Chương 617
Không ngoài dự liệu của đám người Triệu Nhan, sau khi tân pháp được chính thức ban bố không bao lâu, triều đình cuối cùng đã nghênh đón vị đại thần đầu tiên phản đối tân pháp, Ngự Sử Trung Thừa Lã Hối đã chỉ ra 10 thiếu sót lớn từ khi thực hiện cải cách, thỉnh cầu Triệu Húc đình chỉ tân pháp, đáng tiếc vị Ngự Sử Trung Thừa này lại chặn phải họng súng, lúc này là lúc Triệu Húc vô cùng tin tưởng Vương An Thạch, cho nên sau khi nhận được tấu chương buộc tội Vương An Thạch, gần như là vào ngày hôm sau liền cách chức Lã Hối cho xuống làm quan địa phương.
Tuy nhiên, mặc dù Lã Hối buộc tội không thành công, nhưng lại mở màn cho màn đấu tranh giữa đảng mới và đảng cũ, trong đó đảng chủ trương cải cách do Vương An Thạch đứng đầu được xưng là đảng mới, mà các đại thần phản đối cải cách thì hợp lại thành đảng cũ, lúc đầu thực lực của đảng cũ không hề mạnh, rất nhiều đại thần đều không dám chống đối lại cải cách, tuy là Vương An Thạch phạm chút sai lầm, nhưng bọn họ vẫn đang ở thế mạnh, cho nên đảng cũ lúc bắt đầu ngoại trừ vị Lã Hối kia, gần như là không có nhân vật nào đáng nhắc đến, hơn nữa sau khi Lã Hối bị giáng chức phải rời khỏi kinh, đảng cũ quả thật như trong dự đoán của Thẩm Quát, tạm thời yên tĩnh một thời gian.
Vốn dựa theo thế cục ban đầu của cải cách, những trở ngại mà Vương An Thạch gặp phải không hề to tát, thậm chí không ít người còn ngầm cho rằng tân pháp bật đèn xanh, nhưng với sự ngoan cố của Vương An Thạch, những thiếu sót dần hiển lộ, cùng với việc y trong phương diện dùng người không thích đáng, khiến cho tân pháp trong buổi đầu thi hành liền bại lộ khiếm khuyết cực lớn, không ít người đều thầm khuyên Vương An Thạch tạm thời dừng một chút, tốt nhất là chỉnh đốn xong nội bộ phái cải cách rồi hằng thi hành cải cách cũng không muộn, đáng tiếc với tính cách của Vương An Thạch nếu có thể nghe lọt tai mới là chuyện lạ, mà ngược lại còn nảy sinh tranh chấp với người khuyên bảo gã, ví dụ như Tư: Mã Quang thân là bạn thân của Vương An Thạch, chính là vì tình huống này mà đã cãi nhau và trở mặt với Vương An Thạch.
Phải biết rằng Tư Mã Quang và Vương An Thạch là bạn chí cốt, lúc đầu khi Vương An Thạch ẩn cư dạy học ở Nam Kinh, tất cả đều nhờ vào những người bạn tốt như Tư Mã Quang mới có thể nổi danh, “Hưởng phụ thiên hạ nổi danh ba mươi năn” kia chính là câu trích từ tín thư của Tư Mã Quang, từ đó có thể thấy được Tư Mã Quang coi trọng Vương An Thạch thế nào. Nhưng hiện giờ Vương An Thạch ngay cả người bạn chí cốt cũng đã đắc tội, thì đừng nhắc đến việc đắc tội với những người khác chỉ vì cải cách.
Cũng chính vì số người Vương An Thạch đắc tội càng ngày càng nhiều, khiến cho rất nhiều người vốn kỳ vọng vào tân pháp, thậm chí là những đại thần có thái độ ủng hộ đều lần lượt thay đổi thái độ, mà chuyển sang gia nhập vào đảng cũ, điều này cũng khiến thực lực đảng cũ càng lúc càng mạnh. Nếu không phải tân đảng của Vương An Thạch luôn được Triệu Húc tin tưởng vô điều kiện, thì e là tân pháp đã sớm không thi hành nổi rồi.
Tuy nhiên cho dù là có được sự ủng hộ của Triệu Húc, những trở ngại trong việc thi hành tân pháp vẫn càng lúc càng nhiều, đặc biệt là cùng với sự tăng lên về thực lực của đảng cũ, khiến cho mâu thuẫn giữa hai đảng mới và cũ ngày càng trở nên gay gắt, mắt thấy giữa hai đảng sắp nảy sinh một trận đấu kịch liệt, cuối cùng bất kể là ai thắng ai bại, đều sẽ hình thành nên một trận bão táp chính trị mãnh liệt, sẽ gây nên ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với Đại Tống.
Cũng chính vào thời khắc mấu chốt mưa bão sắp ập đến này, Hàn Kỳ ở nơi Đại Danh phủ Hà Bắc xa xôi bỗng dâng thư lên Triệu Húc, trong tấu chương y chỉ ra răng khi Thanh Miêu Pháp được thi hành tại địa phương, đã tạo nên ảnh hưởng xấu đối với bách tính, và khuyên Triệu Húc đình chỉ thi hành Thanh Miêu Pháp. Mặt khác ông ấy làm như vậy cũng là có dụng ý sâu xa, đó chính là sau khi đình chỉ Thanh Miêu Pháp, xoa dịu oán hận của đảng cũ, từ đó làm dịu đi mâu thuẫn giữa hai đảng, để tránh phát sinh thảm kịch tranh đấu giữa các đảng. Phần tấu chương này của Hàn Kỳ có thể nói là dụng tâm lương khổ, quả thật là đã suy nghĩ cho triều đình Đại Tống cho dù là ở trong hay ở ngoài.
Đối với vị tướng 3 triều như Hàn Kỳ, Triệu Húc cũng rất coi trọng, nhận được tấu chương của y cũng vô cùng do dự, cũng chính lúc này, 2 trong vỏn vẻn 3 vị tể tướng của Đại Tống, cũng chính là ngoại trừ Vương An Thạch, Tằng Công Lượng và Trần Thăng Chi cũng bỗng nhiên cầu kiến Triệu Húc, tỏ vẻ ủng hộ đề nghị huỷ bỏ Thanh Miêu Pháp của Hàn Kỳ, lúc này cuối cùng Triệu Húc đã nảy sinh dao động đối với tân pháp, thậm chí còn triệu kiến một mình Vương An Thạch, hy vọng có thể tạm dừng thi hành tân pháp.
Vương An Thạch cũng không ngờ được là tân pháp mới thi hành chưa bao. lâu, liền bị nhiều người phản đối như vậy. Đặc biệt là sự phản đối của các vị lão thần như Hàn Kỳ và Tằng Công Lượng, càng khiến gã có chút trở tay không kịp, chỉ là tính tình gã quá cố chấp, nếu không cũng sẽ không bị người khác gọi là “Tướng công cố chấp” rồi, cho nên đối với ý tưởng muốn tạm dừng tân pháp của Triệu Húc, Vương An Thạch cũng kiên quyết không đồng ý, thậm chí sau khi rời khỏi hoàng cung, liền trực tiếp cáo ốm ở nhà, tiếp đó còn đề ra thỉnh cầu từ quan quy ở ẩn với Triệu Húc.
Trước yêu cầu chuẩn bị từ quan của Vương An Thạch, Triệu Húc cũng vô cùng sốt ruột, dẫu sao thì y cũng sẽ không dễ dàng gì mà từ bỏ việc cải cách, cũng chính vào lúc này, đám người Hàn Giáng trong đảng mới cũng khuyên Triệu Húc, hy vọng y có thể giữ Vương An Thạch lại tiếp tục cải cách, cứ như vậy cán cân trong lòng của Triệu Húc đã nghiêng về phía đảng mới, chủ động ra mặt đến phủ Vương An Thạch giữ gã lại, cũng nhân cơ hội này, Vương An Thạch thừa cơ tố với Triệu Húc tình huống các quan viên trong và ngoài triều cấu kết lẫn nhau, kỳ thật là nói bóng gió là Hàn Kỳ dù đã rời khỏi kinh thành, nhưng vẫn biết rất rõ hướng đi trong triều, từ đó có thể thấy trong triều khẳng định có không ít tai mắt của ông ta, từ đó có thể thấy Hàn Kỳ vốn không hề hoàn toàn buông quyền thế trong tay xuống, điều này khiến Triệu Húc cuối cùng cũng đã không còn tín nhiệm Hàn kỳ nữa, tự nhiên là cũng sẽ không nghe theo lời khuyên của ông ấy.