Tiếng ồn ào kéo dài một lúc, mì đã nấu xong, bưng ra tô nóng hổi
Sáng sớm hôm nay, Biện Lương vẫn một mảnh trắng phau, ăn sáng xong, đám người kể chuyện lục tục đi ra ngoài. Bọn họ và tiểu nhị của Trúc Ký đa phần là hai người một tổ, Lữ Tứ tìm một chợ nhỏ ven sông ngồi xuống, kéo nhị hồ của mình.
Vây thành lâu ngày, thời tiết thì lạnh lẽo, ở chợ không có thứ gì để mua, hai cái lều màu trắng dựng gần đó có lẽ mới là thứ hấp dẫn người chú ý nhất, trong tình huống như vậy mà có thể tổ chức tang lễ phúng viếng cho người nhà, hơn phân nửa là trong nhà có của cải. Lữ Tứ kéo nhị hồ một lúc, mở miệng kể chuyện, có rải rác vài người đến gần.
Tiếng nhị hồ bi thương, Lữ Tứ cũng không kể câu chuyện khiến người phấn chấn. Lúc người Nữ Chân công thành, Lữ Tứ từng gặp nhiều người chết, phần lớn thời gian hắn ở hậu phương, may mắn sống sót, trông thấy cảnh tượng thê lương người chịu chết, hoặc là trước khi chết không làm hắn xúc động nhiều. Chỉ khi tất cả câu chuyện được ghi chép rồi sửa sang, tập hợp lại một chỗ, những người đã chết mới giống như bỗng nhiên có ý nghĩa và chốn về. Người tụ tập lại đây, bao gồm người đứng trước cửa nhà lắng nghe từ xa ít nhiều gì cũng từng có kinh nghiệm như vậy, bị câu chuyện kéo ra hiện thực, đa số không kiềm được chua xót trắc ẩn trong lòng.
Lữ Tứ kể xong một câu chuyện, xung quanh đã tụ tập vài người, cũng có hài tử mặc áo gai để tang, sau đó có một việc nhỏ xảy ra. Hộ gia đình gần đó có một nữ nhân mặc áo gai lại đây năn nỉ một chuyện, nàng tổ chức linh đường cho tướng công trong nhà, nhưng lúc này quá nhiều người chết trong thành rồi, đừng nói hòa thượng, xung quanh không tìm được một người biết đàn nhạc, thấy Lữ Tứ biết kéo nhị hồ, thế là nàng mang theo tiền bạc lại đây, năn nỉ Lữ Tứ đi qua giúp giùm.
Sau khi bị Lữ Tứ từ chối, nữ nhân kia đau lòng ngồi bệch xuống đất òa khóc, miệng không ngừng lẩm bẩm việc trong nhà mình. Phu quân của nàng là một địa chủ nhỏ gần đây, còn khá trẻ, thường ngày thích múa đao múa kiếm, người Nữ Chân đến, nam nhân bỏ xuống thê tử và hai hài tử thơ dại ở nhà, đi Tân Toan Táo Môn, chết ở nơi đó. Hiện giờ hai hài tử một đứa hai tuổi, một đứa bốn tuổi, tuy trong nhà để lại chút tiền, nhưng một nữ nhân mới hai mươi tuổi như nàng làm sao giữ được nhà này, nàng tổ chức linh đường cho trượng phu, nhưng không mời được hòa thượng, nhạc sư đến, nữ nhân này chỉ có thể dưa tiễn trượng phu trẻ tuổi trong mùa đông gian nan.
Gia đình vốn không đông người, nữ nhân trẻ tuổi chăm sóc hai hài tử khó mà chống dậy nóc nhà, mấy ngày nay áp lực trên người nàng lớn đến mức khó nói thành lời, lúc này khóc kể ra, người xung quanh đều lau nước mắt.
Một đứa trẻ tám, chín tuổi mặc đồ tang vừa khóc vừa nói:
- Phụ thân của ta cũng chết rồi, phụ thân của ta cũng chết rồi . . .
Tiếng khóc vang trời.
Ngày này, đám người kể chuyện trong thành thị đại khái đều gặp trạng huống như vậy. Vô luận trong hay ngoài thành, một người chịu chết thường thì chẳng xứng với từ mạnh mẽ khẳng khái, đối với người sống sót trong thành, người thân chết đi, khiến người nhìn thấy rõ ràng hơn trạng huống hiện thực đè ép trước mắt. Nhiều người với thân phận khác nhau nhưng đều chết mới tăng thêm chút ý nghĩa cho những cái chết. Dù rằng tuyên truyền ý nghĩa như vậy có thành phần cố ý trong đó, nhưng ít nhất sẽ không khiến người chìm hẳn xuống vực sâu hắc ám.
Có người cố ý vận tác khiến trong thành hơi náo động ầm ĩ, bên ngoài thành Biện Lương, trong đám quân doanh giằng co với người Nữ Chân cũng không bình tĩnh.
Lúc trước Chủng Sư Trung dẫn dắt Tây quân ác chiến với người Nữ Chân, đám người Võ Thụy Doanh đến trễ một bước, sau đó truyền ra chuyện hòa đàm, Võ Thụy Doanh và mười mấy vạn người từ hậu phương lục tục tới nơi bày ra trận thế, giằng co với người Nữ Chân ở đằng trước. Võ Thụy Doanh chọn cắm trại ở một sườn dốc phủ tuyết không quá cheo leo, sau khi xây dựng công sự, sửa sang vũ khí, bắt đầu quy mô lớn chuẩn bị tác chiến. Những người khác thấy động tác của Võ Thụy Doanh thì cũng lục tục xây dựng công sự.
Tùy theo hòa đàm tiến hành từng bước một, người Nữ Chân không muốn đánh nữa, bắt đầu xuất hiện dư luận rằng việc nghị hòa đã quyết định xong, hơn mười vạn quân đội khác không phải lại đây đánh chính diện với người Nữ Chân. Nhưng Võ Thụy Doanh bày ra thái độ, một mặt là vì chiến sự gần chấm dứt, bọn họ không thể không hùa theo, thứ hai là bọn họ chạy tới vì tranh thủ trước khi người ngoài nhúng tay thì chia nhau đội tinh binh này, sĩ khí vốn không cao, làm công sự cũng vội vàng qua loa, đến đoạn sau thì rõ ràng là làm cho có.
Chỉ có bên Võ Thụy Doanh là mỗi ngày xây dựng công sự phòng ngự, rèn luyện tiến công xem như việc hằng ngày, nhìn sơ đã rõ cao thấp. Qua một, hai ngày thì có người nói trong lúc hòa đàm đừng để lại nổi lên xung đột, ngươi suốt ngày giương nanh múa vuốt trước trận của người Nữ Chân chẳng khác nào khiêu khích, lỡ như đối phương nổi máu dữ lên, tiếp tục đánh nhau, ai gánh nổi trách nhiệm phá hỏng hòa đàm.
Trong thời gian này, mỗi quân đội lén qua lại, du thuyết càng là trạng thái bình thường, tuy Võ Thụy Doanh có thể từ chối một ít, nhưng cũng có một số người là không cách nào từ chối. Qua vài ngày bên này dưới sự đề nghị của đoàn phụ tá ở Trúc Ký, cũng phái ra thuyết khách, xúi giục ngươi có thể đánh trong quân trận của đối phương.
Làm như vậy tuy cũng xem như đánh trả lại đối phương, trong âm thầm xáo động lên. Trong quân bên này nào là nghị luận, kiểm thảo, phản tỉnh, tự nhiên không phải hành động nhằm vào đối phương mà là cùng thảo luận chiến đấu với người Nữ Chân tại sao bị thua? Chênh lệch giữa hai bên rốt cuộc nằm ở đâu? Muốn chiến thắng đám người này thì cần làm như thế nào. Trong quân bất luận có tài học hoặc không đều tụ tập lại nói ra ý tưởng của chính mình, rồi góp ý, thống nhất vân vân.
Mỗi con người đều có não, dù trước khi làm lính chỉ là anh nông dân một chữ bẻ đôi cũng không biết, mọi người tụ tập lại với nhau bàn bạc một phen, cái gì có đạo lý, cái gì vô lý đều có thể phân biệt một ít. Tại sao thua trong trận chiến với người Nữ Chân? Bởi vì phe ta sợ chết. Tại sao mỗi người chúng ta không sợ chết, mà tụ tập với nhau thì biến thành sợ chết? Những điều này chỉ cần thảo luận sâu là có thể suy xét ra một số vấn đề. Khoảng thời gian này tới nay thảo luận ra một số thứ sắc bén giải quyết được đôi chút nguy cơ bị chia rẽ tạo thành nôn nóng trong quân nhân tầng lớp giữa và dưới, đồng trời một số thứ khiến tinh thần phấn chấn cũng bắt đầu nhú mầm trong quân doanh.
Giẫm lên tuyết đọng dưới trời sao, Trần Đông Dã mang theo thuộc hạ vừa huấn luyện xong trở về, lúc đến gần lều trại của chính mình thì trông thấy một gã quan quân đứng ở bên ngoài, cũng nghe thấy tiếng nghị luận trong lều.