Chương 156: Còn Có Ai? (3)
Chương 156: Còn Có Ai? (3)Chương 156: Còn Có Ai? (3)
Thế này xem ra, vẫn khá có quan hệ đó chứ, một người thuộc giới văn nghệ sĩ, một người là quân nhân, mặc dù không phải lãnh đạo cấp cao, nhưng đã có ích rất nhiều với mấy người nghèo khổ chả quen biết ai như bọn họ rồi, nhưng thật đáng tiếc, nhà họ chưa có ai vào giới văn nghệ sĩ hay quân đội, tạm thời chưa thể dùng tới.
Đừng trách anh nghĩ về vấn đề này theo cách thực dụng, bởi vì anh không hề có giáo hảo gì cả, nên quy những báo đáp của những người kia ra lợi ích cho gia đình cũng là rất bình thường, nói chung tình người đền đáp càng sớm càng tốt.
Nghĩ không cần dùng tới, nên anh cũng từ bỏ nữa: "Còn ai không?"
"Hết rồi."
"Ừm, vậy mẹ suy nghĩ thế nào rồi?"
Chuyện trong nhà dù to hay nhỏ đều do Lưu Điền Phương làm chủ... Từ trước đến nay trong gia đình họ chưa có chuyện lớn nào xảy ra, nên trên thực tế, Lưu Điền Phương đều quyết định hết.
"Sau Tết lên thủ đô cùng bọn con đi, con trai mẹ muốn ổn định ở đó, bên này lễ Tết hàng năm có thời gian thì về, đến thủ đô rồi, không cần phải làm ruộng nữa, đóng cửa rồi, chúng ta thích sống sao thì sống, chẳng cần để ý nhiều làm gì, hơn nữa không quen biết người bản địa, người khác cũng chẳng biết được gốc gác ba mẹ ra sao, sống sướng cũng chả sao."
Theo những gì anh nói, trước đây Trân Lão Tam là người ở của một gia đình có tiền, mẹ anh là một a hoàn cho gia đình giàu có, vê sau, khoảng thời gian đó đánh thổ hào*, ông đã dẫn theo Lưu Điền Phương, một người ở khác, cùng vê quê, mẹ anh ở bên kia không có thân thích gì, luôn không qua lại, nhưng theo những gì bác cả anh nói, bảo lúc đó vừa nhìn là biết mẹ anh là một người được nuông chiều từ bé, ngày trước là a hoàn thân cận chẳng phải mó tay làm việc nặng, chắc chắn do sống sướng từ bé.
*đánh thổ hào, chia ruộng đất: chủ trương trong Cải cách ruộng đất.
Những a hoàn thân cận của người có tiền không cần phải mó tay làm việc nặng nhiều, bởi vì mấy việc đó tự có tiểu a hoàn phía dưới làm, về nông thôn thì hết cách rồi, nhưng bây giờ lại có thể đến thành phố, Trần Kiến Quân không hiểu lắm, tại sao lại không đi cùng chứ? Hay là khó quên xóm làng?
Trực giác cảm thấy khả năng xuất hiện tình cảm này khá thấp.
Động tác của Lưu Điền Phương ngừng lại, im lặng một lát, kéo tay Trần Kiến Quân, dịu giọng: "Mẹ cũng rất muốn đi, nhưng mẹ phải suy nghĩ kỹ càng, không muốn liên lụy đến các con, ba mẹ đến đó sẽ cản trở các con, không thể làm ruộng kiếm công điểm*, tới đó rồi thứ gì cũng cần tiền."
* cơ chế làm việc dưới sự quản lý của hợp tác xã, cày ruộng, cấy lúa, đập lúa... tất cả đều quy ra điểm, lấy điểm đổi gạo, thực phẩm...
"Liên lụy cái gì? Chẳng liên lụy gì cả." Trần Kiến Quân ngó xung quanh, giơ ngón tay: "Tiền tiết kiệm của con trai mẹ nhiều thế này cơ mà? Ba năm sau, bọn con đều ra trường kiếm tiền rồi, mẹ lo cái gì."
Trần Kiến Quân và mọi người đã trở lại, thấy rất nhiều người đi đến nhà anh để học, tất cả đều cầm sách vở trên tay, bến lẽn đứng ngoài cửa.
Hứa Hiểu nhìn thấy thì buồn cười không thôi. Trân Kiến Quân cũng bật cười, anh bỗng cảm thấy rất ngưỡng mộ, giờ đây mọi người ai nấy cũng đều liều mạng học tập, củng cố tri thức, học đến lúc chết mới thôi.
Tri thức bây là con đường lớn nhất để thay đổi vận mệnh con người.
Trần Kiến Quân đến trường trao đổi với hiệu trưởng, tranh thủ thời gian trước Tết Nguyên Đán, anh muốn mượn bàn ghế ở sân để dạy bổ túc cho mọi người.
Hiệu trưởng liên đồng ý ngay lập tức, ông ấy cũng có một cậu con trai đang học cấp 3. Tất cả nông dân trong thôn cũng đều đồng ý, những thanh niên học giỏi sẽ đi dự thi. Nếu họ thi đỗ, đó sẽ là vinh quang của cả thôn. Hơn nữa, sau đó họ đi ra ngoài, nói mình là người của thôn, lại vừa đỗ đại học, người khác nhất định sẽ xem trọng họ.
Tuy nói là dạy miễn phí nhưng người dân vẫn rất ngại, mỗi người đều đem một chút đồ nhà mình đến để tỏ lòng thành.
Dạy một lớp sẽ không mệt lắm. Bốn người lần lượt lên giảng, có thể cải thiện được cách giảng dạy, sau đó sẽ cho học trò tự học cách giải quyết bài tập, có thể thảo luận với nhau nếu chưa hiểu.
Hứa Hiểu rất tích cực, cô đã đỗ tốt nghiệp, sau đó còn trở thành giáo viên, đã từng dạy tiểu học mấy năm, được các học trò rất yêu quý, cô cũng vô cùng quan tâm đến học trò.
Lúc đầu Trần Kiến Cường và Trần Hướng Quyên còn ngượng ngùng, nhưng sau vài lần tập luyện, họ mới dám nói ra quan điểm của mình trước bao nhiêu ánh mắt.
Mỗi người họ đều có chuyên môn riêng. Trần Kiến Quân am hiểu toán học, Hứa Hiểu có tài ngữ văn, Trần Kiến Cường giỏi lịch sử và Trần Hướng Quyên giỏi vật lí.
Ngoài việc học, họ sẽ kể cho các học trò về những thứ hay ho ở trường học, điều này sẽ khích lệ học trò có hứng thú học tập hơn.