Xuyên Không: Vương Gia Vô Dụng Lột Xác

Chương 613

Chương 614

riệu Thự băng hà rồi, lúc ông ra đi rất nhẹ nhõm, cũng rất tĩnh lặng, vốn là ông muốn cùng mấy đứa trẻ Tư Nguyệt chơi đá cầu, đúng lúc này lại cảm thấy có thể là đã tới lúc rồi, thế là liền ngồi dưới một thân cây, vì không để mấy đứa trẻ hoảng sợ, Triệu Thự lừa chúng nói mình muốn ngủ một chút, kết quả lần nhắm mắt này không bao giờ mở mắt lại nữa, đợi đến khi đám người Triệu Nhan và Cao hoàng hậu vội vàng đi tới, thì lại nhìn thấy Triệu Thự với vẻ mặt mỉm cười ngồi ở chỗ kia, quả thật giống như là đang ngủ vậy.

Bệnh tình của Triệu Thự cũng chỉ truyền trong tầng lớp trên của Đại Tống, phần lớn người đều không biết rằng thời gian của Triệu Thự không còn nhiều nữa, cho nên khi tin Triệu Thự bệnh chết truyền ra, cả Đại Tống đều chấn động vì tin này, đám thương nhân thành Đông Kinh lại càng chủ động ngừng kinh doanh một ngày, dùng việc này để bày tỏ niềm thương tiếc đối với Triệu Thự, mặc dù thời gian tại vị của Triệu Thự không dài, nhưng lại mang lại nhiều thay đổi to lớn cho Đại Tống, ví dụ như việc mở ngân hàng, đã phát sinh ảnh hưởng cực lớn đối với thương nghiệp, không ít người vì vậy mà phất lên, cho nên bọn họ vẫn vô cùng. cảm kích đối với vị hoàng đế Triệu Thự này.

Đối với triều đình Đại Tống mà nói, việc Triệu Thự băng hà càng là một việc. lớn, trước hết là tân hoàng phải đăng cơ, chính bởi vì nước một ngày không thể không có vua, cho nên khi hoàng đế cũ qua đời thì tân hoàng phải đăng cơ, không được chậm trễ dù chỉ một chút. Cũng chính vì vậy, ngày thứ hai khi Triệu Thự qua đời, Triệu Húc liền cử hành đại lễ đăng cơ, cũng nhờ có sự chuẩn bị từ trước, cho. nên cũng không phải là gấp rút quá.

Sau khi Triệu Húc đăng cơ, việc đầu tiên làm chính là xử lý tang sự của Triệu Thự, tang lễ của một vị hoàng đế không phải là một chuyện nhỏ, thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến nền tảng của đất nước, hơn nữa với tình cảm của Triệu Húc đối với Triệu Thự, cho nên lần này, sau khi kết thúc đại lễ, Triệu Húc liền đích thân gánh vác việc cử hành tang lễ cho Triệu Thự, ví dụ như miếu hiệu và thuy hiệu của Triệu Thự đều là do Triệu Húc tự định ra, miếu hiệu không có gì ngạc nhiên khi vẫn định là Anh Tông. Nói ra thì Triệu Thự tiêu diệt Tây Hạ, cũng xem như là xứng đáng với cái miếu hiệu Anh Tông này rồi.

Bên kia Triệu Húc bận túi bụi, thì Triệu Nhan cũng là bận muốn chết, một là hắn phải ở bên linh cữu của Triệu Thự, hai là hắn cũng phải giúp đỡ Triệu Húc xử lý một số sự vụ của tang lễ, dù gì thì Triệu Húc là tân hoàng mới đăng cơ. Ngoại trừ xử lý tang sự, còn có nhiều quốc sự hơn nữa cần y xử ý, Triệu Nhan không thể giúp y trong việc quốc sự, chỉ có thể tận lực giúp đỡ một chút trong việc tang sự.

So với Đường triều, tang lễ của hoàng đế thời Bắc Tống đơn giản hơn nhiều, ví dụ như hoàng lăng Đường triều đại bộ phận đều xây dựng trong núi, nhưng hoàng lăng thời Bắc Tống thì đơn giản hơn nhiều, mà đa số đều tập trung xây ở huyện Củng, cũng tức là phụ cận thành phố Củng Nghĩa, Hà Nam của đời sau. Từ lúc Đại 'Tống khai quốc đến nay, hoàng đế các đời đều được chôn cất ở đó, đương nhiên là Triệu Thự cũng không ngoại lệ.

Bình thường người ta đều là 7 ngày sau mới chôn cất, nhưng hoàng đế thì đương nhiên là không giống vậy, hoàng đế Bắc Tống bình thường đều phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh quy củ “Thiên tử 7 tháng sau mới chôn cất”, cũng tức là nói thi thể của Triệu Thự phải để trong cung trong vòng 7 tháng mới đem đi chôn cất, ngoài ra hoàng đế Đại Tống còn có một ưu điểm, đó là lúc sinh thời thường đều không xây hoàng lăng. Mãi đến sau khi chết mới xây lăng, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà tang kỳ dài đến thế. Đương nhiên thời gian 7 tháng cũng không thể xây ra được một lăng mộ quá lớn, cho nên xét về quy mô thì hoàng lăng của Đại Tống không thể so với Đường triều.


Việc xây dựng hoàng lăng đương nhiên là một trong những việc nặng nề nhất trong những việc nặng nề của tang lễ, Triệu Húc tuy rằng đã phái chuyên gia đi giám quản, nhưng có lúc vẫn cần một người trọng yếu đi giám sát, vừa hay Triệu Nhan ngoại trừ việc túc trực bên linh cữu thì không có việc gì khác, thế là hắn liền thường xuyên đi lại giữa kinh thành và huyện Củng, bận rộn suốt mấy tháng trời, cuối cùng cũng xem như là đã xây xong hoàng lăng, Triệu Nhan cũng vì vậy mà gầy đi mấy vòng.

Lúc hoàng lăng xây xong, vừa vặn cũng tới ngày cử hành tang lễ, trong ngày này cấm quân kinh thành xuất động phong toả đường, hộ tống đội ngũ đưa tang để đề phòng xảy ra chuyện ngoài ý muốn, ngoài ra số cấm quân này cũng cần phải tham gia tang lễ, khi cử hành tang lễ tam quân phải khóc thảm thiết, cảnh tượng hết sức hoàng tráng, đồng thời đây cũng là nghi thức chỉ có ở Đại Tống, dùng việc này để biểu thị sự xem trọng đối với quân đội, nhưng mà Đại Tống lại là một triều đại xem nhẹ võ tướng nhất, đây cũng xem như là một chuyện kỳ lạ.

Vốn đối với việc Triệu Thự qua đời, Triệu Nhan cũng hết sức đau buồn, chẳng qua là mấy tháng này bận rộn quá, khiến hắn căn bản là không có thời gian để đau buồn, cuối cùng hắn cũng chỉ khóc lớn một hồi trong buổi tang lễ, sau đó về nhà liền mất đi cái cảm giác này, hẳn là Triệu Húc cũng có cảm giác giống vậy, hôm qua trong tang lễ hình như y cũng chẳng khóc lâu lắm, dù gì thì con người không thể cứ sống mãi trong bi thương được, thời gian trôi qua, đau buồn lớn hơn nữa cũng sẽ dần biến mất.

Đợi sau khi tang lễ chấm dứt, Triệu Nhan mới có tinh thần chú ý đến sự thay. đổi của hoàng vị Đại Tống, nói ra thì Triệu Thự đã sớm biết thời gian của mình không còn nhiều, cho nên trước đó đã từng chút một giao quyền lực trong tay mình cho Triệu Húc, cho nên sau khi ông mất, Triệu Húc cũng vô cùng thuận lợi thay thế quyền lực của ông, đối với điều này quần thần trong triều cũng đã sớm chuẩn bị tâm lý, cho nên lần chuyển giao quyền lực này có thể nói là vô cùng thuận lợi, đặc biệt là những lão thần như Hàn Kỳ lại càng có kinh nghiệm phong phú, có họ toạ trấn trong triều, cũng giảm bớt đi rất nhiều phiền phức cho Triệu Húc.


Cũng chính vì những nguyên nhân trên, cho nên sau khi Triệu Thự qua đời, các phương diện của Đại Tống vẫn cứ vận hành vô cùng vững vàng, nhìn từ bên ngoài thì không có gì khác với lúc Triệu Thự vẫn còn tại vị, kinh thành vẫn phồn hoa như vậy, đồn điền ở phía nam cũng đã bắt đầu thấy được hiệu quả, ngô và khoai lang đã đến bàn ăn của mọi nhà, chư châu Tây Hạ cũng vô cùng bình ổn, một số lượng lớn người Tống tràn vào đó, khiến sự thống trị của Đại Tống đối với nơi đó càng thêm ổn định, đồng thời cũng bắt đầu khai thông con đường giao thông với Tây Vực, phục hồi con đường tơ lụa trên cạn của thời Hán Đường, mang lại sức sống mới cho nền thương nghiệp Đại Tống.

Tuy nhiên dưới bề mặt tĩnh lặng này, lại ẩn giấu một mạch nước ngầm mãnh liệt, đó là phe cải cách do Vương An Thạch dẫn đầu đang hoạt động. Cùng sự đứng vững của Vương An Thạch trong triều đình, gã cũng bắt đầu tìm kiếm những người cùng chung chí hướng trong kinh thành, ví dụ như Lã Huệ Khanh, Chương Đôn, Thái Xác... lúc này đều đã lui tới thân thiết với Vương An Thạch, thậm chí Vương An Thạch còn dựa vào quan hệ cá nhân mà tiến cử những người này với Triệu Húc, phải biết những người này đều là lực lượng trung kiên sau này của phe cải cách, tuy là hiện giờ bọn họ vẫn chưa được trọng dụng, nhưng đợi đến khi Vương An Thạch chính thức bắt đầu làm luật, thì những người này sẽ một bước lên mây, trở thành những nhân vật chủ chốt của võ đài chính trị Đại Tống trong tương lai.

Không chỉ vậy, Vương An Thạch cũng lui tới thường xuyên hơn với Triệu Húc, lúc trước khi Triệu Thự bệnh, Triệu Nhan từng khuyên Triệu Húc, bảo y bớt qua lại với Vương An Thạch, miễn cho Triệu Thự nghe thấy sẽ lo lắng, đối với điều này Triệu Húc cũng nghe theo lời đề nghị của Triệu Nhan, nhưng đợi sau khi Triệu Thự qua đời, Triệu Húc vừa tiếp nhận hoàng vị, có vài chuyện khó mà quyết đoán được, mà y lại rất coi trọng Vương An Thạch, bởi vậy thường triệu Vương An Thạch tiến cung để hỏi, kết quả, kết quả xử lý của rất nhiều việc đều từ tay Vương Thạch An mà ra, đã có không ít người ngầm gọi Vương Thạch An là tể tướng ngầm của Đại Tống.

Hàn Kỳ kiên quyết đòi từ quan, cuối cùng Triệu Húc cũng không níu kéo nổi, rơi vào đường cùng cũng chỉ đành bổ nhiệm y làm Trấn An, Tiết Độ Sứ Võ Thắng quân, Tư Đồ kiêm Thị Trung, Phán Tương Châu, tuy nhiên Hàn Kỳ lại cảm thấy chức quan trên người mình quá mức hiển hách, thế là kiên quyết từ chối Tiết Độ Sứ hai trấn, hơn nữa lúc này Hà Bắc vừa hay xảy ra trận động đất lớn, phủ Đại Danh là khu bị thiệt hại nặng, thế là Hàn Kỳ thỉnh cầu được điều đi trấn thủ Đại Danh phủ, cuối cùng Triệu Húc bất đắc dĩ, chỉ đành bổ nhiệm y làm Tiết Độ Sứ Hoài Nam, đồng thời đổi đi Đại Danh phủ.

Hàn Kỳ làm tướng mười năm, phụ tá ba vị đế vương, trong đó Triệu Thự và Triệu Húc đăng cơ lại càng có quan hệ mật thiết với y, cho nên lần này y bãi chức, đã gây ra chấn động to lớn trong triều đình, đặc biệt là ngày Hàn Kỳ rời kinh, quan viên của cả kinh thành gần như đều đến để đưa tiễn, thậm chí ngay cả Triệu Nhan cũng đến đưa tiễn, tuy nhiên Hàn Kỳ lại đi vô cùng phóng khoáng, chỉ tự mình uống ba chén rượu với những người đến tiễn mình, sau đó liền ngồi lên xe ngựa phất tay rồi đi.

Triệu Nhan nhìn xe ngựa của Hàn Kỳ rời đi, trong lòng không khỏi thở dài một tiếng, bởi vì sau khi Hàn Kỳ rời đi, trong triều khẳng định sẽ xuất hiện hiện tượng chuyển giao quyền lực cực kỳ to lớn, đặc biệt là mấy vị tướng công trong Chính Sự Đường, vốn là khi Hàn Kỳ còn ở đây, còn có thể áp chế những người khác, khiến triều đình không đến nỗi xuất hiện cảnh tranh chấp giữa các băng đảng, nhưng Hàn Kỳ đi như vậy, e là sẽ rất nhanh thôi Chính Sự Đường sẽ vang lên những tiếng tranh cãi.

Tuy nhiên ngoại trừ việc chuyển giao quyền lực, điều Triệu Nhan lo lắng nhất vẫn là ý nghĩa của chuyện này, bởi vì hắn cảm thấy sự rời đi của Hàn Kỳ, giống như là nhượng vị lại cho ai đó vậy. Trên thực tế cảm giác này của Triệu Nhan quả thật không sai, khi Hàn Kỳ rời kinh chưa được mấy ngày, trong triều lại đột ngột bùng nổ một tin tức, Vương An Thạch được bổ nhiệm là Tham Chính Tri Sự, chính thức trở thành một trong những vị tướng công của Chính Sự Đường.

Bình Luận (0)
Comment