Ông Tống gượng gạo nhe răng cười cười, nhưng đối với trẻ con, nụ cười này có hơi đáng sợ.
Quý Dương và Quý Nguyên nơm nớp nói: “Cháu chào ông ngoại.”
“Ngoan quá, ông ngoại bế cái nào.”
Quý Dương rụt rè đi tới, lo sợ đến độ tay chân cứng ngắc như rối gỗ.
Quý Nguyên nắm c.h.ặ.t t.a.y vẻ sợ sệt, liên tục thầm nhủ, đây là ông ngoại, không phải người xấu, không cần sợ đâu, nhưng mặt vẫn hết sức căng thẳng.
Tống Thời Hạ rửa mặt xong, đi ra vừa lúc trông thấy cha mình đang bò dưới sàn làm ngựa, trên cổ ông là một nhóc con: “Ngồi vững nhé, ngựa chuẩn bị chạy đây.”
Quý Nguyên ôm cổ ông, cười khanh khách.
Tống Thời Hạ bất đắc dĩ lắc đầu, kéo vạt áo bông chạy vào phòng ấm.
Áo khoác ngoài của giáo sư Quý đã bị Tống Thời Hạ đổi thành áo bông của ba cô, giáo sư Quý mặc chiếc áo bông lên, người tròn vo ra, trông rất đáng yêu.
Vào phòng sưởi, cô bắc nồi sắt lên giá ngang trên miệng hố đốt, rót nước vào rồi đặt lồng hấp. Cô có làm mấy món điểm tâm ngọt, tính hấp lại để cả nhà ăn.
Thợ mổ heo đã tới, bà Tống dẫn qua sân sau bắt heo.
Ông thợ nhìn con heo béo tròn, hỏi lại: “Heo nhà bà mới nuôi nửa năm thật sao?”
“Phải, ngày thường cho ăn cỏ heo với cơm canh thừa và lá cải, thỉnh thoảng sẽ trộn bột ngô với trấu băm, thế mà nó cứ lớn như bơm hơi.”
Ông thợ vừa mài d.a.o vừa bảo:
“Nếu bà không bảo nửa năm, tôi còn tưởng lứa này nhà bà nuôi hơn năm rồi cơ, tôi mổ heo bao năm nay chưa từng thấy nhà nào nuôi mới nửa năm đã lớn như thế.”
“Gà vịt nhà bà thì nuôi bao lâu rồi?”
Bà Tống tự hào khoe:
“Cũng chừng nửa năm thôi, vịt thì không thịt mấy, cứ nuôi để đó, gà từ hồi mua về chưa bao giờ thấy ốm.”
Ông thợ trêu chọc:
“Vợ chồng bà nuôi heo có trình độ như thế, hay là làm cái trại chăn nuôi heo xem sao, nuôi nửa năm là bán được. Nuôi gà kiếm chút đỉnh tiền bán trứng cũng tạm, nhưng không bằng nuôi heo bán thịt.”
DTV
Bà Tống nửa tin nửa ngờ: “Nhà tôi nuôi heo thật sự hiệu quả hơn nhà người khác nhiều lắm à?”
“Tôi lừa bà làm gì, ngày mai tôi lại sang thôn khác mổ thuê đây, bà không tin thì cứ đi theo, xem nhà người ta nuôi một năm có lớn bằng heo nhà bà không.”
Bà Tống nói lại ý tưởng của thợ mổ heo với con trai.
Tống Thu Sinh vừa ăn bánh trứng gà vừa bảo: “Thế chứng tỏ mẹ với ba nuôi heo mát tay, con không lừa hai người đúng không.”
Thực ra Tống Thu Sinh cũng hơi nghi hoặc, nhưng anh ấy cho rằng tính tình ba mẹ mình cầu toàn chu đáo, chăm heo cẩn thận nên chúng mới lớn nhanh thế.
Anh ấy cũng từng thấy có người nuôi heo chỉ cho ăn chút cỏ heo, ngày ngày ăn cỏ thì lấy đâu ra thịt.
Bà Tống đã d.a.o động, ngày thường một cân thịt heo 16 hào, chợ tết có thể bán được giá cao hơn nữa.
Nuôi một, hai con không mất thời gian, cho ăn toàn rau dại cơm thừa cũng lớn nhanh như vậy, tính ra đúng là lời lãi không nhỏ.
“Vậy con xem xem hộ mẹ, nên nuôi bao nhiêu con thì vừa?”
Tống Thu Sinh ăn xong bánh, lau tay rồi nói:
“Mẹ hỏi em con ấy, nó tinh tế hơn, con làm ăn mà cần quyết cái gì cũng toàn nhờ nó.”
Bà Tống càng thêm nghi hoặc, con gái bà lấy chồng thành phố, ăn cơm thành phố liền trở nên thông minh như thế sao?