Bậc Thầy Phong Thủy (Dịch)

Chương 557 - Chương 557 - Không Có Nhân Tính

Chương 557 - Không Có Nhân Tính
Chương 557 - Không Có Nhân Tính

Chương 557: Không Có Nhân Tính

Thùy Tai Hạt Châu nghe được chữ “bà chủ” thì:

“Có một chuyện ông chủ bỏ sót.”

Nói rồi nàng đưa mắt ra hiệu cho bọn ta nhìn một cái thùng rách nát bên cạnh nhà kho:

“Ngươi đoán được bên trong là gì không?”

Trong chiếc thùng cũ nát ấy còn lộ ra một ít ruột bông bẩn, ta nhìn về phía con chó trắng:

“Ổ chó à?”

Thùy Tai Hạt Châu lắc đầu:

“Không phải, nói ra sợ các ngươi không tin.”

Từ khi ta theo nghề phong thủy đến nay đã thấy được biết bao việc lạ, sao lại không tin được?

Thùy Tai Hạt Châu nhìn bà chủ đang lườm ông chủ:

“Đó là chỗ ở của cha ông chủ đấy.”

Cha ông chủ?

Vừa rồi ta vọng khí, chỉ nhìn phần tai ách của bà chủ chứ không nghĩ đến ông chủ, nhưng bây giờ xem ra, cung Phụ Mẫu của ông chủ quả thực có vấn đề: Ở trên có một đường vẫn cắt cụt, dính hắc khí, chứng tỏ cha mẹ của hắn đều đã hắn, chỉ sợ lúc ra đi cũng không yên ổn.

Hả? Ta vội hỏi:

“Nơi này mà cũng cho người ở được à?”

Thùy Tai Hạt Châu thở dài:

“Có ai làm được gì đâu? Ai bảo ông chủ sợ vợ!”

Ta không kiềm chế được bèn qua đó nhìn xem, cửa thùng không rộng, nặng hơn bốn mươi cân thì không thể chui vào được.

Nhưng đúng là có thể lờ mờ thấy được dấu vết có người từng nằm trên ruột bông.

Ta cảm thấy kinh hãi, đại lý ô tô cũ lớn như thế này mà không có chỗ cho một ông cụ ư? Người vô gia cư lang thang trên đường phố còn không ở nơi rách nát như thế này nữa là.

Thùy Tai Hạt Châu nói tiếp:

“Hè năm nay nóng nực, một ngày không bật điều hòa đã không chịu nổi rồi, mà cha của ông chủ sống trong ngày cả mùa hè, rôm nổi đầy người. Rôm sảy ngứa ngáy, gãi đến mức tróc da bật máu, ai thấy cũng thương.”

Vừa nhắc đến người già là ta phản xạ có điều kiện nhớ ngay đến ông lão nhà mình, ông cụ ngậm đắng nuốt cay nuôi lớn ta, báo hiếu còn chưa đủ sao có thể ngược đãi như vậy được.

Ta hỏi ngay:

“Ông chủ mặc kệ à?”

Thùy Tai Hạt Châu nói nhỏ:

“Ông chủ nào dám quản, thương vợ còn chưa kịp!”

Hóa ra, cha của ông chủ năm nay 79 tuổi rồi, đầu năm từ quê lên.

Ông lão mất vợ từ hồi còn trẻ, nhưng sợ ông chủ chịu khổ nên không đi bước nữa, ngậm đắng nuốt cay nuôi ông chủ trưởng thành.

Ông chủ cũng biết phấn đấu, đến thành phố với hai bàn tay trắng, sau đó gây dựng được sự nghiệp của mình.

Đáng lý ra lúc này phải đưa cha đến hưởng phúc, nhưng ngay từ đầu cha của ông chủ không muốn gây phiền toái cho con trai.

Thế nhưng hồi đầu năm, đất ở dưới quê chiếm đất làm đường cao tốc, phải phá bỏ và di dời, mảnh đất ông lão ở cả đời không còn nữa, bà chủ biết tin thì lập tức mua vé máy bay về quê, tịch thu toàn bộ khoản tiền bồi thường.

Ông lão không có tiền, không có nhà, lại không thể thật sự lang thang ngoài đường được, chỉ đành đến sống với con trai và con dâu.

Ông lão từ quê lên, ưa sạch sẽ, lại cần cù thật thà, đến nơi này ở lại sợ rước thêm phiền toái cho con trai con dâu, bèn làm những việc trong khả năng của mình như dọn dẹp vệ sinh, canh cổng đánh chuông, thay thế bảo vệ cũ của đại lý ô tô, lương của bảo vệ một tháng cũng phải mấy nghìn!

Nhưng bà chủ hay lên mặt với ông lão, chưa bao giờ gọi ông lão một tiếng “cha”, ngày ngày gọi ông lão là cứ “ê này” như gọi chó. Khi thì bảo ông lão quét không sạch, khi thì bảo ông lão mắt mù, quay ông lão như dế.

Mà có nhà trống lại không cho ông lão ở, sao lại thế? Bà chủ nói rằng ông lão lớn tuổi rồi, lỡ như chết trong căn nhà nào thì chẳng phải nơi đó thành nhà ma à? Xui xẻo lắm, mình thấy gớm, mà bán nhà cũng không được giá, dù sao đã một bó tuổi rồi, ở tạm đâu chẳng được, thế là tìm một cái thùng cho ông lão ở thôi.

Ông chủ không hé răng, coi như ngầm đồng ý.

Ông lão nếm trải đủ mọi đau khổ cả đời, có sự ẩn nhẫn chỉ xã hội cũ mới có, mọi người trong đại lý ô tô đều bất bình thay cho ông lão, bảo ông lão báo cảnh sát hoặc ra tòa kiện hai người này không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, dù sao đưa vào viện dưỡng lão cũng hơn thế này chứ?

Nhưng ông lão xua tay, nói mình sống không được bao lâu nữa, ở đâu cũng như như cả thôi.

Thật ra, ông lão thương con trai. Ông cụ biết, nếu làm ầm ĩ lên thì con dâu sẽ không tha cho con mình, con trai chịu khổ, ông cụ cảm thấy đau lòng hơn so với mình chịu khổ.

Nghe vậy, ta thực lòng cảm thấy khó chịu. Thế hệ trước sống trong núi cả đời, chưa từng trải qua nền giáo dục hiện đại, ngươi không thể nói bọn họ ngu xuẩn, bọn họ không giống như người hiện đại biết phải giành quyền lợi hợp pháp cho bản thân, mà chỉ biết nhẫn nhịn, không thể gây rắc rối cho con cái.

Muốn mắng thì cũng chỉ có thể mắng ông chủ và bà chủ không có nhân tính.

Bình Luận (0)
Comment