“Em đề nghị có thể bắt đầu từ việc đầu tư xây dựng xưởng may mặc, giày dép, chi phí thấp, sản xuất nhanh, tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu đều được, thị trường rất lớn.” Ngành nghề bán buôn quần áo của Quảng Châu đã từng rất phồn hoa trong vài chục năm.
“Hơn nữa phần lớn phụ nữ Trung Quốc đều biết may vá, tuyển dụng công nhân rất thuận tiện. Đến lúc đó chỉ cần tìm vài người thợ cả rồi đào tạo cho họ một chút, vài ngày là có thể bắt tay vào làm được rồi.”
“Trung Quốc đất rộng của nhiều, hiện tại đất đai còn rất rẻ, thuê một mảnh đất, xây dựng một xưởng không tốn bao nhiêu tiền, rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.”
“Quan trọng nhất là chi phí nhân công ở Trung Quốc rất thấp. Theo em được biết, công nhân nhà máy may mặc ở Cộng hòa Liên bang Đức, lương tháng khoảng 800 đến 1000 đồng Mác, nhưng ở Trung Quốc, chi phí nhân công mà anh phải trả có thể chỉ cần 50 đồng Mác.”
Ban đầu Tống Cẩm Chi chỉ nghe qua loa, nhưng nghe đến đây, vẻ mặt cũng trở nên nghiêm túc.
Anh ta vốn dĩ còn tưởng rằng Tô Cảnh chỉ tìm đề tài để hỏi bâng quơ, dù sao thì một người đến từ nơi mà kinh doanh cũng không được phép thì biết cái gì?
Bây giờ xem ra cô em họ này của Tô Cảnh quả thực có bản lĩnh.
“Các xưởng may mặc ở Đức chỉ sản xuất quần áo hàng hiệu cao cấp, lương tháng cao là điều đương nhiên. Phần lớn quần áo ở châu Âu đều được gia công ở Đông Nam Á, chi phí cũng không cao. Quan trọng nhất là ngành gia công bên đó đã phát triển, có điều lệ để tuân theo, chuyển sang Trung Quốc thì cái gì cũng phải chạy lại từ đầu, như vậy cũng tốn phí.” Tống Cẩm Chi nói.
“Như vậy cũng hết cách, đây là con đường bắt buộc phải đi, nhưng một khi đã thông suốt thì lợi nhuận thu được là rất lớn. Mặc dù chi phí lao động ở Đông Nam Á cũng không cao, nhưng vẫn cao hơn gấp ba đến bốn lần Trung Quốc. Nhưng đấy vẫn chưa phải là vấn đề chính.”
“Nghe anh Tống nói như vậy thì chắc là bên đó cũng có ngành gia công tương ứng. Nếu đã như vậy thì anh cũng nên nhận ra lực lượng lao động bên đó không theo kịp, quy mô sản xuất có hạn, hơn nữa chi phí lao động cũng đang tăng lên hàng năm.”
“Đông Nam Á nước nhỏ người ít, cộng lại tất cả, dân số ước chừng cũng chỉ bằng một phần ba của Trung Quốc. Trung Quốc có gần một tỷ dân, lực lượng lao động dồi dào, đối với những ngành nghề sử dụng nhiều lao động như thế này thì không có quốc gia nào phù hợp hơn Trung Quốc.”
Bây giờ người dân trong nước vẫn chưa được thấy gì, trước tiên hãy bắt đầu từ ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để kiếm lời, cho người dân mở mang tầm mắt, sau đó nâng cấp lên ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, đây là giai đoạn phát triển tất yếu của đất nước.
Bây giờ tiếp nhận ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ cũng không tiếp nhận nổi, trình độ văn hóa của người dân còn chưa đạt đến trình độ đó.
“Còn gì nữa không?” Tống Cẩm Chi ra hiệu cho Tô Mạt tiếp tục nói, anh ta không hiểu nhiều về tình hình trong nước, không thể đưa ra bất kỳ ý kiến nào.
“Có thể hướng tới lĩnh vực bất động sản, xây dựng nhà ở thương mại.” Tô Mạt nói: “Hiện tại vấn đề nhà ở tại các thành phố lớn trong nước rất nghiêm trọng. Rất nhiều gia đình, mười mấy người chen chúc trong căn nhà mấy chục mét vuông.”
“Nhưng anh nghe A Cảnh nói nhà ở trong nước là do nhà nước hoặc xưởng phân phối.”
“Hiện tại đúng là như vậy, nhà ở tạm thời chưa được phép mua bán, nhưng một khi đã được nới lỏng, những người có nhu cầu cấp thiết về nhà ở, chỉ cần nằm trong khả năng chi trả thì cơ bản đều sẽ bỏ tiền ra mua. Đều là người Trung Quốc, anh nên hiểu rõ chấp niệm của người Trung Quốc đối với nhà ở.”
“Lương ở Trung Quốc thấp như vậy thì có thể bỏ ra bao nhiêu tiền để mua nhà?” Tống Cẩm Chi cau mày.
Đầu tư xây nhà như vậy cũng không ít, mua đất cần tiền, mua vật liệu xây dựng cần tiền, nhân công cũng cần tiền, còn có các chi phí phát sinh khác, nếu bán với giá thấp thì họ không kiếm được bao nhiêu tiền, còn nếu bán với giá cao thì bán không được, chẳng phải coi như bỏ sao?
Tô Mạt mím môi: “Mặc dù lương ở Trung Quốc thấp, nhưng phúc lợi lại rất tốt. Chỉ cần có công việc ổn định thì y tế, giáo dục, chỗ ở, ăn uống gì đó đều do xưởng lo hết.”
“Không bằng đổi một cách suy nghĩ khác, hợp tác với chính phủ và các nhà xưởng giúp họ giải quyết vấn đề nhà ở. Chính phủ cấp đất, anh phụ trách thiết kế, xây dựng, nhà xưởng chi trả cho công nhân mua nhà.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-416.html.]
“Còn về việc bán hàng thì xem xét cách thức thương lượng. Nhà nước muốn giải quyết vấn đề nhà ở thì ít nhất cũng phải bỏ ra một phần tiền chứ? Nhà xưởng muốn giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân thì không thể không bỏ ra một đồng nào chứ? Công nhân muốn ở nhà đẹp, ít nhất cũng phải tự bỏ ra một phần tiền chứ.”
“Không bằng chia số tiền mua nhà thành ba phần, nhà nước chi một phần, nhà xưởng chi một phần, phần còn lại do công nhân gánh vác thì áp lực tự nhiên sẽ giảm đi rất nhiều.” Đây là chính sách “chế độ ba ba” nổi tiếng trong giai đoạn đầu của thị trường nhà ở thương mại.
Lần này Tống Cẩm Chi thực sự ngồi thẳng dậy, bất động sản trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia đều là một mảng rất quan trọng, nếu cách làm này khả thi, Trung Quốc lại đông dân như vậy thì miếng bánh này thật sự rất lớn.
Tống Cẩm Chi và Tô Cảnh cùng nhau bắt đầu thảo luận nghiêm túc với Tô Mạt về vấn đề thực hiện những đề nghị này, ba người trò chuyện mãi đến hơn chín giờ tối mới đưa Tô Mạt về trường.
Sở dĩ Tô Mạt nói nhiều như vậy cũng không phải để khoe khoang.
Mà là vì cô đã tìm hiểu về giai đoạn lịch sử này, thời kỳ đầu của cải cách mở cửa, do đủ loại vấn đề nên vốn đầu tư nước ngoài không mấy mặn mà với việc đầu tư vào Trung Quốc, công tác kêu gọi đầu tư ban đầu không mấy suôn sẻ. Rất nhiều dự án đều là do lãnh đạo đích thân ra mặt đàm phán, các doanh nhân Hoa kiều nể mặt lãnh đạo nên mới đầu tư một ít.
Cứ như vậy mà bỏ lỡ mất thời cơ tốt đẹp trong mấy năm, mãi đến giữa những năm 1980 mới dần dần tốt lên.
Tô Mạt cũng muốn có thể thu hút được chút đầu tư nào cho đất nước hay chút đó bằng nỗ lực của bản thân. Nếu hai người này có năng lực, nói không chừng còn có thể thúc đẩy một làn sóng đầu tư của các doanh nhân Hoa kiều.
Thêm vào đó, Tô Cảnh là anh họ của cô, ấn tượng của cô về anh ấy cũng rất tốt, nên cô mới cố gắng nói nhiều hơn.
Chờ Tô Mạt xuống xe, nhìn theo bóng cô khuất sau cánh cổng trường, lúc này Tống Cẩm Chi và Tô Cảnh mới lái xe rời đi.
Trên đường đi, Tống Cẩm Chi hỏi: “Tô Cảnh, không phải cô em họ này của cậu là gián điệp do Trung Quốc bồi dưỡng chứ? Hiểu biết như vậy không phải người bình thường có thể có được.”
Nào giống một người phụ nữ kết hôn sinh con từ khi còn trẻ như vậy, ngay cả những người phụ nữ tinh anh làm việc lâu năm trong giới kinh doanh cũng chưa chắc đã nhìn thấu đáo như cô.
“Đừng nói bậy!” Tô Cảnh khiển trách: “Em họ tôi trước đây làm việc ở trung tâm ngoại thương, mỗi năm có hai kỳ triển lãm, tiếp xúc với biết bao nhiêu doanh nhân nước ngoài nên đương nhiên có sự hiểu biết không tầm thường.” Hơn nữa còn có gen ưu tú của nhà họ Tô.
“Hóa ra là vậy!”
Tống Cẩm Chi cảm thán: “Cậu nói xem, một người phụ nữ ưu tú như vậy, sao lại nghĩ không thông mà kết hôn sinh con từ sớm như vậy chứ.”
“Chồng của em họ cậu có phải là người đặc biệt xuất sắc không? Khiến cho một nữ cường nhân như em họ cậu cũng cam tâm tình nguyện kết hôn từ sớm.”
Tô Cảnh: “...” Sao cứ mãi không quên chuyện này vậy?
“Chỉ gặp qua một lần, xuất sắc hay không thì không rõ lắm, nhưng anh ta bằng tuổi chúng ta mà đã làm đến chức sư trưởng thì chắc hẳn cũng không tệ.”
“Lúc đó chú út nhà tôi xảy ra chút chuyện, bị điều xuống nông thôn, em họ tôi cũng gặp được chồng em ấy ở dưới đó, rồi kết hôn luôn.” Tô Cảnh kể sơ lược.
Tống Cẩm Chi há hốc mồm: “Không ngờ còn có chuyện như vậy, em họ cậu thật đáng tiếc.”
Mặc dù anh ta chưa từng chứng kiến, nhưng cũng từng nghe ông nội kể qua về tình cảnh của nhà họ Tô năm đó. Một tiểu thư danh gia như vậy lại hạ mình lấy một gã nhà quê thì thật sự quá đáng tiếc.
Tuy rằng người đàn ông kia khá có năng lực, nhưng xét về gia thế thì không xứng.