Sau khi tin người chết của huynh trưởng Ngân Thuật Khả truyền đến, trên trán Bạt Ly Tốc cột khăn trắng, tác chiến hung mãnh lạ thường. Nhưng xem cách điều binh thì vị tướng già của Nữ Chân này vẫn giữ sự tỉnh táo và lý trí, lấy tư thái ai binh ủng hộ lòng quân, hợp tác với Hoàn Nhan Tát Bát chặn phía sau, kiên cường chống cự truy kích của sư đoàn Một, Hai của quân đoàn Năm Hoa Hạ quân.
Tình huống của phía trước núi dần trở nên khó khăn trong cuộc chiến chiến đấu thảm khốc.
Chửi rủa, dò xét người Nữ Chân liên tục kéo dài trong dãy núi địa thế phức tạp. Lúc trời nắng đẹp, ngẫu nhiên có thể nhìn thấy lửa cháy lan tràn trong núi, sương khói dâng lên. Nếu là ngày mưa đường núi ẩm ướt trơn trượt thì càng khó đi. Con đường thỉnh thoảng bị Hoa Hạ quân xông ra đào hố, hoặc chôn địa lôi, hay là một chỗ then chốt nào đó bị Hoa Hạ quân chiếm lĩnh, phía trước tiến hành công kiên, quân đội ở phía sau bị bao vây chặn ở khắp núi, thung lũng. Trong tình huống như vậy, ngẫu nhiên còn sẽ có bắn lén bay ra từ rừng cây, bắn trúng tướng lĩnh hoặc đầu mục nào đó, đoàn người chen chúc muốn tránh né cũng khó khăn.
Dư Dư vẫn dẫn dắt thám báo và đám lính tinh nhuệ Nữ Chân bôn ba trong núi, ngăn cản binh sĩ Hoa Hạ quân truy kích, trong một khoảng thời gian nhất định cũng gây ra phiền phức cho bộ đội Hoa Hạ quân.
Ngày mười bốn tháng ba, Dư Dư dẫn dắt bộ đội Nữ Chân đụng phải trung đoàn Một của lữ đoàn Hai thuộc sư đoàn Bốn Hoa Hạ quân, đây là trung đoàn tinh nhuệ trong Hoa Hạ quân, sau này được gọi là 'trung đoàn anh hùng Thắng Lợi Hiệp'. Năm ngoái ở Vũ Thủy Khê tác chiến hạ gục Thôn Hỏa thuộc bộ đội của Ngoa Lý Lý, trung đoàn trưởng Thẩm Trường Nghiệp dẫn dắt cả đoàn đánh chặn chủ lực rút lui của kẻ địch ở Thắng Lợi Hiệp, dù bị thương vong hơn một nửa vẫn nửa bước không lùi.
Một tháng sau, trung đoàn trưởng Thẩm Trường Nghiệp đã hy sinh trên chiến trường trong núi, hiện giờ người thay thế vị trí trung đoàn trưởng của hắn là Khâu Vân Sinh, vốn là tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn Hai, sau khi đụng độ nhóm người Dư Dư thì hắn chỉ huy bộ đội triển khai tác chiến.
Dư Dư là tướng già đi theo A Cốt Đả nổi lên, vốn là thợ săn già dặn vô cùng, trèo núi leo non như giẫm trên đất bằng, giương cung bắn tên dù là ở buổi tối đen ngòm vẫn bắn trúng kẻ địch một cách chính xác.
Khâu Vân Sinh xuất thân nông hộ, người nhà chết trong khi chạy nạn ở Trung Nguyên, sau đó hắn bị bộ đội của Điền Hổ trưng binh, sau khi tiến công Tiểu Thương Hà thì mơ hồ gia nhập Hoa Hạ quân.
Sau khi đụng độ Dư Dư, Khâu Vân Sinh ra lệnh bộ đội dưới tay dựa vào địa hình đánh trực diện, còn mình thì ỷ vào ưu thế đã khảo sát từ sớm, mang theo một đại đội vòng qua đường núi hung hiểm, trơn trượt nhất, bọc đánh hậu phương của Dư Dư.
Đánh trận xong, mọi người lôi ra xác chết của Dư Dư trong đám người người chết.
Tin chiến thắng truyền khắp toàn bộ chiến trường, đối với bộ đội Kim quân thì đây xem như tin dữ.
Nhưng đó không phải tin dữ duy nhất trong tháng ba.
Ngày mười sáu tháng ba, Đạt Lãi chết trong trận đánh đi đầu làm gương cho binh sĩ.
Trong hơn bốn tháng ở chiến dịch toàn bộ Tây Nam, vị tướng lĩnh Nữ Chân tính tình nóng nảy này chỉ chăm chăm muốn báo mối thù Tây Bắc năm xưa với Cừ Chính Ngôn, bên Hoa Hạ quân nương theo đó lên vài kế hoạch đặc biệt. Nhưng mãi đến phút cuối cùng, kế hoạch không diễn ra theo ý muốn, hai bên từ đầu tới đuôi đều không giằng co trực tiếp trên chiến trường.
Ngày mười sáu tháng ba, Đạt Lãi dẫn dắt binh sĩ dưới trướng tiến công một ngọn đồi nhỏ khá nổi tiếng tên là Ngư Lĩnh, nằm trên con đường quân đoàn quay về, định bao vây Hoa Hạ quân đóng trên đỉnh núi này lăm le uy hiếp đường dọc sườn núi, mục tiêu là đuổi họ ra ngoài. Hoa Hạ quân ỷ vào địa lợi phòng thủ, đánh hơn nửa ngày, quân đội trên vạn người ở hậu phương bị chặn đường phải ngừng lại, Đạt Lãi tự mình ra trận tổ chức ba lần xung phong.
Trong một lần tiến công sắp đánh lên đỉnh núi, một binh sĩ Hoa Hạ quân bị thương nặng ngã trong vũng máu bỗng nhiên bùng nổ. Lúc ấy xung quanh Đạt Lãi có tám dũng sĩ Nữ Chân bảo vệ, nhưng đang lúc xung phong cực kỳ kịch liệt, không ai phản ứng lại, hai bên cùng trúng một đao, đao dài của Đạt Lãi xuyên thủng lồng ngực binh sĩ Hoa Hạ quân nhào lên mình, còn đao của binh sĩ Hoa Hạ quân cũng chém xuống mặt Đạt Lãi. Mũ giáp bị xẻ ra, nửa cái đầu của Đạt Lãi cũng bị gọt đứt.
Chém giết không ngừng lại vì biến cố này, mãi đến buổi tối hôm nay, Hoa Hạ quân chiếm cứ đỉnh núi bị người Nữ Chân khó khăn kéo đại pháo lên oanh kích rút lui, còn con đường cách một dặm về phía trước lại bị binh sĩ Hoa Hạ quân chiếm lĩnh, bọn họ đào hố trên đường, chôn địa lôi.
Mười vạn người chen chúc trải dài trên đường núi giống như một con rắn hình thể quá khổng lồ cố gắng chui ra đường hầm hẹp hòi, mỗi lần Hoa Hạ quân tiến công giống như đóng một cây đinh lên người con rắn. Bởi vì bị ảnh hưởng từ địa hình, quy mô mỗi trận chém giết không lớn, nhưng mỗi lần chiến đấu đều khiến con rắn to buộc phải ngừng lại.
Hai bên đều bị tổn thất lớn, nhưng theo thời gian kéo dài, bầu không khí trong bộ đội Nữ Chân càng lúc càng nôn nóng, đến giây phút này, từ tướng lĩnh đến binh sĩ đều đã ý thức được bọn họ từ thợ săn đã hoàn toàn biến thành con mồi. Bộ đội Kim quốc to lớn mà mập mạp bắt đầu nóng lòng trốn thoát, bộ đội Hoa Hạ quân dù ít người nhưng giống như giòi trên xương mu bàn chân nhào lên, muốn xé từng miếng thịt của con mồi này đến khi chỉ còn lại bộ xương.
Giữa tháng ba, trong núi ở Tây Nam sương giăng khắp lối, tầng mây đè ép thấp, đất đai giống như mang theo hơi nước ẩm thấp nặng trĩu. Đường bị bước chân của quân đội đạp lên, không lâu sau hóa thành bùn sình nhớp nháp, binh sĩ đạp trong đó bước thấp bước cao, ngẫu nhiên có người trượt chân té xuống sườn núi hoặc cao hoặc thấp ven đường, nước bùn tẩm ướt thân thể, rất khó khăn khi bò lên.
Binh sĩ đến từ đất Bắc không chịu nổi gió mưa của phương Nam, có người bị trúng gió, đi vào trại thương binh dựng vội ven đường nghỉ tạm.
Quân đội rút lui cồng kềnh này mỗi ngày vẫn tiến lên, dù dừng lại cũng sẽ không bị bộ đội rút lui bỏ lại quá xa. Từ mùng sáu tháng ba quân đội đã lên đường rút về, đến ngày mười tám đi tới huyện Hoàng Minh, tuyến chiến trường Vũ Thủy Khê này chỉ có một, hai vạn tiên phong.
Hoa Hạ quân không thể lướt qua tuyến đường rút lui của lính Nữ Chân mà giữ lại toàn bộ binh sĩ, nhưng trận chiến đánh chặn bùng nổ ở mỗi chỗ của tuyến binh rút lui kéo dài như rắn to này. Sau khi Dư Dư chết, bộ đội Nữ Chân mất đi đa số quyền chủ động ở trong núi gập ghềnh Tây Nam này. Hoa Hạ quân khảo sát từ sớm, lấy binh lực tinh nhuệ vượt qua từng con đường nhỏ khó đi, triển khai tiến công trên các khúc đường núi phòng ngự yếu kém.
Nếu gặp chỗ nào dễ xơi thì kiên quyết tấn công, còn gặp tinh nhuệ Kim quốc mang ý chí kiên quyết, giữ lại sức chiến đấu dũng mãnh thì Hoa Hạ quân sẽ quấy nhiễu trong rừng cây gần đó trước, chọc quân địch nổi nóng, đuối sức, nếu lính Kim vượt qua rừng núi đuổi theo thì càng trúng ý Hoa Hạ quân.
Sau khi đi qua vài con đường dễ đi, trong dãy núi này mỗi chỗ đều có thể làm thành cửa ải một người chặn vạn người không qua được, muốn đột phá phối hợp phòng thủ của Hoa Hạ quân sẽ cần binh lực nhiều gấp mấy lần đẩy qua. Trên thực tế, dù binh lực nhiều gấp mấy lần cũng không thể bày trận hình công kích trong rừng núi, binh sĩ hậu phương chỉ có thể nhìn đồng bạn ở phía trước chết dưới cung nỏ phong tỏa của Hoa Hạ quân.
Đây là trận đánh ức chế nhất, thống khổ lúc chết của đồng bạn, nỗi hoảng sợ không thể quay về của chính mình, tất cả cảm xúc đan vào nhau, nếu bị thương thì đau đớn đó càng là khiến người tuyệt vọng.
Đối với bộ đội Kim quốc ý chí chiến đấu sục sôi, khoảnh khắc trước đó họ không cách nào đoán trước được trạng huống hôm nay. Đặc biệt là trước khi đi vào Tây Nam, bọn họ hùng hổ băng băng xông lên, bộ đội Kim quốc mấy chục vạn người một đường đốt nhà giết người cướp của, phá hủy hàng nghìn vạn chỗ tụ cư của người Hán, bọn họ cũng đánh cướp vô số thứ tốt. Vậy mà đường núi dài chưa tới trăm dặm, gần trong gang tấc, rất nhiều người lúc này không về được nữa.
Một số người không hiểu quyết định của cao tầng, thất bại trong đại chiến ở Vọng Viễn Kiều đã không thể giấu giếm trong quân nữa. Nhưng dù là ba vạn người bị bảy nghìn người hạ gục cũng không đại biểu mười vạn người chắc chắn chết hết trên tay Hoa Hạ quân, nếu . . .
Trong lúc nghịch cảnh khó tránh khỏi nảy sinh bực tức như vậy, kèm theo đó là nỗi hối hận lớn lao.
Lúc Kim quốc còn yếu, đám người từ trong ngọn núi giết ra, bọn họ lên chiến trường đối mặt tử vong không hề hối hận, đơn giản hành vi bạt mạng người chết ngửa mặt lên trời, không chết thì sống dai thôi. Nhưng giây phút này, khi bọn họ đối mặt khả năng sẽ chết, không khỏi nhớ lại thứ tốt cướp bóc dọc đường đi, sinh hoạt sung sướng ở đất Bắc, vì thế hối hận chẳng những nảy sinh mà còn tăng lên gấp đôi.
Nhưng hiện giờ bộ đội Kim quốc chưa lựa chọn đầu hàng xin tha, một đường xuôi Nam, mọi người tự hiểu người bên cạnh mình từng làm điều gì. Chinh chiến và giằng co hơn mười năm nay, binh sĩ Kim quốc biết rõ những chuyện từng phát sinh.
Sau khi làm những chuyện đó rồi, nếu là kẻ địch thua trên tay mình thì chắc chắn sẽ lột da rút xương.