Vào tháng mười hai, Giản Tĩnh cuối cùng cũng xuất hiện trong lớp.
Khóa của nghiên cứu sinh hầu hết là các khóa học chuyên nghiệp, chỉ là những lớp học nhỏ dành cho vài người. Những người khác đã học được ba tháng, nhìn thấy bạn học đã vắng mặt lâu như vậy mới xuất hiện thì không khỏi cảm thấy lạ lẫm.
Nhưng cũng chẳng có bạn học nào lên tiếng châm chọc.
Hết cách rồi, Giản Tĩnh báo danh lớp ‘Văn học đương đại’, chủ yếu là nghiên cứu, nhiều đối tượng nghiên cứu không phải là đồng nghiệp với sếp của cô thì cũng là đồng nghiệp trong một nhóm nhà văn.
Họ đọc các bài văn của người khác và phân tích quá trình diễn biến tư tưởng của họ, nói không chừng cô đã ăn cơm cùng họ, lấy được tư liệu trước.
Nếu bản thân cô cố gắng hơn thì không chừng vài năm nửa, cô cũng có thể bảo vệ được luận văn.
Cho nên, ngưỡng mộ thì ngưỡng mộ, các bạn học mặc định cô sở hữu đặc quyền này.
Ngược lại, Giản Tĩnh cảm thấy hơi ngại. Cô không muốn trốn học lâu như vậy, nhưng từ khi khai giảng, đầu tiên cô chạy khắp nơi để điều tra vụ án của Vương Thế, sau đó bị Khang Mộ Thành kéo đến Paris, sau khi trở về thì cô bận viết kịch bản, tập tiếp theo phải hấp dẫn mọi người, thực sự không có thời gian rảnh.
Khó khăn lắm mới giải quyết được tình hình trước đó thì trời quá lạnh rồi...
Lớp của nghiên cứu sinh, một tuần cũng chỉ lên vài ba tiết, có mấy tiết bắt đầu lúc tám giờ sáng, thực sự không dậy nổi nên chỉ đành cúp tiếp thôi.
Nhưng sáng nay, Kỵ Sĩ đói bụng nên đập cửa đánh thức cô. Cho nó ăn xong, thời gian vẫn còn sớm nên cô ngại ngùng rồi tìm cớ đến đây thực hiện tốt nghĩa vụ của một học sinh.
Khụ, phải nghiêm túc nghe giảng bài.
Giản Tĩnh mở sổ ghi chép rồi giả vờ chăm chú lắng nghe.
Một tiết học nhanh chóng trôi qua.
Thời gian giải lao giữa tiết là mười lăm phút.
Giản Tĩnh vội ra ngoài để lấy cà phê giao tới. Sau khi nhấp một ngụm mocha nóng hổi, cô mới cảm thấy đầu óc trở nên minh mẫn hơn.
Trở lại chỗ ngồi, hai cô gái ngồi ở hàng ghế đầu đang nói chuyện với nhau.
A nói: “Đêm qua làm tôi sợ chết khiếp, đột nhiên lại có nhiều cảnh sát đến.”
Giản Tĩnh cắn ống hút vào dỏng tai lên nghe ngóng.
B hỏi: “Chuyện gì vậy?”
A ra vẻ thần bí: “Hình như có một xác chết ở ven đường, là bị chết cóng.”
B lập tức: “Chắc là tên nghiện rượu nào đó uống say quá. Ài, cũng mùa đông rồi, loại người này đúng là chán sống.”
A đồng cảm nói: “Chắc vậy.”
Giản Tĩnh tiếp tục uống cà phê.
Sau đó, tiết học thứ hai bắt đầu, sau khi giảng viên giảng xong nội dung, rồi nhắc đến bài tập về nhà: “Lần trước thứ tôi yêu cầu mọi người viết, đã viết xong chưa? Lần lượt đọc lên rồi chúng ta thảo luận một chút.”
Giản Tĩnh: O.O
Có cả bài tập về nhà à? Bờ mông vốn bình tĩnh ngay cả khi đối mặt với kẻ sát nhân đã lặng lẽ nhúc nhích.
Nỗi bất an khi không làm bài tập là cơn ác mộng mà cuộc đời của bất cứ học sinh nào cũng không thể tránh khỏi.
Bởi vì số lượng người ít nên không cần bước lên bục, xếp ghế thành vòng tròn, tự do phát ngôn.
Giáo viên và học sinh cùng ngồi lại với nhau, lấy giấy ra rồi loay hoay viết.
Giản Tĩnh không bình tĩnh được nữa, vỗ vai bạn học ngồi phía trước: “Bạn à, bài tập lần trước là gì thế?”
Cô gái ngồi hàng đầu thì thào: “Cảm nhận những tác phẩm văn học Tây Bắc, không giới hạn niên đại.”
Giản Tĩnh: “...” Thôi rồi, cô mù văn.
Yêu cầu của giáo viên không cao, đọc cảm nhận chỉ khoảng một nghìn chữ là được, mỗi người chỉ cần mấy phút là ok.
Chẳng mấy chốc, cả mười học sinh đều nói xong.
Giáo viên cũng không làm khó Giản Tĩnh, nói: “Cứ nói tự do, tác phẩm nào cũng được, không giới hạn đề tài, không giới hạn niên đại.”
Giản Tĩnh suy nghĩ, nói như vậy thì không thể lấy thơ biên cương ra lừa được rồi, nghiên cứu sinh đọc thơ của trung học, há chẳng phải bị người ta chê cười sao?
Nhưng cô là một người chuyên chú vào các tác phẩm lý luận, thật sự chưa từng xem qua những loại tác phẩm đó, nghĩ tới nghĩ lui, quyết định bán đứng kẻ thù: “Tôi kể cho mọi người một câu chuyện phiếm.”
Các sinh viên đều rất quan tâm.
“Các bạn biết Ngô Hưng chứ?”
“Tôi nhớ ông ấy là một nhà văn thuộc thế hệ cũ, một đại diện của văn học quê hương.” Các bạn trong lớp rất khách sáo, cũng rất chuyên nghiệp, ngay lập tức nghĩ đến tác phẩm của ông ấy: “Bạn muốn nói là ‘Thất Lạc Ngọc Môn’ sao?”
Giản Tĩnh hắng giọng: “Năm ngoái, tôi đến thăm góa phụ của Dương Quan, nhìn thấy một bản thảo chưa xuất bản trong nhà của ông ta tên là ‘Sự tích Ngọc Môn’.”
Bạn cùng lớp: Ồ.
“Hai bộ tác phẩm cái nào hay cái nào dở?” Mọi người chớp mắt, hưng phấn nói.
Giản Tĩnh nói: “Văn phong không giống nhau, nhà văn Ngô thì đơn giản mộc mạc, Dương Quan thì tươi đẹp hơn một chút, nhưng mà, nội dung thì… ờ, tương đồng.”
Giết người không thấy máu.
Cô chẳng nổ gì, nhưng cái gì cũng nói.
Giản Tĩnh lướt xem album ảnh trên điện thoại, tìm thấy những bức ảnh bản thảo mà cô chụp khi điều tra vụ án của họa sĩ Thường năm ngoái, cô chọn ngẫu nhiên hai đoạn văn rồi chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Đọc mãi đọc mãi, thời gian thảo luận cũng gần cạn.
Sau giờ học.
Hai bạn cùng lớp gọi cô cùng đến gặp giảng viên hướng dẫn.
Giản Tĩnh hỏi họ tên của họ, người nam họ Lý, người nữ họ Nhạc.
Bạn học Nhạc để tóc dài ngang vai, trắng trẻo sạch sẽ, rất có khí chất nghệ thuật. Bạn học Lý có khuôn mặt hình vuông, nước da ngăm đen, ngoại hình bình thường nhưng rất nhiệt tình, chủ động giải thích: “Cô Diêu khá bận, chỉ rảnh mỗi thứ tư, chúng tôi thường hẹn hôm nay đi ăn trưa.”
Giản Tĩnh gật đầu, cảm ơn ý tốt của anh ta.
Khi đến văn phòng, cô Diêu quả nhiên đang bận, gõ máy tính lạch cạch, thấy ba người họ cùng nhau đi vào thì ra hiệu, bảo bọn họ cứ ngồi tự nhiên.
Đến khoảng mười phút sau, cô ấy mới nói: “Các em đến rồi à, đúng lúc, cùng đi ăn trưa thôi.” Vừa nói, cô ấy vừa gật đầu với Giản Tĩnh, không hề ngạc nhiên khi mới chỉ gặp nhau lần đầu trong học kỳ này, giống như tuần nào cô cũng đến báo danh vậy.
Giản Tĩnh bất giác nghĩ, giảng viên hướng dẫn này rất biết cách ứng xử.
Chẳng trách bốn mươi tuổi đã có thể làm chủ nhiệm, quả nhiên là có bản lĩnh.
Căn tin cách đó không xa, thiết kế theo kiểu phòng bao bọc xung quanh chỉ chừa một mặt trống. Cô Diêu quẹt thẻ, gọi năm hoặc sáu món xào, rồi mới hỏi: “Sách tôi bảo mọi người đọc thế nào rồi?”
Bạn học Lý tích cực đáp lại: “Đọc xong rồi, rất có cảm xúc.”
Bạn học Nhạc lén trợn mắt với anh ta, trong mắt hiện lên vẻ khinh thường: “Em sắp xong rồi.”
Cô Diêu không thúc giục mà chỉ nói: “Trước cuối tuần sau, giao luận văn cho tôi, viết cho tốt vào. Tháng một học viện chúng ta sẽ mở hội nghị thảo luận nghiên cứu, các em phải chú tâm một chút.”
Hai bạn học vội vàng đáp lại.
Cô Diêu quan tâm hỏi Giản Tĩnh: “Em xin nghỉ bệnh, có nghiêm trọng không? Nếu thấy người vẫn chưa khỏe thì không cần vội đi học đâu.”
Giản Tĩnh cảm ơn sự quan tâm của cô ấy và nói: “Em không sao rồi ạ.”
“Đừng nghĩ còn trẻ mà cố chấp.” Cô Diêu dùng khẩu khí của một người từng trải khuyên cô: “Tôi đưa em một quyển sách để đọc dần, cuối kỳ đưa bàn luận văn cho tôi, viết nghiêm túc vào, các em đều có nhiệm vụ phải phát biểu luận văn. Đừng để khi tốt nghiệp không nộp được bài luận văn mới đến tìm tôi.”
Ba học sinh đồng loạt gật đầu.
Ngoài việc giao bài tập về nhà, nhìn chung, cô Diêu còn là một người lái đò rất thấu tình đạt lý. Sau khi bàn xong chuyện chính còn cùng với bọn họ bàn tán mấy tin tức trong làng giải trí.
Nhưng người lái đò vẫn là người lái đò, khi hướng dẫn học sinh học tập thì chẳng hề nhẹ tay.
Ăn được một nửa, cô Diêu nhìn Tiểu Lý và Tiểu Nhạc nói: “Hôm nay các em không có khóa nhỉ? Giúp tôi đưa phần tài liệu này đến nhà chủ nhiệm Vạn, địa chỉ thì tôi sẽ gửi trong nhóm.”
Bạn học Lý vẫn giành nói như thường lệ: “Vâng, chiều gửi có được không ạ?”
“Càng nhanh càng tốt.” Cô Diêu nói.
Cô ấy nói như thế, Giản Tĩnh đột nhiên suy nghĩ: Nghe giọng điệu thì cô Diêu không định bắt cô lao lực, nhưng thiên vị thái quá, ỷ được sủng mà kiêu thì rất bất lợi cho sự đoàn kết, cô bèn nói: “Em đi xe đến, hay là cùng đi đi?”
Cô Diêu hơi ngạc nhiên, nhưng rất vui: “Thế thì tốt quá.”
Vì vậy, Giản Tĩnh lại có thêm một nhiệm vụ nữa là đưa các bạn cùng lớp đến nhà của chủ nhiệm Vạn.
“Cảm ơn.” Bạn học Nhạc ngồi ở ghế phụ khá là hoạt bát, hào phóng nói: “Nếu không bọn tôi phải chuyển tận hai chuyến tàu điện ngầm.”
Mấy đứa con gái khá là dễ làm quen với nhau, Giản Tĩnh cũng mỉm cười đáp: “Nên làm mà.”
Cả hai người họ đều cảm nhận được thiện ý của đối phương, bầu không khí trong xe cũng dịu đi rất nhiều.
Nhưng con trai lại là một giống loài khác.
Bạn học Lý vừa lên xe, lập tức nhìn lên trang trí bên trong: “Xe này cũng không tệ nhỉ, BMW, con gái cũng lái xe lớn như vậy sao? Còn tưởng chiếc xe màu hồng bên cạnh mới là của cô.”
Giản Tĩnh: “...”
Bạn học Lý không nhận ra, vẫn nhiệt tình kết giao với Giản Tĩnh: “Tôi đã đọc sách của cô, nghe nói là đang làm phim? Khi nào ra mắt vậy, chúng tôi nhất định sẽ ủng hộ.”
“Cảm ơn.” Giản Tĩnh lịch sự nói, giả vờ tập trung lái xe.
Không khí lặng đi trong giây lát.
Bạn học Lý bí mật nhìn cô qua gương chiếu hậu một lúc, làm bầu không khí sôi động hẳn lên: “Giản Tĩnh, hình như cô chưa làm quen với cô Diêu nhiều nhỉ? Thực tế, cô ấy là một người rất tốt, thường hay nhờ chúng tôi chạy việc vặt.”
“Lái đò không sai bảo học sinh thì không phải là một người lái đò tốt mà.” Anh ta đùa vui hóm hỉnh: “Tôi có một người bạn, học khoa tự nhiên, nhưng thảm là, không chỉ đi đón con cho ông chủ, mà còn phải đi chợ giúp bà chủ nữa. Ai rảnh mà ngày nào cũng ra chợ, chỉ đành gọi đồ ăn ngoài về thôi, tiền mà…”
Anh ta kéo dài giọng điệu của mình, mọi thứ chìm vào im lặng.
Bạn học Nhạc hiển nhiên rất ghét anh ta, nhưng lúc này không thể không hùa theo: “Đúng vậy, cô Diêu rất tốt.”
“Tôi nhìn ra được mà.” Giản Tĩnh nói.
Bạn học Lý lại tiếp tục tìm kiếm chủ đề để nói.
Thỉnh thoảng, Giản Tĩnh chỉ đáp lại ‘vậy sao’ ‘ồ’ ‘thật à’ qua loa lấy lệ.
Tốc độ xe chạy cũng nhanh hơn.
Cô cố ấn giới hạn tốc độ nhanh nhất, càng lúc càng nhanh, cuối cùng nửa giờ sau cũng đến nhà chủ nhiệm Vạn.
Chủ nhiệm Vạn, phó viện trưởng viện văn học, là một chủ nhiệm có danh tiếng không mấy tốt.
Gia đình ông ta sống trong khu biệt thự.
Sau khi đăng ký tại văn phòng an ninh, Giản Tĩnh lái xe vào khu phức hợp, nhìn từng biển số nhà, tìm một nơi trong góc. Cô dừng xe xong thì cùng hai bạn học đi gõ cửa.
Chuông cửa vang lên ‘ding dong’ ‘ding dong’.
Bên trong không ai đáp lại.
“Kỳ lạ, chủ nhiệm không có ở nhà sao?” Bạn học Nhạc thắc mắc.
Bạn học Lý gõ cửa: “Xin chào, cho hỏi có ai trong nhà không? Chủ nhiệm Diêu bảo chúng tôi mang đồ đến. Xin chào?”
Vẫn im lặng.
“Hình như không có ở nhà.” Bạn học Nhạc quay đầu lại, nhìn thấy Giản Tĩnh đang đứng sang một bên, không ngừng nhìn về phía bưu kiện trong sân. Cô ta không khỏi thắc mắc: “Cô đang nhìn cái gì vậy?”
Giản Tĩnh không đáp, nhưng lại nói: “Gọi điện hỏi cô Diêu.”
“Ồ, đúng rồi.” Sự nhiệt tình của bạn học Lý lộ rõ, anh ta vội giành báo cho cô Diêu. Nói được vài câu, anh ta truyền đạt lại: “Cô nói, mấy ngày trước chủ nhiệm bị bệnh, đáng lý ở nhà, nếu không có ở nhà thì để đồ ở cửa là được rồi.”
Giản Tĩnh cau mày.
Danh sách trên thùng bưu kiện nhăn nhúm, có vẻ như bị nước làm ướt rồi lại khô. Hôm qua và hôm nay trời không mưa nên có thể thấy nó đã được giao vào ngày hôm kia.
Sao một người đang bệnh ở nhà lại có thể không nhận chuyển phát nhanh vào ngày hôm kia được chứ? Nhưng lạ thì lạ, cô cũng không để ý kỹ, nói không chừng người ta chỉ không ở nhà thôi, có lẽ đã vào viện rồi.
Cô quay đầu lại nói: “Tôi đưa mọi người về.”
Bạn học Lý lại háo hức, ra vẻ tha thiết hỏi: “Dù sao cũng ra ngoài rồi, hôm nay có triển lãm sách, chúng ta đi xem thử không?”
Bạn học Nhạc thờ ơ: “Tôi muốn về đọc sách.”
“Giản Tĩnh, còn cô?” Mắt bạn học Lý sáng lên: “Bạn tôi có cho hai vé, có muốn đi cùng không?”
Giản Tĩnh nhìn anh ta bằng ánh mắt phức tạp, hôm nay mới là ngày đầu tiên gặp mặt mà đã muốn hẹn cô rồi, ai cho anh ta dũng khí đó nhỉ?
Cô vô tình cắt ngang đoạn nghiệt duyên này: “Nếu tôi muốn thì có thể lấy sách ở triển lãm miễn phí.”
Mỗi năm ở Kim Ô có một thư viện trưng bày những cuốn sách mới từ khắp nơi trên đất nước để đọc tham khảo. Nếu như cô muốn thì Khang Mộ Thành có thể gửi nguyên một xe sách cho cô.
Tất nhiên, các tác giả khác cũng có thể lấy nó miễn phí.
Nhưng bạn học Lý không biết, chỉ cảm thấy không thể chấp nhận được nên cố mỉm cười: “Vậy sao, vậy thì thôi.” Ngừng một chút, có lẽ đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của anh ta nên anh ta không khỏi chế nhạo: “Cũng phải, nhà văn lớn mà.”
Giản Tĩnh mỉm cười: “Quá khen rồi, tôi chỉ nhận được giải thưởng cây bút trong mơ thôi.”