Chuế Tế - Ở Rể ( Bản Dịch)

Chương 1268 - Chương 1268: Ánh Sáng Mặt Trời Và Sương Mù Tỏa Khắp Nhân Gian 13

Chương 1268: Ánh sáng mặt trời và sương mù tỏa khắp nhân gian 13 Chương 1268: Ánh sáng mặt trời và sương mù tỏa khắp nhân gian 13

Lúc này mặt trời đã lặn xuống tường thành phía Tây, các màu đèn đuốc thắp sáng Thành Đô.

Ninh Kỵ ở trong phòng thay bộ đồ khác, cầm một cái bọc không thấm nước nhỏ ra khỏi phòng, trèo tường mé bên, duỗi người đi trong bóng đêm hướng về sông nhỏ ở gần đó.

Trong Thành Đô thành có nhiều nước sông, con sông gần sân nhà hắn tên là gì thì hắn cũng không hỏi thăm, hiện giờ là mùa hè, khoảng thời gian trước hắn thường đến bên này bơi lội, hôm nay thì có mục đích khác. Ninh Kỵ đến chỗ bờ sông không người, thay bộ đồ không thấm nước, bao kín tóc, toàn thân đen thui nhảy vào sông.

Phía xa có thuyền hoa sáng đèn lênh đênh trên nước, Ninh Kỵ bơi kiểu chó, một lúc sao nằm ngửa mặc nước cuốn trôi, lại qua một lúc, hắn lên bờ ở góc hẻo lánh.

Ninh Kỵ cởi đồ lặn ra, thả tóc, giũ nước dính trên người, mặc áo đen mỏng, bịt mặt áp sát một sân nhà ở gần đó.

Hắn nhanh nhẹn trèo tường vào, đi trong bóng ma vườn sau, chốc lát sau lại dọc theo vách tường leo lên nóc nhà, tuần tra bốn phía. Đây là một dinh thự nhà giàu ba tiến, có vẻ như không nhiều người ở trong này, sân chỗ cuối cùng là một lầu các nhỏ xinh, có nha hoàn và người hầu hì hục bưng nước nóng lên căn phòng trên tầng hai. Ninh Kỵ đứng trên nóc lầu xem một lúc.

- Sớm vậy đã tắm rồi.

Hắn nhủ thầm, chợt nhớ hôm nay nói về đề tài sinh con với huynh trưởng, thế là từ nóc lầu leo xuống, tìm một chỗ đứng trên bờ tường ngoài tầng hai, thò đầu nhìn vào cửa sổ.

Vị trí quan sát này rất tốt, chẳng những có thể nhìn vào trong, còn thấy nhiều chuyện ở sân phía trước.

Trong phòng, người hầu đã đổ nước nóng vào xong. Ninh Kỵ lấy làm lạ tại sao nữ nhân tắm nước nóng vào mùa hè, nhưng nhớ lại nữ nhân trong lầu các này dáng vẻ ủ rũ chắc là sức khỏe rất yếu, có thể giải thích việc này theo y học.

Không lâu sau, một thiếu nữ da thịt như tuyết, chân mày cong như lá liễu vào phòng. Nàng ước chừng lớn hơn Ninh Kỵ hai tuổi, tuy rất rất đẹp nhưng mắt đượm nỗi buồn. Không trách được, người xấu chạy vào Thành Đô sẽ chết, nàng đại khái biết mình khó tránh khỏi chết tại đây nên mỗi ngày đều phập phồng lo sợ.

Vì Ninh Kỵ đã xem nữ nhân như người chết nên nổi lên lòng tò mò, ở ngoài cửa sổ nhìn lén.

Trong sân phía trước có mấy người nói cười đi tới đây.

Gió đêm vuốt nhẹ, phương xa đèn đuốc lập lòe, gần đó có xe ngựa chạy qua. Lúc này mới vào đêm chưa lâu, thấy chủ nhà và mấy bằng hữu đi vào cửa trước, Ninh Kỵ từ bỏ giám thị nữ nhân, dù sao người ta đã ngồi vào thùng gỗ cũng không thấy được gì ữa, hắn nhanh chóng nhảy xuống từ lầu hai, dọc theo bóng ma trong sân đi nhanh về phía sảnh trước.

Trạch viện này trang hoàng xa hoa nhưng phạm vi tổng thể chỉ có ba tiến, Ninh Kỵ không phải lần đầu tiên tới, đã sớm nắm rõ hoàn cảnh trong này. Hắn hơi hưng phấn, vì đi quá nhanh nên lúc xuyên qua đình viện ở giữa suýt chạm vào người hầu đi ra phòng khách đang bước trên hành lang. May mà Ninh Kỵ phản ứng nhanh, chớp mắt trốn sau một thân cây nở hoa, từ cực động thành cực tĩnh.

Chờ người hầu kia đi qua Ninh Kỵ mới nhô đầu ra nhìn vào phòng khách, giây lát sau hắn nhẹ nhàng chui vào như con chuột, dọc theo cây cột lên xà nhà, núp vào sau một tấm che.

Tiếng nói cười dần đến gần cửa lớn phòng khách, tổng cộng năm người đi vào, bốn người mặc áo vạt dài, màu sắc và kiểu dáng hơi khác nhưng phỏng chừng đều là người đọc sách. Người cuối cùng mặc kiểu viên ngoại giàu sang, nhưng khí chất thoạt nhìn giống thương nhân bôn ba khắp nơi.

Trong năm người Ninh Kỵ chỉ biết người đi đầu. Đó là một nho sinh trung niên để chòm râu dê, bề ngoài và đôi mắt trông hiền từ đáng tin, cũng là chủ nhân của dinh thự này, tên Văn Thọ Tân.

Mấy người vào phòng khách, nói chuyện này chuyện kia, nội dung không có giá trị gì, chỉ là lời khách sáo khen nhà này bày biện trang nhã. Văn Thọ Tân giới thiệu đại khái dinh thự này vốn thuộc về thương hộ nào, dùng để nuôi tình nhân, sau này thơng hộ rời đi Tây Nam, nghe nói hắn sắp đến nên bán lại nhà, khế đất đầy đủ mà giá rẻ, Hoa Hạ quân cũng chấp nhận, không có gì lấn cấn.

Ninh Kỵ núp trên xà nhà vừa nghe vừa kéo vải đen bịt mặt xuống, xoa gò má không hiểu sao hơi nóng bỏng, thở ra vài hơi mới tiếp tục bịt mặt. Hắn núp trong tối nhìn xuống dưới, năm người chuẩn bị ngồi, lấy nho sinh già tóc muối tiêu ngồi xuống trước thì bốn người khác, bao gồm Văn Thọ Tân mới dám ngồi. Ninh Kỵ đoán người này này có chút thân phận. Mấy người khác gọi ông ta là "Sơn Công", cũng có người gọi là "Hạo Nhiên Công". Ninh Kỵ không biết rành về văn nhân trong thành, cố gắng nhớ tên này, đợi tìm người của Bộ Tình Báo Hoa Hạ quân hỏi kỹ sau.

Hắn theo dõi dinh thự mấy ngày, đương nhiên không phải ỷ vào võ nghệ cao cường nổi máu nhìn trộm riêng tư của người khác. Khoảng thời gian này hắn có sở thích khi rảnh là bơi sông lúc nửa đêm, mỗi tối đều phải bơi trong Thành Đô thành, có một lần ngoài ý muốn dừng lại nghe cuộc nói chuyện của Văn Thọ Tân với người ngoài, sau đó hắn mới theo dõi sân nhỏ này.

Hắn liên tục đến nghe trộm sân nhỏ này mấy ngày trời, biết đại khái Văn Thọ Tân là một nho sinh lớn tuổi đọc rành thơ sách, ưu quốc ưu dân, trong bụng đầy mưu kế, bồi dưỡng nhiều nữ nhi, đến Thành Đô vì muốn làm chuyện gì đó trút giận cho Vũ triều.

Trước kia Văn Thọ Tân hỏi thăm người ta về tung tích con trai trưởng của Ninh Nghị, sau này biết thông tin về nhi tử nhỏ tuổi hơn cũng được, rồi lùi dần đến điều tra thông tin con cái của Tần Thiệu Khiêm và mấy cao tầng trong quân. Trong quá trình này, dường như người ta có chút thành kiến với Văn Thọ Tân, ban ngày hắn đi viếng thăm vài người cùng xuồng Vũ triều thì bị sập cửa vào mặt, buổi tối thở dài than ngắn, mắng những kẻ ngốc kia bảo thủ, tình hình đã đến mức này rồi mà không biết linh động.

Trong lúc đó, lão nhân thường than thở với "nữ nhi" nuôi ở nhà là có chí mà không thể phát triển, người ngoài không hiểu nỗi lòng tha thiết của hắn. Nữ nhi thông minh an ủi hắn, sau đó hắn dặn nữ nhi phải giữ lòng trung nghĩa, nhớ kỹ thù hận, đền đáp Vũ triều. Cảnh hai "phụ thân và nữ nhi" khích lệ lẫn nhau làm Ninh Kỵ hơi đồng tình, cảm thấy đám nho sinh Vũ triều kia không nên ức hiếp người ta, đều là người cùng phe thì phải đoàn kết.

Hiện giờ đứng ra vạch trần "giặc khờ" cỡ này thật vô nghĩa, nên mỗi ngày Ninh Kỵ sẽ đến nghe Văn Thọ Tân than thở, huyên thuyên lải nhải. Lời oán trách mỗi ngày của Văn Thọ Tân đều khác nhau, rất đặc sắc, đôi khi còn xen lẫn một số câu chuyện của Giang Nam.

Ninh Kỵ nghe mà chép miệng:

- Ố ồ, thì ra còn có chuyện như vậy.

Hắn cảm giác được mở rộng tầm mắt.

Trong thời gian oán trách, ban ngày lão nhân càng bị từ chối càng cố gắng, tìm quan hệ khắp nơi, liên lạc người này người kia giúp đỡ. Đến ngày nay xem ra đã tìm được vị "Sơn Công" đáng tin cậy cảm thấy hứng thú với Văn Thọ Tân. Hai bên ngồi xuống, người hầu dâng lên trà bánh, đồ uống lạnh quý báu. Sau trò chuyện và tâng bốc nhau, Văn Thọ Tân mới bắt đầu chào hàng kế hoạch của mình tỉ mỉ.

- Hắc Kỳ mười năm mài đá, nằm gai nếm mật, cứng rắn từ ngay mặt đánh gục Nữ Chân Tây Lộ quân, cao tầng trong quân không có sơ hở để tấn công vào. Lần này lấy Thành Đô làm cục mở rộng cửa lớn, mời khách bốn phương đến, họ mạo hiểm nhưng đúng là tạo thế để sắp tới chính thức thành lập triều đình, địa vị ngang với Vũ triều ta.

Đúng đúng, Ninh Kỵ ở trên xà nhà nhủ thầm.

- Biện pháp của Hắc Kỳ có lợi có tệ, nhưng đối phương đã phòng ngừa với tệ đoan rõ ràng rồi. Chúng ta phát ngôn thảo luận trên báo chí tuy cãi qua cãi lại náo nhiệt, nhưng không tổn thương lớn đến Hắc Kỳ quân. Trái lại sự kiện mấy ngày trước, Hoài Công nắm đại nghĩa, không thể nhịn được đám giặc Hắc Kỳ đó yêu ngôn hoặc chúng nên ra đường biện luận với họ, kết quả bị kẻ vô tri ném đá chảy máu đầu, việc này rõ ràng là Hắc Kỳ đã có phòng bị rồi.

Chúng ta có ném đâu, giờ đổ thừa à?

Ninh Kỵ ở trên xà nhà bĩu môi phản đối.

Bên dưới lại xôn xao nghị luận.

- Ngu phu ngu phụ, ngu không chịu nổi!

- Có lẽ là người của Hắc Kỳ làm.

- Hắc Kỳ yêu ngôn hoặc chúng . . .

- Thủ đoạn thấp hèn.

Sơn Công nói:

- Tin tức trên giấy, triển khai biện luận là loại chính nghĩa, công bình, tuy hiệu quả không nhanh nhưng làm từ từ thì rồi sẽ có đa số người bị chúng ta thuyết phục.

Hắn ra định luận như vậy, lại nói:

- Nhưng binh pháp Tôn Tử nói phàm chiến giả, dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng*. Chỉ cần có nhiều phương án thì bao nhiêu biện pháp đều được, mừoi Văn huynh nói tiếp đi.

(*) Có thể hiểu đại khái từ "chính" là chính quy, trực diện,"kỳ" là biến hóa, bất ngờ. Câu này đại ý là khi đánh nhau làm ngoài mặt cho quân địch thấy, sau lưng thì lén chơi chiêu, đánh bất ngờ.

Binh pháp Tôn Tử nói phàm chiến giả, dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng . . . câu này hay, phải ghi nhớ.

Ninh Kỵ ở trên xà nhà mặc niệm.

Bình Luận (0)
Comment