Chuế Tế - Ở Rể ( Bản Dịch)

Chương 1200 - Chương 1200: Thiên Quang Gầm Rống Ám Hỏa Lan Tràn 2

Chương 1200: Thiên quang gầm rống ám hỏa lan tràn 2 Chương 1200: Thiên quang gầm rống ám hỏa lan tràn 2

Mao Nhất Sơn trong đánh nhau đã chém bay hai tên lính Kim, trong tầm nhìn đã có mấy người ngã xuống, mùi máu tanh nồng lan tràn. Trên tường thành hậu phương, vài chiến sĩ Hoa Hạ quân đột phá lao xuống dưới, cầm nõ bắn tên gia nhập chiến đấu. Bên người Nữ Chân cũng có mấy chiến sĩ thân hình cao lớn, bộ giáp hoàn mỹ xông tới, bên địch cũng không dám đưa nhiều binh sĩ vào cùng một lúc, sợ nhiều người chết trong lửa đạn nổ.

Lại có thùng thuốc nổ bị ném lên quan thành, khói bụi cuồn cuộn rít gào lan tràn bốn phía. Đạn hỏa tiễn từ xa bắn tới lao qua quan thành, bay vào vách núi phía đối diện, nổ ra khói đặc.

Đế Giang đã bị điều chỉnh đường bắn vài lần, nhưng vẫn không thể đo chính xác khoảng cách với núi, đạn hỏa tiễn bắn từ chỗ xa như vậy không thể uy hiếp trận địa lính Kim trong vùng núi này, sau khi bắn vài phát thì tay trắng tạm dừng.

Hai bên không ngừng chém giết trong hoàn cảnh bụi mịt mù, tên bay lượn. Không biết đánh bao lâu, lính Kim có xu thế lùi ra sau.

Mao Nhất Sơn hét to:

- Cứu người bệnh!

Chốc lát sau, đạn pháo lại bắn ầm ầm.

Mọi người lùi về góc chết tường thành nơi đạn pháo bắn không tới, còn chưa kịp nâng người bệnh lên tường thành thì đợt tiến công thứ hai của người Nữ Chân đã ập đến.

Từng đợt đụng độ chém giết, lính Kim xông lên rồi lại bị đánh lùi. Cuộc tranh đoạt trên quảng trường nhỏ kéo dài hơn nửa canh giờ, hai bên đều trả giá đắt hơn hai trăm người, tùy theo lửa trên quan thành tắt, Hoa Hạ quân mới ổn định trận địa quảng trường nhỏ trong vũng máu.

Xác chết chồng chất như núi.

Trên khoảnh đất trống nho nhỏ này, hai bên dùng chiến thuật trả giá hơn hai trăm người mỗi bên đã là tác chiến vô cùng thảm liệt, dù là Tiểu Thương Hà năm xưa cũng hiếm có đợt chém giết nào chấn động như vậy. Mao Nhất Sơn mấy lần sắp ngã xuống trận địa, nhiều người bệnh rút xuống sau vòng thứ nhất, đến đợt chém giết thứ hai thì hy sinh, nhưng mãi đến phút cuối cùng, người Nữ Chân cũng không thể hoàn toàn chiếm ưu thế.

Đây là chuyện xảy ra trong một canh giờ đầu tiên sau khi bắt đầu tiến công Kiếm Môn Quan. Hoa Hạ quân bị kiềm chân dưới tường thành trước quảng trường nhỏ, hai bên không tiến lên hoặc thụt lùi thêm được. Hoa Hạ quân có chiến ý kiên quyết, Bạt Ly Tốc cũng tuyệt đối không tỏ ra yếu thế. Đến về sau trong khu vực nhỏ này xác chết chất đống, hết thảy đều thảm liệt tới cực điểm.

Trong chém giết Mao Nhất Sơn ngã xuống vũng máu, một đại đội trưởng kêu chiến sĩ cõng hắn xông lên tường thành, lướt qua quan lâu đưa đi hậu phương.

Binh sĩ hét to với đội chữa bệnh:

- Cứu sống trung đoàn trưởng của ta!

Có lẽ đây là số ít ưu đãi trên chiến trường mà hắn nhận được khi làm trung đoàn trưởng, càng nhiều chiến sĩ bởi vì không kịp đưa về phía sau đã hy sinh trên chiến trường.

Lửa trên quan lâu tắt, đường dần bị đánh thông, Hoa Hạ quân bắt đầu thử đột phá phía trước. Nhưng trên đường núi hậu phương, Bạt Ly Tốc dùng pháo trận phòng thủ vững chắc con đường không quá rộng này. Đến buổi chiều cùng ngày, có mấy quả đạn hỏa tiễn phối hợp Hoa Hạ quân phá hủy hơn mười cỗ pháo sắt ở hậu phương, thử tấn công đường núi.

Chờ đợi bọn họ là sự chống cự ương ngạnh đập nồi dìm thuyền. . . .

Mỗi một quốc gia hoặc là dân tộc vào lúc gặp nguy nan luôn sẽ xuất hiện nhân vật kiệt xuất, lấy phương thức khác nhau tiến hành từng đợt cải cách hoặc chống cự.

Đương nhiên, có lẽ vì phản kháng vạn mã hí vang, hiếm thấy nên mới có sức nặng đặc biệt như vậy.

Ngựa chiến lao nhanh xuyên qua lưng núi và đường xa, vượt qua doanh địa cắm cờ quan san sát, khi thám báo đưa tin Kiếm Môn Quan kịch chiến vào tay Hoàn Nhan Tông Hàn, vị tướng già Nữ Chân dù nhi tử ruột chết cũng không rung động quá lớn này rốt cuộc không kiềm được được chảy hai hàng lệ.

Tướng quân trăm trận chết, mất vị đại tướng nào trên chiến trường cũng là điều không thể tránh khỏi. Bị mất một vị đại tướng, dù là nhi tử của mình thì cũng chỉ là vấn đề về vận may, nhưng lần lượt từng vị đại tướng trong quân thua trận bỏ mạng trên chiến trường, vậy nó đại biểu vận mệnh của một quốc gia đã bị đẩy đến phút then chốt gấp gáp nhất.

Còn nhớ năm đó A Cốt Đả với ba nghìn người dấy binh, trong ba nghìn người này có ai là nhân vật đặc biệt? Từng trận đánh, hàng nghìn, vạn người lục tục chết đi, nhưng Nữ Chân ý khí phơi phới, người nào chết cũng không thật sự ảnh hưởng đại cục. Sau này Lâu Thất được gọi là chiến thần của Nữ Chân, nhưng năm xưa hắn chẳng thiện chiến bằng ai, chẳng qua là sống sót trong chinh chiến mấy chục năm. Khi Lâu Thất bỏ mạng ở Tây Bắc, sau này mất luôn Từ Bất Thất, Kim quốc tan nát cõi lòng, một mặt chứng minh bọn họ vô cùng quý giá, mặt khác cũng chứng minh những người khác không sánh bằng bọn họ.

Đến trận chiến Tây Nam, từ Ngoa Lý Lý tới Thiết Dã Mã, lại đến Dư Dư, Đạt Lãi, mỗi một lần hao tổn đều khiến người đau lòng, so sánh ba mươi năm trước đi theo A Cốt Đả dấy binh thì cảm xúc đã mất rồi. Ai chết đều rất bình thường, một tướng lĩnh chết đi, người khác thay thế là được, nhưng hiện nay, mỗi người đều là không ai có thể thay thế.

Trận chiến ở Đàm Châu bị mất Ngân Thuật Khả là một trong những soái tài có thể trấn giữ then chốt sau khi Hoàn Nhan Tông Hàn và Cốc Thần đi, không ngờ bị tên công tử bột Hoàn Nhan Thanh Giác liên lụy chết vào kế tử gian của tướng lĩnh người Hán. Mất Ngân Thuật Khả xong, sức mạnh bộ tộc vốn có thể rơi vào vai Bạt Ly Tốc, đôi huynh đệ này dùng binh một người thì cứng rắn rộng rãi, một người thì vững vàng mềm nhẹ, địa vị của mỗi người vốn cao hơn nhóm Ngoa Lý Lý, Dư Dư, Đạt Lãi, nhưng tùy theo tình hình chiến đấu ở Kiếm Môn Quan truyền đến, Tông Hàn hiểu rằng Bạt Ly Tốc không về được.

Nhưng không còn cách nào khác.

Dù phân tích bằng lý trí, binh lực của Tây Nam Hắc Kỳ đã là trứng chọi đá, nhưng từ lần đụng độ trước trận Sư Lĩnh, Tông Hàn biết hiểm trở của Kiếm Các không thể ngăn lại ý chí giết ra từ hậu phương của vị Tâm Ma kia.

Nếu ngoài núi Tây Nam không có hơn hai vạn người của Tần Thiệu Khiêm, có lẽ đối phương sẽ chọn cách ổn thỏa, chờ Đại Kim rời đi rồi mới ung dung thu phục Kiếm Môn Quan. Nhưng bởi vì có hai vạn người chặn dọc đường, con rồng ma đen Tây Nam này sẽ không tiếc mọi giá đột phá cửa ải kia. Tuy rằng ngày sau có lẽ sẽ bị cắn ngược, nhưng Kiếm Môn Quan không thể ngăn ý chí của Tâm Ma, cũng không thể đỡ tiến công của hỏa khí kiểu mới kia.

Nếu tướng lĩnh bị sắp xếp ở Kiếm Môn Quan không phải là Bạt Ly Tốc, nếu là người khác e rằng đã tan tác nhanh hơn, chờ khi hai đội Hoa Hạ quân nối liền thành một thì đường về của đại quân Hoàn Nhan Tông Hàn càng nhấp nhô hơn.

Tông Hàn nhớ lại hành trình mấy chục năm tướng tinh tập hợp* nhưng dần bỏ mạng, hắn thở dài thườn thượt, đội mũ giáp, đi ra lều soái. Quân đội đã điều động, tập kết hoàn tất.

(*) Tướng tinh tập hợp – tương tinh vân tập: Thời xưa quan niệm vua được các vì sao vây quanh, tướng tinh là tinh tú đại tướng, tức là ngôi sao đại biểu cho tướng quân.

Trước khi Kiếm Môn Quan bị đột phá, tập trung tất cả sức mạnh tinh nhuệ tiến hành một trận đại quyết chiến, vây giết cái gọi là Hoa Hạ quân Bảy lấy Tần Thiệu Khiêm dẫn đầu.

Đây là bài đáp duy nhất mà Hoàn Nhan Tông Hàn có thể giao nộp cho sự hy sinh của Bạt Ly Tốc. . . .

Trời tối xuống, mọi người đốt lửa, đôi khi trên mảnh đất hoang vu, mọi người thậm chí chỉ có thể tự đốt nóng bản thân chờ trời sáng.

Người Nữ Chân chỉ mới nếm mùi vị này, còn người Vũ triều thì đã chìm trong đó hơn mười năm. Nếu nói giác ngộ của đám người Tông Hàn, Hi Doãn, Bạt Ly Tốc còn có phần nào của lý trí, ở bờ sông Hán Thủy, thứ thiêu đốt trên người Đới Mộng Vi càng giống cây đuốc điên cuồng và vặn vẹo.

Phía Bắc, Vân Trung Phủ, thời tiết u ám, Thời Lập Ái đứng ở trên tường thành, lửa của hắn cũng đang phát sáng trong mảng màu đen bao trùm Vân Trung Phủ.

Dưới thành là biển người bị xua từ bốn phương tám hướng đến đây, trong đó có người Kim, có Hán nô, điều này chứng minh giết tới không chỉ có người Hán phía Nam. Trên thực tế, đội ngựa từ xa chạy nhanh đến và kiểu dáng lều trại sớm đã chứng minh điểm này, một đường đánh đường vòng chiếm Nhạn Môn Quan là người thảo nguyên từng bị chặn ở phía Tây.

Thành đã bị vây mấy ngày.

Thành trấn nhỏ ở xung quanh, trong thôn trang, cư dân vốn ở nhà bị đám người thảo nguyên lần lượt xua đến đây. Biển người làm quân tốt thí vây ở dưới thành tuy không thể xâm phạm thành trì, nhưng đối với người Nữ Chân thì tổn thương nhất có thể là lần đầu tiên trải qua cảm giác tôn nghiêm và mặt mũi bị lấy đi. Con cháu huân quý trong thành không ngừng la hét xin ra trận, nhưng bị Thời Lập Ái đè xuống ý tưởng đó.

Ngày thứ hai từ khi tiên phong người thảo nguyên đến dưới thành, Thời Lập Ái từng một lần ra lệnh số ít kỵ binh ra khỏi thành thăm dò sức của đối phương. Đội binh thảo nguyên này tỏ ra liều lĩnh, lỗ mãng, sau khi trải qua một trận bắn nhau thì càng hoảng loạn rút lui. Đây là vòng giao thủ đầu tiên ở Vân Trung của hai bên, làm chiến sĩ Kim quốc gần như chinh phục thiên hạ, trong cuộc đụng độ không sợ sống chết đánh lui đối phương vốn là lẽ tất nhiên, nhưng Thời Lập Ái mơ hồ phát hiện một chút không ổn, hôm nay lúc thu binh mới nhận ra kỵ binh hầu như bị đối phương cố ý vô tình dụ ra xa.

Đây là khoảng cách rất vi diệu, đội kỵ binh này là tinh nhuệ trong quân, sau khi nghe lệnh lập tức quay về, đối phương không đi theo tấn công, nhưng Thời Lập Ái luôn cảm giác dưới thành có nhiều con mắt âm thầm nhìn mình, chờ một cơ hội nào đó đến.

Hai ngày tiếp theo, lão nhân ở trên đầu tường quan sát kỹ động tĩnh của kỵ binh kia, mơ hồ phát hiện tuy đội kỵ binh đó có vẻ dã tính khó thuần, trên thực tế có tố chất chiến đấu hơi xuất sắc, hơi khác với biểu hiện tiến công rồi rút lui ngày hôm đó. Nếu Thời Lập Ái ra lệnh thu binh muộn một ít, có lẽ quân đội của đối phương đã đi theo kỵ binh bên ta nhanh chóng lao về phía cổng thành, tạm không nói phe địch có thể thừa dịp loạn vào thành hay không, ít nhất đội ngũ bên mình không về được nữa.

Thời Lập Ái là người cả đời trải qua chiến loạn, cho dù nhìn ra những chuyện này nhưng trong riêng tư không nói cho tiểu bối nghe. Một là vì Thời Lập Ái có uy nghiêm to lớn, không cần chuyên môn giải thích một số chuyện, thứ hai là nhiều lúc giữ lại chống đối và nhuệ khí của người trẻ tuổi là điều rất cần thiết.

Cứ thế vây thành suốt mấy ngày, các trận chiến lớn có, nhỏ có phát sinh gần Vân Trung. Kim quốc Nam chinh lần thứ tư mang đi phần lớn bộ đội tinh nhuệ, nhưng không có nghĩa là bên trong Kim quốc hư không đến mức không phòng ngự nổi. Đội ngũ thường trú, đội trị an ở các nơi, thậm chí là lính già đều tùy thời có thể tập hợp thành một đám quân đội có quy mô. Từ khi Nhạn Môn Quan bị đánh bại, quân tiên phong người thảo nguyên nhanh chóng đánh Vân Trung Phủ, các nơi có từng bộ đội xuất phát đang nhanh chóng tụ tập về bên này.

Trên đường đi bọn họ gặp nhiều đợt mưa tên tập kích. Người thảo nguyên có tài bắn tên giỏi, thuật cưỡi ngựa siêu quần, trong tình huống quân đội chủ lực đã xuôi Nam, ít nhất về mặt đội ngựa thì thì người Kim quốc đã nghe vậy đối kháng với đám kỵ sĩ thảo nguyên này. Người thảo nguyên cũng tuyệt đối không triển khai tác chiến ngay mặt với quân đội Kim quốc, nếu gặp bộ binh thì họ sẽ bắn từ xa, nếu đội bộ binh kết thành trận thế thì họ sẽ rời đi, không lâu sau vòng về quấy nhiễu, từ ngày đến đêm, lại từ đêm đến trời sáng.

Quân đội Nữ Chân đến chi viện phần lớn rơi vào vũng bùn, cơ bản không cách nào đến dưới thành Vân Trung, chỉ có hai đội kỵ binh là xuyên qua tuyến phong tỏa vào ngày mười ba, mười lăm tháng tư, sau đó bị kỵ binh thảo nguyên quy mô lớn bao vây săn giết ở ngoài tầm nhìn thành Vân Trung.

Thời Lập Ái vẫn khoanh tay đứng yên.

Ngày mười bảy tháng tư, đã có mấy cỗ máy ném đá xiêu vẹo dựng trước trận địa, chuẩn bị ném đá, trên tường thành Vân Trung Phủ cũng sẵn sàng đánh trả. Đám người Hoàn Nhan Đức Trọng đi theo một bên khuyên nhủ Thời Lập Ái hãy xuống tường thành, nhưng lão nhân chỉ chống gậy dời vào lâu thành ở bên cạnh.

- Sửa chữa lại Vân Trung Phủ do ta tự mình đốc thúc xây, vài cục đá không đập bể được bức tường dày này, chờ xem bọn họ muốn làm cái gì.

Thứ đầu tiên bị ném vào Vân Trung thành không phải đá.

Bình Luận (0)
Comment