Trang quốc gia nhập trở thành một nước phụ thuộc của Đạo giáo, nhận được che chở ở mức độ nào đó, trở thành một cây đinh được Cảnh quốc thu xếp tiến vào biên giới phía Tây.
Không thể bình định đất Trang, để cho xã tắc Trang quốc có thể kéo dài, đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho Hàn Ân ở trong lòng rất nhiều người không thể nào vượt qua được Hàn Chu. Dù sao Trang Thừa Càn cũng là tướng dưới trướng của Hàn Chu, lúc Hàn Chu còn sống rất thành thành thật thật, nhãn nhục chịu khó. Nhưng Hàn Ân lại không thể đánh bại được Trang Thừa Cân.
Có thể nói Trang quốc chính là cây đỉnh đóng sâu nhất ở trong lòng của Hàn Ân.
Mà lúc này đây, Hàn Ân có nhổ được cây đỉnh đâm trong thịt găm trong mắt này hay không, hay là Trang Cao Tiện kế thừa ý chí của thái tổ, công thành, phạt cường Ung, đều nằm ở trong trận chiến phủ Nghi Dương này.