Xuyên Không Về Thập Niên 80, Gả Cho Người Chồng Thô Lỗ

Chương 172

Lý Trình Trình lắc đầu: "Không sao đâu chị Tú Tuệ, chị cũng có thể nhân cơ hội này kiếm chút tiền lời từ chỗ người khác mà. Giá thu mua bên tôi sẽ không thay đổi đâu, trước như thế nào thì sau vẫn vậy."

Dù có tăng giá thì cũng là tăng theo giá thị trường, nếu giá thị trường tăng mà cô vẫn giữ nguyên giá thì là đi lừa lọc người khác rồi.

Hoàng Tú Tuệ gật đầu: "Tôi biết rồi."

Chị gái này tên Hoàng Tú Tuệ, còn con gái của cô ta tên Điền Khả Khả. Điền Khả Khả lớn hơn Lý Hiểu Đồng một tuổi. Dạo này hai đứa trẻ chơi với nhau nhiều hơn nên mỗi tháng Lý Trình Trình lại đưa cho Hoàng Tú Tuệ mười đồng để cô ta giúp mình để mắt tới Lý Hiểu Đồng.

Một lúc sau, Hoàng Tú Tuệ dẫn Lý Hiểu Đồng và Điền Khả Khả quay về.

"Vợ ơi, chuyện này có ảnh hưởng gì đến chúng ta không?" Bạch Đại Sơn đi tới đưa túm bí đỏ trong tay cho Lý Trình Trình: "Vợ ơi, trưa nay mình xào cái này lên ăn đi, còn non lắm đấy."

Lý Trình Trình đưa tay ra nhận lấy rồi lắc đầu: "Không ảnh hưởng gì đâu, dù cửa hàng thực phẩm tươi sống có ngừng kinh doanh thì cũng không ảnh hưởng gì đến chúng ta cả, cùng lắm thì mình kiếm ít đi mấy chục tệ thôi. Nhưng người bị ảnh hưởng là phía thôn dân đó, bây giờ thu mua với giá cao như vậy, về sau em mua lại với giá thấp thì họ sẽ không hài lòng lắm đâu. Thế nên sau này em sẽ không thu mua nông sản của họ nữa."

Bạch Đại Sơn gật đầu: "Thế để anh bảo lão Nhị sang thôn khác thu mua. Từ nay về sau anh sẽ để lão Nhị tiếp quản việc kinh doanh với thôn kia."

"Vâng." Lý Trình Trình gật đầu tán thành.

Nếu người trong thôn có thể chấp nhận giá hiện tại của cô thì cô vẫn sẽ thu mua nông sản của họ, nhưng nếu đã muốn tăng giá thì quên đi, cô cũng không phải kẻ coi tiền như cỏ rác. Huyện Dương Chi hoặc cả tỉnh này có nhiều thôn như vậy lắm, đâu phải chỉ có mỗi thôn An Cư này đâu, thế nên chuyện này không ảnh hưởng gì đến việc buôn bán làm ăn của nhà cô cả.

Thậm chí có nhiều thôn làng còn nghèo đói hơn ở đây rất nhiều, có biết bao nhiêu loại quả dại rau rừng nhưng hiện tại việc di chuyển đến đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nếu không thì Lý Trình Trình sẽ tìm đến những địa phương đó rồi thu mua nông sản với giá thấp hơn ở đây nhiều lần.

Đến trưa trời nóng nực hẳn nên Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn mới về nhà. Trên đường về họ gặp rất nhiều người chân trần xách thúng ra đồng bắt ốc. Lúc gặp Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn, mấy người đó đều thoáng xấu hổ.

Vì có người thu mua với giá cao hơn, họ không hợp tác với Lý Trình Trình nữa nên cứ có cảm giác như thể họ đã bỏ rơi Lý Trình Trình vậy.

Trương Quế Phương và Liễu Chuẩn Tắc thì đắc ý vô cùng. Vì tầm nhìn hạn hẹp, không biết thế giới bên ngoài rộng lớn cỡ nào nên họ cho rằng Lý Trình Trình chỉ có thể thu mua rau dại ở thôn An Cư này thôi, tưởng rằng nếu thôn dân hợp tác với bên khác rồi thì Lý Trình Trình sẽ không thu thập được nguyên liệu giúp tiệm cơm nữa. Nếu đã vậy thì tiệm cơm sẽ không cần cô nữa và cô cũng sẽ mất đi công việc khiến mình luôn tự hào.

Vân Mộng Hạ Vũ

Liễu Lệ Hoa và Lưu Đại Tráng, thậm chí ngay cả Lưu Tử Vinh cũng bị nghiêm trị vì Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn, bây giờ nhìn thấy Bạch Đại Sơn sắp quay về với cuộc sống khốn khó trước kia, họ có thể không vui mừng được sao?

Còn riêng Bạch Lão Tam thì họ sợ không dám trả thù vì sợ lúc Bạch Lão Tam quay lại thì họ sẽ không còn chỗ trú thân ở thôn An Cư này nữa. Thế nên bây giờ thấy Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn sắp gặp báo ứng, khỏi phải nói cũng biết cả gia đình họ vui đến cỡ nào.

Nhưng họ không hề biết hiện giờ Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn kiếm được gần hai nghìn tệ mỗi ngày, phí sinh hoạt trong ngăn kéo từ mười tệ đổi thành một trăm tệ và giờ thì tăng lên thành năm trăm tệ rồi.

Liệu họ có phải quay lại với cuộc sống khốn khổ trước đây nữa không?

 

Nghe chẳng khác nào chuyện hài!

Là người xuyên không đến thời đại này, nếu để bản thân quay về với cảnh khốn khó trước kia thì Lý Trình Trình cũng mất mặt quá rồi!

Vì thôn dân không bán rau dại cho Lý Trình Trình nữa, Bạch Nhất Thuận không có việc gì làm nên Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn dẫn cậu bé đi mò tôm cùng. Bạch Nhất Thuận phải thức khuya dậy sớm mò tôm rất vất vả nên Lý Trình Trình trả cho cậu bé giá cao một chút, năm xu một cân nhưng chỉ một mình cậu bé được biết chuyện này thôi, nếu có người thứ hai biết thì Lý Trình Trình sẽ không thu mua nữa.

Bạch Nhất Thuận gật đầu lia lịa, cam đoan sẽ không để bất cứ ai biết chuyện này.

Mấy kênh rạch, hồ nước trong thôn đều có tôm nên Bạch Nhất Thuận không cần ra tận ven sông để mò. Thế nên mỗi tối cậu bé đều cầm theo đèn pin, thùng gỗ và kìm kẹp đi tìm loanh quanh ven ruộng nước của thôn An Cư, còn Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn tiếp tục đi tìm ở thượng nguồn dọc theo ven sông.

Ven sông có rừng trúc, rừng tre, độ an toàn không cao nên họ cũng không dám để một đứa trẻ như Bạch Nhất Thuận đi một mình, thế nên ven sông là của Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn còn ruộng trong làng trở thành địa bàn của Bạch Nhất Thuận.

Trong thôn nhiều ruộng như vậy, Bạch Nhất Thuận có thể kiếm được bội tiền.

Đợi khi mùa hè qua đi, các loại thuỷ sản như tôm và cua sẽ không xuất hiện vào ban đêm cho Bạch Nhất Thuận bắt nữa. Đến lúc đó Lý Trình Trình sẽ sắp xếp một công việc khác cho cậu bé.

Cuối tháng bảy, hệ thống trường Tiểu học ở thôn An Cư đã được xây xong. Trình Tuyết Dương đứng ra đại diện mời một vài thầy cô lớn tuổi về trường giảng dạy, sau đó đăng thông báo tuyển dụng giáo viên trẻ. Trình Tuyết Dương tuyển dụng giáo viên ở thị trấn Thần Quang nên hầu hết giáo viên ở đây đều là người bản địa và nhà cách trường học không xa lắm.

Các thầy cô có thể về nhà vào cuối ngày hoặc ở lại ký túc xá tập thể của trường vì trường Tiểu học thôn An Cư cũng đã xây dựng ký túc xá cho những thầy cô nhà ở xa.

Đến tháng tám, tất cả giáo viên đều đến trường làm việc, ổn định trường học rồi bắt đầu công tác tuyển sinh. Bà nội của Điền Khả Khả không muốn cho cháu gái đi học nên lúc ghi danh cho Lý Hiểu Đồng, Lý Trình Trình đã kéo Điền Khả Khả đến báo danh rồi trả tiền học phí cho cô bé.

Lý Trình Trình ghét nhất là kiểu người trọng nam khinh nữ như bà nội Điền Khả Khả. Đối xử với cháu gái không ra gì nhưng đến khi về già thì cứ tìm cháu gái để bắt vạ, sao lúc đó không tìm đến mấy đứa cháu trai mà mình từng hết lòng thương yêu đi?

Hoàng Tú Tuệ tốt thì tốt thật nhưng cũng yếu thế, mẹ chồng không muốn cho cháu gái đi học mà cô ta cũng không dám phản kháng gì. Nếu không nhờ Lý Trình Trình phổ cập kiến thức cho cô ta về tầm quan trọng của việc đi học và tương lai sau này sẽ phải dựa vào con gái là chủ yếu, nếu con gái được dạy dỗ tốt thì dĩ nhiên là bậc làm cha làm mẹ cũng có một cuộc sống tốt nếu không chắc Hoàng Tú Tuệ cũng không cho con gái đi học dù Lý Trình Trình có trả học phí đi chăng nữa.

Ở thời điểm đó, học phí cho cấp bậc Tiểu học là hai tệ rưỡi, đóng học phí cho Lý Hiểu Đồng và Điền Khả Khả chỉ mất có năm tệ nên Lý Trình Trình đăng ký học cho cả hai đứa nhỏ luôn. Còn về chuyện Điền Khả Khả sẽ học tập ra sao thì cô không biết.

Bà nội của Điền Khả Khả biết chuyện còn muốn Hoàng Tú Tuệ đi lấy tiền học phí của Điền Khả Khả về. Lý Trình Trình nói nếu Hoàng Tú Tuệ dám đi lấy lại tiền thì sau này cô sẽ không thu mua rau dại của nhà họ Điền nữa, dù là bất cứ nhà nào.

Nhà họ Điền là ám chỉ toàn bộ hộ dân mang họ Điền ở thôn An Cư. Nếu xâm phạm đến lợi ích của mọi người thì dĩ nhiên tất cả đều sẽ lên tiếng, vậy là có một đống người nhảy ra chỉ trích, mắng mỏ bà nội của Điền Khả Khả.

Có người nói nếu đã tách ra thì đừng nhúng tay vào chuyện gia đình của người ta nữa.

Một số khác thì nói nếu nguồn tài chính của họ bị chặn đứng thì họ sẽ đốt nhà họ Điền đấy.

Bà nội Điền Khả Khả biết mình đã chọc giận mọi người nên dĩ nhiên là không dám có bất kỳ suy nghĩ nào về chuyện học phí của Điền Khả Khả mà cũng không dám lượn lờ trước mắt Hoàng Tú Tuệ nữa.

 
Bình Luận (0)
Comment