Mọi người mang theo rất nhiều hương, nến, giấy tiền đi tới ngọn núi Danh Sĩ trong truyền thuyết.
Có điều núi Danh Sĩ cách Hoàng đô hơn mười dặm về phía tây, muốn đi về phía ấy, Bạch Quân Quân còn phải tìm Hàm Anh Vương thông báo một tiếng.
May mắn thay, Hàm Anh Vương đã phái vài thị vệ đi bên cạnh giám sát nàng.
Vậy nên Bạch Quân Quân cũng đưa theo đám thị vệ kia tiếp tục hành trình của mình.
Vậy nên khi nàng sắm sửa nến, dầu, hương, thị vệ kia cũng đã nhanh chóng quay về thông báo cho Hàm Anh Vương.
Chờ Bạch Quân Quân cầm đồ đạc mới sắm ra ngoài, đội xe ngựa mà Hàm Anh Vương chuẩn bị để lên núi Danh Sĩ cũng tới nơi.
Đã có có sẵn phương tiện giao thông và kẻ dẫn đường, Bạch Quân Quân cũng cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu, không nghĩ ngợi gì mà lên xe ngựa ngay.
Mọi người khởi hành đi trên con đường mênh mông rộng lớn.
Khoảng chừng nửa canh giờ sau, núi Danh Sĩ đã hiện ra trước mắt.
Đây là một ngọn núi già, nhưng lại vô cùng rộng lớn, tựa như một dãy bình nguyên hẹp dài nhô lên khỏi mặt đất.
Hơn nữa, giữa vùng đồng bằng như vậy lại xuất hiện một ngọn núi, tựa như một cái cánh tay vây quanh hoàng đô, nơi đây cũng trở thành vùng ngoại thành nơi mọi người dạo chơi vào tiết đạp thanh, nơi hoàng đế vây săn, thậm chí còn là bảo địa hạ táng các danh sĩ.
Vùng đất trời nguy nga của nó không gập ghềnh hiểm trở cũng không hung hiểm, góc cạnh, còn được bao phủ bởi linh khí và phước lộc vô hạn, có không ít danh nhân nhã sĩ cuối lựa chọn chỗ này làm nơi chôn cất, cho nên mọi người mới gọi nó là núi Danh Sĩ.
Bạch Quân Quân hỏi xem gia chủ được an táng ở đâu, sau đó bảo phu xe và thị vệ đợi ở đó, còn bọn họ xách theo bao lớn bao nhỏ lên núi.
Núi Danh Sĩ không cao cho lắm, nhưng từ chân núi đi đến sườn núi lại có khoảng cách nhất định, may mà mọi người ở đây đều là những kẻ từng dãi nắng dầm sương, đối với bọn họ mà nói, lộ trình như vậy vẫn còn quá nhẹ nhàng.
Mọi người bước bước thoăn thoắt vào trong ngọn núi, hai bên đường quả thực có không ít nấm mồ.
Có điều, người được an táng ở núi Danh Sĩ cơ gần như đều là những người có uy tín, có danh dự, mà hầu hết những “danh sĩ đã qua đời” này lại chẳng phải mấy hũ tro con con.
Không giống với thói quen mai táng ở các nơi khác, ở hoàng đô, mọi người rất chuộng xây hầm mộ nguy nga lộng lẫy.
Nấm mồ chỉ có một khối bia, đằng sau bia mộ bằng đá cao nửa thước ấy, dường như xuất hiện một quan tài bằng đá lộ thiên.
Thực ra quan tài đá này chỉ là lối vào trong mộ, xuống phía dưới sẽ xuất hiện một căn mật thất với hai căn phòng nhỏ và một căn phòng rộng.
Đây chính là nơi chôn cất cũng như hai phòng phụ để đặt những món đồ bồi táng.
Bạch Quân Quân dám cam đoan, nếu như khai quật ngọn núi Danh Sĩ này một cách kỹ càng, chắc chắn sẽ tìm được rất nhiều bảo bối.
Nhưng chuyện đột nhập vào mấy phần mộ tổ tiên xa hoa thế này, Bạch Quân Quân cũng chỉ nghĩ một lát rồi thôi.
Dù sao thì, giống như lần trước bọn họ tiến vào mộ của bá chủ Chung Sơn hoàn toàn là chuyện ngoài ý muốn.
Hơn nữa, bọn họ bận việc nửa ngày thôi đã phải xuống núi rồi.
Có điều Bạch Quân Quân lại rất để ý tới cây cối trong khu rừng rậm xung quanh mình, dù sao Lâm nương tử cũng kể mình tìm được mật ong ở chỗ này.
Nói đến mật ong, đã lâu rồi Bạch Quân Quân không được ăn, mà có vẻ cũng không có hứng thú cho lắm, nhưng nếu như tìm thấy thì vẫn nên đem về một chút.
Người dẫn đường kia nói gia chủ Bạch gia được an táng giữa một cánh đồng hoa, bên cạnh còn có một nơi gọi là Tùng Phong Các, là nơi Hàm Anh Vương vô cùng yêu thích.
Mọi người coi Tùng Phong Các thành đích đến mà đi thẳng về phía trước.
Sau khi đi được khoảng chừng một khác, bọn họ trông thấy một đình viện để nghỉ chân hóng mát.
Từ xa nhìn lại, mái đình chỉ nhỏ tí xíu, không rõ hình hài ra sao, đến gần mới biết nơi này được xây ở bên cạnh hai khóm cây trúc, hai bên hàng cây còn treo vài chữ.
Trên mấy chữ này viết, dẫu đã tiễn một thế hệ danh sĩ ra đi, nhưng tinh thần, chí khí của danh sĩ vẫn còn vẹn nguyên như cũ.
Tấm biển đề ba chữ “Tùng Phong Các”.
Đây hẳn là bút tích của Vũ Văn Loan Phi.
Cách đình hóng gió không xa có mấy phần mộ, trong đó một ngôi một đề tên gia chủ Bạch Dương thị Bạch Công Mộc Đát, một ngôi mộ khác đề Lý Công Thường Phong.
A Đao nhìn thấy nấm mồ của Lý Thường Phong thì lập tức quỳ xuống.