Xuyên Không Về Thập Niên 80, Gả Cho Người Chồng Thô Lỗ

Chương 227

"Anh Vinh, nếu có vấn đề không hiểu thì cứ gọi điện thoại cho em, phần lớn thời gian em đều ở nhà, anh sẽ không khó để tìm được em." Lý Trình Trình dặn dò.

Năm ngoái Quý Vinh dẫn cấp dưới tới huyện Môn Thông sắp xếp công việc, bây giờ cấp dưới của Quý Vinh đã sắp xếp xong mọi chuyện, đợi Quý Vinh qua đó.

Quý Vinh gật đầu với Lý Trình Trình, sau khi lên xe ngồi, anh ấy vẫy tay với họ.

Nhìn thấy xe đi xa, Lý Trình Trình ngồi lên xe ba bánh: "Đi thôi, bây giờ đến đội vận chuyển, để ngày mai mọi người giúp chúng ta tới lò mổ kéo đồ về cho mình, có lẽ mọi người đều đợi món phá lấu của chúng ta, chúng ta cũng nên bắt đầu làm món đó thôi."

Mấy ngày sau, Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn đều bôn ba bên ngoài, đến tận hai mươi tháng giêng, tất cả mối làm ăn mới khôi phục lại bình thường, quán thực phẩm tươi sống, quán tôm hùm đất đều kinh doanh trở lại, Lý Hiểu Đồng cùng Điền Khả Khả đã đến trường, bắt đầu cuộc sống học hành đơn thuần và tươi đẹp.

Cuối năm, các loại rau dại đều bắt đầu sinh sôi, người người nhà nhà đều cử một người lên núi đào rau dại, mặc dù giá cả rau dại không cao nhưng cũng là tiền, làm gì có ai chê tiền ít?

Hạ Vân Lai tiếp tục lên núi xuống thôn, giúp Lý Trình Trình thu rau và rau dại nhưng chỉ một mình Hạ Vân Lai chắc chắn không làm được quá nhiều việc, thế là Lý Trình Trình để Hạ Vân Lai chọn hai chàng trai chăm chỉ, nhân phẩm tốt trong lớp học ban đêm của cậu ấy, để họ ký "hợp đồng lao động", sau đó để hai người họ đi làm cộng sự của Hạ Vân Lai, tiền lương của họ là ba mươi tệ một tháng.

Ban ngày theo Hạ Vân Lai lên núi xuống thôn thu rau dại, rau xanh, gia súc, đến đêm tiếp tục lên lớp ban đêm học, lúc nào không muốn làm thì tìm cô từ chức là được.

Còn có làm món phá lấu, vì Lý Trình Trình tăng thêm nguyên liệu từ hai lò mổ nữa nên người làm cũng phải tăng thêm vài người, bây giờ người làm món phá lấu cho cô đã đến mười hai người rồi.

Vân Mộng Hạ Vũ

Tiền lương đều là hai tệ một ngày, một tháng sáu mươi tệ, so với lương của công nhân trong thành phố còn cao hơn, ai ai cũng gắng hết sức để làm, hoàn toàn không cần Lý Trình Trình lo lắng, ngày nào Lý Trình Trình cũng làm nước dùng cho món phá lấu.

Công thức bí mật của món đương nhiên không thể để lộ ra ngoài, tránh cho người khác chặn mất đường làm ăn, như thế không biết sẽ có bao nhiêu người bị liên lụy.

Lần này gia công tôm hùm đất, Lý Trình Trình cũng mời người trong thôn đến, sau khi đào tạo xong, cô không lo mấy chuyện này nữa.

Trước đây mọi người bán món phá lấu đều là Bạch Đại Sơn đi giao hàng cho họ, bây giờ để chủ nhân xe bò trực tiếp đưa món phá lấu và tôm hùm đất tới tiệm tôm hùm đất, toàn bộ mọi người đến nhập hàng, vừa tiện, vừa nhanh.

Năm nay Hoàng Tú Lan phải làm rất nhiều việc nên Lý Trình Trình tăng lương cho cô ấy, bây giờ mỗi tháng ba mươi tệ, thời gian đi làm cũng thay đổi, từ bảy giờ sáng đến một giờ chiều, thời gian buổi chiều thuộc về cô ấy, cô ấy có thể đi bán hải sản khô, cũng có thể làm những công việc khác.

Quý Vinh mở ra thị trường hải sản khô ở huyện Môn Thông, doanh số cũng khá tốt, một tuần bán hết hai trăm nghìn cân hàng, cũng có thể nói một tuần anh ấy có thể kiếm về sáu mươi vạn tệ, trừ đi tiền lương trả cho cấp dưới, còn có tiền ăn ở của mọi người, anh ấy kiếm về hơn năm mươi nghìn tệ, Quý Vinh vui sướng không thôi.

 

Bởi vì biết tốc độ xuất hàng phía Quý Vinh nên Lý Trình Trình cũng sắp xếp người phụ trách phía nam mỗi tháng gửi cho anh ấy năm đợt hàng, nhiều thêm một đơn, chính là để bảo đảm hàng hóa không bị ngừng.

Trước mắt nhà cung cấp hải sản khô có hai hộ, một nhà phía nam, một nhà là khu vực phía đông, nhưng hai nhà phải cung cấp cho ba đại lý buôn bán là Lý Trình Trình, nhà họ Lương và Quý Vinh, trong thời gian ngắn còn được, một khi thời gian kéo dài họ sẽ không cung cấp nổi.

Thế là Lý Trình Trình liên hệ với nhà cung cấp phía Nam để họ đến những thành phố chế biến hải sản khác, thành lập một sở làm việc, giúp cô tìm một nhà cung cấp, bởi vì họ cùng làm việc trong thời gian dài, đã có kinh nghiệm nên Lý Trình Trình tìm họ giúp đỡ. Vì thế nhà cung cấp hải sản khô từ hai nhà biến thành ba nhà, nhà cung cấp mới tìm được cung cấp hàng cho Quý Vinh, nhà phía Đông cung cấp cho nhà họ Lương, bên phía nam vẫn là người mà Bạch Đại Sơn và Lý Trình Trình tìm được tiếp tục cung cấp hàng cho Lý Trình Trình, vì họ hợp tác đã lâu, cực kỳ ăn ý rồi.

Bây giờ Lý Trình Trình đã đạt đến trình độ tiền đếm mỏi tay không hết, nhưng với cô, đồ lúc này còn rất rẻ, nói cách khác bây giờ cô có tiền nhưng không có chỗ tiêu.

Kỳ quặc như thế đấy.

Suy cho cùng những năm này quần áo ba mươi tệ là có thể mua được bộ tốt nhất rồi, mỗi ngày Lý Trình Trình mua một bộ quần áo mới, từ đầu đến chân đều mới thì một năm cũng chỉ hết ba mươi nghìn tệ, mà thu nhập hàng ngày của cô đã không dừng lại ở con số ba mươi nghìn tệ nữa.

Có thể nói thu nhập một ngày của cô ấy có thể mua quần áo trong hai năm.

Cô ấy đã giàu đến mức đó rồi đấy.

Người ta bảo nghèo thì lo thân, giàu thì lo thiên hạ, Lý Trình Trình không phải người có trái tim Thánh Mẫu dạt dào, muốn giúp đỡ tất cả mọi người, cô chỉ muốn giúp trẻ em, để chúng có thể đi học, học được nhiều kiến thức hơn, kể cả không thay đổi được thân phận nông thôn thì mọi người cũng có thể lợi dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật để làm ruộng, dùng khoa học kỹ thuật nâng cao sản lượng nông sản, có như thế sau này mọi người sẽ không chịu đói nữa.

Trưởng thôn Cố nghe thấy tiếng gõ cửa thì ngẩng đầu lên nhìn thấy Lý Trình Trình đứng bên ngoài, ông ta hơi ngạc nhiên: "Trình Trình, cháu tìm chú có việc gì thế?"

Lý Trình Trình và Bạch Đại Sơn dẫn dắt toàn bộ người dân thôn An Cư kiếm được nhiều tiền như thế, bây giờ trưởng thôn Cố không dám vì chuyện của Cố Trạch mà hận cô, nếu như ép người ta đi mất, sau này chỗ tốt đều của thôn khác rồi.

Ông ta không ngu đâu.

Lại thêm ông ta còn có hai đứa con trai là Cố Văn, Cố Võ, Cố Trạch không ở bên cạnh cũng chẳng ảnh hưởng gì tới ông ta cả.

Lý Trình Trình đi vào trong chi bộ thôn rồi nói: "Trưởng thôn, cháu định mua một miếng đất trống trong thôn để xây thư viện, chắc là trưởng thôn cũng nghe nói đến thư viện trong huyện thành rồi nhỉ? Phần lớn người dân thôn chúng ta đều không có văn hóa nên mới nhiều mâu thuẫn, chuyện xích mích cũng nhiều, cháu muốn nâng cao trình độ văn hóa của mọi người, nâng cao tư tưởng giác ngộ của mọi người, giải quyết vấn đề từ gốc rễ."

"Còn có đám trẻ trong thôn cũng không có ai trông, rất nhiều người làm việc đều cõng trẻ trên lưng để ra đồng, phơi nắng phơi gió, dễ bị bệnh, xây thư viện xong, đến lúc đó để lại một căn phòng làm thành nhà trẻ, sau này mọi người đi làm có thể đưa bọn nhỏ tới đó, như thế họ sẽ chú tâm làm việc, mà con trẻ cũng có người chăm, có thể nói là biện pháp đẹp cả đôi đường."

"Hơn nữa sau này mời thêm vài giáo viên nghệ thuật như thư pháp, quốc họa, nhạc cụ, ... bồi dưỡng trẻ thôn An Cư thật tốt, người ta bảo trẻ em là hy vọng và tương lai của gia đình, nuôi dạy trẻ tốt, đương nhiên gia đình sẽ tốt hơn, nông thôn chúng ta vốn không có tài nguyên tốt như thành phố lớn, rất nhiều đứa trẻ muốn học mà không có cơ hội để học, cũng không có nơi nào dạy mà học, vì thế cháu muốn tạo cơ hội tốt hơn cho đám trẻ ở thôn An Cư."

 
Bình Luận (0)
Comment