Chủ Nông Trường Thập Niên 70 [Hệ Thống]

Chương 53 - Chương 53: Hạt Giống (2)

Chương 53: Hạt Giống (2) Chương 53: Hạt Giống (2)Chương 53: Hạt Giống (2)

Nói cách khác, đến đời thứ ba, con trai và con gái của Trần Bình là lớn nhất, cũng là cháu trai cháu gái duy nhất, tới khi Hứa Hiểu sinh là đứa đứng hàng thứ ba, hàng thứ tư là của Liễu Lan.

Thím cả Vương Phương làm đậu kho thịt, thịt băm, rau, cá hấp, đậu đũa sườn lợn om. Thím hai Triệu Anh làm thịt viên hấp, cá kho và miến xào. Lưu Điền Phương làm lươn, thịt băm hấp khoai môn, chân giò om. Lúc vừa dọn món lên bàn, người lớn thì khá bình tĩnh, vẫn kiêm chế được, đám trẻ mới mấy tuổi đã ngậm ngón tay trong vũng nước bọt rồi.

Bữa ăn này còn phong phú, nghiêm túc hơn bữa tối giao thừa của nhiều người.

"Hôm nay chúng ta có lộc ăn, tôi có mang rượu đây, mấy người chúng ta mỗi người một ly đi." Bác hai Trần lấy ra rượu gạo mang theo ra: "Lúc trước do tôi tự ủ, coi như cũng được.”

"Đã được rồi, để tôi nếm thử xem nào." Lúc này lương thực còn không đủ ăn mà còn dư ra làm rượu? Thì ra là mỗi tháng bác hai Trần có một khoản trợ cấp nên mới làm được như vậy.

Họ tách ra, đàn ông ngồi một bàn, phụ nữ ngồi một bàn. Phụ nữ không tám chuyện mà ăn đồ ăn trên bàn trước, lấp đầy bụng mới có sức mở máy hát, chưa no thì làm gì có tâm trạng tám chuyện. Bên cánh đàn ông thì "từ tốn" hơn, ra tay cũng vừa nhanh vừa chuẩn, những vẫn chừa ra kha hở nói chuyện.

Đợi bát và đĩa đều đã sạch sẽ, Trân Kiến Quân mở lời vào vấn đề: "Bác cả, năm nay và năm trước chúng ta tính được tính bao nhiêu điểm làm việc?"

Bác cả Trần là đội trưởng của bọn họ, cho nên đương nhiên là biết: "Một điểm công việc được chia một phần, sao thế?"

Trần Kiến Quân nói thẳng: "Bác cả, bác cũng biết cháu chạy nhiều nơi ở bên ngoài, cũng kiếm được chút kiến thức. Lần này đi tỉnh **, nơi ấy là trong thung lũng, nhưng ở đó một công đáng giá năm điểm, một cá nhân trong một năm lấy được 120 đồng "

"Cháu nói thật sao?! Sao lại nhiều như vậy?" Số lượng nhiều hơn ở chỗ bọn họ gấp năm lần!

"Bởi vì nơi đó phát triển một nghề phụ."

"Phát triển nghề phụ gì?" Bác cả Trần nóng lòng.

"Nơi ấy nhà nào cũng trồng táo, nhà nước khuyến khích chúng ta phát triển các nghề phụ như nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt hải sản. Một phần sản lượng sẽ giao ra, phần còn lại phần lớn là bán cho chỗ cung ứng của xã, phần nhỏ bán cho các đơn vị làm phúc lợi, cuối năm thống nhất kết toán sẽ chia nhiều như vậy."

Hơn 100 đồng! Con số này khiến tất cả mọi người ở bàn bên cạnh đều trâm mặc, yên lặng nghe Trần Kiến Quân nói.

Trong ba anh em bác cả Trần, người có cuộc sống tốt nhất là bác hai, vì bác đã lập công, sau khi nghỉ hưu, hàng tháng đều có tiền trợ cấp cố định, còn những người khác làm nông, quanh năm suốt tháng chỉ có thu nhập vào cuối năm. Gia đình cần dầu, muối, mắm, giấm, con cái cần tiên kết hôn, ốm đau, đi học. Một năm vất vả, nhà nhiều lao động, trẻ con không có nhiều thu nhập, nhưng có chút sức lao động thì đông con. Hàng năm không chỉ không kiếm được tiền, không có lao động thì còn phải nợ đội, năm nay trong thôn có 5 hộ không được chia tiền lại còn bị khấu trừ. Nếu thu nhập của thôn họ có thể đạt năm phần...

"Chỗ chúng ta có thích hợp trồng táo không?"

"Chỗ chúng ta không thích hợp, đó là cây ăn quả phía bắc, nhưng cũng có loại thích hợp khác. Ở đây có khế, chuối, đào, cam, bưởi... chỗ chúng ta có thể trồng được rất nhiều loại quả, dù không bán được, các thành viên trong đội chúng ta ăn cũng được, nhiều như vậy mấy đứa trẻ cũng rất thích ăn. Nếu chọn được những giống thích hợp rồi bảo quản được lâu, làm quà biếu vào dịp tết hay biết tặng cũng rất hợp. Trên núi trống trải, tới mùa đông, mọi người không có việc gì làm có thể thu nhập, mùa xuân là lúc trồng trọt, cây ăn quả không cần người chăm sóc thường xuyên như hoa màu.

"Hạt giống cây lấy ở đâu?" Bác cả Trần có chút động lòng, chỉ cân không chiếm dụng đất canh tác, trông một ít cây ăn quả thật sự không thành vấn đề.

"Ban đầu vừa bắt đầu, chúng ta nên trông mỗi thứ một ít, hạt giống thì dễ, trước cửa nhà nào cũng có cây ăn quả, dưới gốc cây thường có các loại cây, chọn lấy cây có tiếng, chờ sau này tìm cách chiết cây."

Bác hai Trân là người đầu tiên tán thành với cách làm này: "Em thấy được đấy, dù sao việc này cũng chỉ vất vả hơn chút, chúng ta cái gì cũng sợ, chỉ không vất vả. Trong sân nhà tôi có cây khế vừa to vừa ngọt, nhiều người muốn đến nhà tôi trẩy, dưới gốc có nhiều cây con non, đến mùa xuân thì đem ra trồng."

Trân Lão Tam cũng đồng tình: "Sau vườn nhà em cũng có bưởi, tuy quả không to nhưng ngọt, nhiều nước, không cần chăm sóc nhiều".

Nghe hai em nói, bác cả Trần vẫn còn ngại ngần, hai cây quýt già trước nhà đầu năm nào cũng ra quả nhiều, sau tết quả vàng lóng lánh trên cây nhìn rất đẹp mắt, vị cũng ngon ngọt. Như cháu trai đã nói, đến thời điểm trông mà không bán được thì bọn họ tự ăn, cây quýt có thể trồng thời gian dài, vỏ quýt còn làm được thuốc.
Bình Luận (0)
Comment