Con trai mình và Diêu Tuyết đôi lứa yêu nhau, cha Diêu Tuyết cũng đã đồng ý, họ làm cha mẹ nhà trai nếu còn ngại ngùng không dám nhận thì sẽ khiến người ta chê cười.
“Anh Diêu, anh yên tâm, Diêu Tuyết gả vào nhà tôi nhất định sẽ không ai làm khó cháu nó cả.
Tầng hai trên nhà để riêng cho đám trẻ, người trẻ tuổi ưa sạch sẽ, ở riêng tách biệt ra như thế, có phòng vệ sinh trên đó rồi, chỉ chưa lắp đặt xong bồn cầu thôi.”
“Thu Sinh nhà tôi đã mua nhà ở thủ đô, về sau hai đứa nó cứ ở đó, người trẻ tuổi thích sống riêng, không thích cha mẹ kè kè bên cạnh.
Chúng tôi hiểu cả, hai vợ chồng chúng tôi chỉ ở đây trồng trọt nuôi heo, thỉnh thoảng lễ tết con cháu về nhà chơi mấy ngày là được.”
Ông Diêu bổ sung một câu:
“Cũng có thể làm một vườn trái cây rồi thuê người chăm sóc, nếu nhà anh chị làm vườn trái cây, về sau trái cây nhà tôi đặt hàng hết ở đây.”
Bà Tống cười cười:
“Đâu cần phiền toái thế ạ? Đợi khi nào vườn trái cây trong thôn đậu quả, mỗi tháng chúng tôi sẽ gửi cho các nhà một ít.”
Ông Diêu từ chối:
“Sao có thể mặt dày lấy không đồ nhà anh chị được, huống hồ, tôi cũng muốn đặt nhiều.
Chất lượng trái cây nhà anh chị quá tốt, tôi cũng muốn cho đám bạn già bên kia nếm thử.
Cả giỏ quà ngày lễ cho đối tác nữa, tất cả đều muốn nhập từ chỗ anh chị, nên là cái này phải rành rọt ra mới được.”
Ông Diêu càng nói càng thèm, cuối cùng dứt khoát quyết định:
“Đợi khi nào vườn trái cây trong thôn đi vào cung ứng, tôi sẽ dẫn bọn họ tới tận nơi nếm thử.
Nếu hương vị ổn thì chúng ta kí hợp đồng hợp tác lâu dài, trái cây thôn anh chị cung ứng riêng cho bên chúng tôi.”
Tống Thu Sinh nghi hoặc: “Nhưng đường xa quá, liệu có quá bất tiện cho vận chuyển không ạ?”
Ông Diêu hào hứng nói:
“Không xa, có tàu hỏa đó còn gì? Hơn nữa, bọn họ mà từng nếm thử trái cây nhà cháu, có khi còn tranh nhau làm đường cho nơi này luôn để tiện được ăn.”
Tống Thời Hạ cười cười chen vào:
“Làm đường thì hẳn không kịp rồi ạ, cháu với anh cháu đang chuẩn bị bỏ tiền làm đường từ trong thôn vào thành phố.
Nhà cháu thường có ô tô về, người trong thôn nói xe nhà cháu đè hỏng đường thôn rồi.”
Ý cười trên mặt ông Diêu dần nhạt đi:
“Các cháu lấy ơn báo oán, làm khó các cháu rồi. Loại người như họ, bác không có ý hợp tác.”
Tống Thời Hạ nói thêm:
“Những người đó toàn là những người muốn tham gia trồng cây ăn quả với nhà cháu nhưng lại không chịu bỏ tiền.
Người ta cảm thấy nếu nhà cháu đã chịu dẫn dắt người trong thôn cùng làm ăn buôn bán thì vì sao không tiện thể ra tiền cho bọn họ luôn đi.”
Đương nhiên, người thôn Tống Gia tham gia làm ăn chuyến này chủ yếu là vì có gia đình Tống Thời Hạ đi đầu.
Nhóm người thích nói mát kia là người bên thôn Trần Gia.
Người bên thôn Trần Gia trước nay đều bủn xỉn keo kiệt.
Nếu ban đầu họ muốn cùng theo bên này làm ăn thì Tống Thu Sinh cũng đồng ý thôi.
Nhưng hồi thu mua rau dưa trong thôn đi bán, họ toàn lựa hàng kém chất lượng, rau dưa thối hỏng đôn vào giữa rau tươi.