Đến tháng năm, chấn động lớn ập đến thành trì mới bày ra phồn vinh.
Nếu từ góc độ dân thường không dính dáng triều chính thì thứ họ nhìn thấy là từ ngày hai tháng năm triều đình bắt đầu tuyên bố thành quả chiến đấu của trận chiến Tây Nam, họ cảm giác rung động và khí phách, rộng lượng mà vua mới bày ra đằng sau đó. Trong thời gian này tuy cũng có người chửi rủa Vũ triều, nhưng song song đó nhiều tin mới, việc mới lấp đầy tầm nhìn của mọi người.
Báo chí của Lý Tần bắt đầu lấy thành quả chiến đấu ở Vọng Viễn Kiều tại Tây Nam giải thích về lý niệm truy nguyên học, từ đó mỗi ngày trên báo viết lý niệm truy nguyên học từ Lỗ Ban thời xưa kéo dài đến Mặc gia. Trong tửu lâu, tiệm trà, những người kể chuyện bắt đầu đàm luận về diều gỗ có thể bay suốt ba ngày không rơi của Lỗ Ban, bàn về xe gỗ của Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc, toàn là những chuyện dân chúng thích nghe ngóng.
Song song với truy nguyên học là tham thảo nho học mới của Lý Tần, những lý niệm này hơi xa vời với dân chúng bình thường, nhưng trong tầng lớp thư sinh giữa – thấp thì thảo luận nhiều hơn về tập trung quyền lực, trung thành với vua và yêu nước. Đến giữa tháng năm, trong Xuân Thu Công Dương Truyền viết một số câu chuyện về Quản Trọng, Chu Thiên Tử liên tục xuất hiện trong đề tài của người đọc sách, tư tưởng trung tâm của những câu chuyện đó cuối cùng đều gói gọn trong bốn chữ.
Tôn vương nhương di*.
(*) Đại ý là tôn sùng vua hoặc hoàng gia, bài trừ người xứ khác (bị mình coi là giặc).
Vầng sáng siêu phàm của truy nguyên học không ngừng mở rộng, đa số người chưa thể xem rõ mạch nước ngầm cuộn trào ở bên dưới.
Ngày ăm tháng năm, triều đình Phúc Châu bãi bỏ chức vụ của Thượng Thư Công bộ Lý Long, sau đó chỉnh đốn lại Công bộ, dường như đây là kéo dài tư duy chú trọng công tượng của vua mới. Tiến hành song song đó là một loạt động tác của Bối Ngôi quân tấn công Tuyền Châu. Ngầm có tin đồn liên quan vua mới Quân Vũ và trưởng công chúa Chu Bội từng ở Tây Nam học truy nguyên, toán học từ Ninh Ma Đầu.
Trước kia Ninh Nghị giết vua tạo phản đúng là đáng tội đại nghịch bất đạo, nhưng không ai trên đời này có thể phủ định năng lực mạnh mẽ của hắn. Sau khi Vảnh Hàn Đế chết, Tĩnh Bình Đế Chu Ký bị bắt lên Bắc, đám quyền quý ở Giang Nam đã chọn ra Chu Ung không mấy xuất chúng trong đám hoàng tộc thật ra chỉ vì hai tỷ đệ này sau khi kế thừa truyền dạy của hắn thì có thể đảo ngược bàn cờ. Lúc trước phủ trưởng công chúa ở Giang Ninh, nhóm người phò mã Khang Hiên làm nhiều thúc đẩy cũng vì mong đợi có một ngày hai tỷ đệ đó sẽ làm ra một số chuyện.
Những cách nói nửa thật nửa giả này dẫn đến không khí kỳ dị trong dân gian, nhưng cũng gián tiếp xóa đi cảm xúc tiêu cực khi mọi người thấy tình hình chiến đấu ở Tây Nam rồi ngẫm lại vấn đề bên mình.
Ngày chín tháng năm, nhờ mật thám trong thành nội ứng ngoại hợp, Bối Ngôi quân chỉ mất bốn ngày đã đánh chiếm Tuyền Châu, tin tức truyền về khiến cả thành phấn chấn.
Trên đây là những động tĩnh của Phúc Châu cho người thường xem, còn lên cao hơn nữa sẽ phát hiện một cơn bão lớn đã rít gào từ lâu trên bầu trời nơi này.
Từ phương hướng chung thì lần nào thay đổi triều đình cũng sẽ có hiện tượng vu nào triều thần nấy, điều này không lạ. Tính cách, lý niệm của vua mới như thế nào, hắn gần ai, xa ai, mọi người phải chú ý, thích ứng những điều này trong quá trình đổi vua.
Vũ Kiến Sóc triều gần như chỉ còn cái tên rỗng từ khi Chu Ung rời đi Lâm An, đi theo thái tử Quân Vũ luôn ở trung tâm chiến loạn, trắc trở liên miên. Sau khi hắn kế vị triều đình Chấn Hưng, khó khăn đứng vững nửa gót chân trong chém giết thảm khốc và đào vong, thực lực quốc gia của Vũ triều đã suy yếu, nhưng từ khía cạnh đại nghĩa thì hắn vẫn là vị vua mới có tính hợp pháp nhất. Chờ khi hắn đứng vững gót chân, hô một tiếng là gia tộc quyền thế ở một nửa Giang Nam vẫn sẽ ủng hộ hắn, đây là sức mạnh của danh phận.
Về tổng thể thì Vũ triều đã là chiếc thuyền thủng lỗ, nhưng dù vậy nó vẫn còn cái sườn, huống chi nó vốn là chiếc thuyền vô cùng khổng lồ, bê đại nghĩa lên vũ đài tranh đoạt thiên hạ thì vẫn siêu to, ít nhất so với nhóm người Thiết, Ngô ở Lâm An, nhóm người Lưu Quang Thế, Đới Mộng Vi, hay thậm chí đám thổ phỉ đất Tấn thì vẫn vượt qua nhiều về mặt tổng thể.
Vô số đại tộc đang chờ đợi vị vua mới này suy nghĩ xong thì tuyên bố cái gì đó, dùng phán đoán đưa ra lên ủng hộ hình thức nào.
Trong lực lượng các phương bắt đầu tụ tập về phía Phúc Châu từ tháng hai, ba có phần lớn là đại biểu hoặc sứ giả của thế lực địa phương còn giữ gìn lực lượng, thậm chí là người cầm quyền tự mình đến.
Trong tháng năm, hoàng đế lật bài ngửa, chính thức tuyên bố, đi theo đó là tai nạn khiến vô số đại tộc không kịp ứng đối.
Tôn vương nhương di!
Bắt đầu từ nửa cuối năm trước, vị vua mới tên Chu Quân Vũ này luôn chém giết trong hoàn cảnh khốc liệt nhất. Ở Giang Ninh, hắn bị trăm vạn binh sĩ vây khốn, đập nồi dìm thuyền tự mình ra trận mới tạm thời giết lùi Tông Phụ, sau đó hắn lên ngôi tại đây, không lâu sau bị buộc phải từ bỏ Giang Ninh. Hắn đào vong khắp Giang Nam, sau lưng hắn là vô số người bị đồ sát. Hắn chỉnh đốn cải cách quân đội, một lần lựa chọn tập trung quyền lực, tổ chức đọi giám sát, đội quân pháp với nòng cốt là người ở tâng chót nhà tan cửa nát và binh sĩ, những động tác này đều có nguyên nhân.
Mọi người đang chờ hắn tỉnh táo lại, đứng ở nơi cao hơn, dùng góc nhìn đại cục mà xem xét toàn bộ sự vật. Từ bản chất thì nhiều người chực chờ dùng danh lợi mua chuộc lòng người, rất nhiều gia tộc đợi dịp theo rồng lập công dưới giàn giáo chính trị mới . những gia tộc đó có tài nguyên dự trữ, có lực lượng, có người mới - họ được bồi dưỡng trong giàn giáo hệ thống thiết tưởng cũ – chỉ cần vua mới biểu hiện ra sự rộng lượng của mình, vậy thì chiếc thuyền thủng đáy Vũ triều vẫn là thuyền lớn số một, số hai trên đại dương này.
Bắt đầu từ tháng hai, đã có vô số người mỗi ngày phác họa và kiến nghị cho triều đình Phúc Châu dưới giàn giáo tổng thể mạnh như thác đổ. Người Kim rời đi, mưa gió ngừng, họ nhạnh sửa lại chiếc thuyền thủng này, mặc dù khó mà sửa lại y như mới, nhưng nếu chỉ cầu đạt tiêu chuẩn thì trí tuệ chính trị bình thường đã quá đủ rồi.
Nhưng đám người cao tầng ngạc nhiên phát hiện, hình như hoàng đế ngốc muốn đập vỡ thuyền, tạo lại chiếc xuồng ba lá buồn cười mới.
Chờ ba tháng, đợi đến kết quả này, đối kháng cơ hồ lập tức bắt đầu. Lực lượng của một số đại tộc thử tuôn ra ngoài, trên triều đình thì đưa ra các loại kiến nghị hoặc mịt mờ hoặc rõ ràng, sổ con phản đối không ngừng đưa lên. Có người bắt đầu đưa ra khả năng tương lai bi thảm đến hoàng đế, có người hé lộ đại tộc nào đó ôm lòng bất mãn, triều đình Phúc Châu sắp mất sự ủng hộ của chỗ nào. Vua mới không tức giận, hắn tận tình khuyên bảo, trấn an, nhưng tuyệt đối không chịu thả lỏng hứa hẹn.
Triều đình Phúc Châu lúc này là hoàng đế gần như nắm quyền tuyệt đối, bọn quan viên chỉ có thể uy hiếp, khóc xin, nhưng không thể cứng rắn kiềm chế thực chất gì với hắn được. Đặc biệt là khi tin Quân Vũ, Chu Bội có quen biết với Ninh Nghị truyền ra, triều đình mất mặt nhưng hoàng đế lấy lại thể diện. Có người dâng thư thỉnh nguyện, nói là tin đồn như vậy làm tổn hại danh dự hoàng gia, phải ngăn chặn. Quân Vũ chỉ thả nhẹ một câu "Người thông minh không nghe lời đồn, trẫm không muốn xử trí bách tính chỉ vì miệng đời".
Quan viên ôm nỗi lo âu âm thầm móc nối, định tổ chức kháng nghị quy mô lớn, nhưng tin Bối Ngôi quân đánh chiếm Tuyền Châu lại truyền đến, phối hợp dư luận trong thành, vừa đánh vừa xoa ngăn chặn bực tức của bách quan.
Đến ngày mười lăm tháng năm, một tin tức tích lũy từ lâu đã lặng lẽ truyền ra.
Vì thay đổi hiện tượng quân đội Vũ triều yếu ớt trong hai trăm năm qua, hoàng đế lấy nhóm người Hàn Thế Trung, Nhạc Phi dẫn đầu bắt tay vào xây dựng "Học đường lực lượng vũ trang Giang Nam", để bồi dưỡng tướng lĩnh trong quân, quan viên. Trong học đường dạy trung với vua, thay thế chế độ cũ văn thần giám quân tự mình cắt xén, hiện đã chọn lựa người.
Tin này truyền lưu trong triều đình, dù tạm thời chưa thực hành nhưng mọi người càng có thể xác định, vua mới đã đặt chắc chắn nền móng niềm tin tôn vương nhương di.
Khi đất nước yên ổn, cần suy yếu lực lượng của quân nhân, cũng phải kiềm chế lực lượng của quân chủ. Khi đất nước đến bờ vực tan vỡ thì cần tập trung quyền lực, vực dậy quân đội. Ý tưởng như vậy thoạt trông đơn giản, nhưng thực chất là đột nhiên chuyển đổi phương châm trị quốc suốt hai trăm năm qua. Muốn "Tôn vương nhương di" thì không thể "Cùng trị vì thiên hạ với sĩ đại phu", muốn "Cùng trị vì thiên hạ với sĩ đại phu" sẽ phải xung đột trực tiếp với "Tôn vương nhương di".