Trần Kiếm Vân nhìn khuôn mặt của Sư Sư, cười nói:
- Nếu thật sự theo ý tưởng của Sư Sư thì trong số mấy quan lớn trong triều, Lý tướng hoặc là Tần tướng thật là lương xứng.
Trần Kiếm Vân vốn mỉm cười, nói xong câu đó thì cười sặc sụa.
Sư Sư cười khúc khích nói:
- Lý tướng, Tần tướng vì nước vì dân, nếu như bên người thiếu một chỗ giặt quần áo nấu cơm thì cũng không đến lượt Sư Sư.
- Đáng tiếc không thiếu.
Sư Sư thở dài ra vẻ tiếc nuối:
- Đúng rồi.
Qua một lúc, Trần Kiếm Vân chuyển đề tài:
- Chư vị trong triều, gia phụ từng nói bội phục nhất là Tần tướng. Lý tướng tuy rằng cương trực, nếu không có Tần tướng phụ tá cũng khó làm thành việc lớn, điểm này thì bệ hạ rất thánh minh. Lần này thủ Biện Lương cũng nhờ Tần tướng ở trong đó phối hợp. Tiếc rằng làm được gần một nửa, cuối cùng khó mà làm đầy đủ.
Nghe hắn nói đến việc này, Sư Sư hơi cau mày:
- Hưm?
- Sư Sư cũng biết mà, nửa tháng nay trên triều đường mọi việc phân vân, Tần tướng ra sức nhiều nhất, tướng gia âm thầm bôn ba bái phỏng chư vị trong triều, cũng có chạm mặt với nhị bá nhà ta. Sư Sư ở Phàn Lâu chắc cũng nghe nói.
- Đúng là có nghe nói về chuyện của Hữu tướng phủ.
Sóng mắt Sư Sư liếc qua, ngẫm nghĩ nói:
- Cũng có nói Hữu tướng muốn mượn công lớn lần này một bước lên trời.
Trần Kiếm Vân nói:
- Nói lời này chắc chắn là kẻ gian ác. Đương nhiên, Tần tướng vì công cũng vì tư, chủ yếu là vì Thái Nguyên. Từ lâu rồi Hữu tướng muốn xin từ chức tướng, ngài có công lớn, hành động này là muốn tỏ rõ ý, lấy lùi làm tiến, mong khiến chư vị đại thần trong triều sẽ dốc hết sức bảo vệ Thái Nguyên. Bệ hạ tín nhiệm ngài ngược lại dẫn đến người ngoài nghi kỵ. Thái thái sư, Quảng Dương quận vương làm khó dễ trong đó, muốn cân bằng, không muốn dồn hết sức thúc đẩy hành động bảo vệ Thái Nguyên, cuối cùng bệ hạ chỉ hạ lệnh Trần Ngạn Thù lập công chuộc tội.
- Vậy . . . Kiếm Vân huynh cảm thấy có thể giữ được Thái Nguyên không?
Trần Kiếm Vân cười nói:
- Từ mấy hôm trước đã đi tường thành, đều biết tính ác của người Nữ Chân, có thể chống đỡ lâu như vậy dưới tay của Niêm Hãn, Tần Thiệu Hòa đã dốc hết sức. Hai quân Tông Vọng, Niêm Hãn sau khi gặp nhau, nếu không muốn đánh Thái Nguyên thì một mình Trần Ngạn Thù làm được gì?
- Đương nhiên, suy nghĩ của một số đại thần trong triều của có đạo lý của bọn họ, mặc dù Trần Ngạn Thù vô dụng nhưng nếu lần này toàn quân đều đi thì chưa biết có thể nào ngăn được Nữ Chân dốc hết sức tiến công, đến lúc đó chẳng những không cứu được Thái Nguyên, ngược lại toàn quân bị diệt, ngày sau không có chút khả năng lật ngược tình thế. Mặt khác, toàn quân xuất kích, đại quân do người nào thống lĩnh cũng là một vấn đề lớn.
Trần Kiếm Vân tạm dừng rồi nói tiếp:
- Nếu để đám người Quảng Dương quận vương cầm binh, bọn họ đã có thành tích thua trước mặt người Nữ Chân, không đáng tin. Nếu giao cho phe hai tướng, quyền lực của Tần tướng sẽ bao trùm trên Thái thái sư, Đồng vương gia. Nếu để lão tướng công của Chủng gia thống lĩnh, nói thật lòng, Tây quân kiệt ngạo bất thuần, lão tướng công ở trong kinh cũng không được ưu ái bao nhiêu, ai dám bảo chứng trong lòng của ngài ấy không có oán?
- Cũng bởi vậy sự tình lớn như vậy mà trong triều không đồng lòng, tuy Hữu tướng đã dốc hết sức, về việc này khó mà thúc đẩy. Nhị bá nhà ta ủng hộ xuất binh Thái Nguyên, nhưng lần nào về nhà cũng cảm thán sự tình phức tạp khó giải quyết.
Sư Sư nói:
- Vậy là . . . chỉ có thể nhìn . . .
Trần Kiếm Vân cười khẩy nói:
- Biện Lương đã hết bị vây, Thái Nguyên thì xa tận chân trời, còn ai có cảm giác như bị binh đến dưới thành? Đành phải mong đợi lòng tốt của người Nữ Chân, dù sao hòa đàm đã xong, chưa cho tuế tuệ, có lẽ người Nữ Chân cũng chờ về nhà tĩnh dưỡng, có cơ may bỏ qua cho Thái Nguyên.
Trần Kiếm Vân không tiếp tục nhắc đến chuyện cầu thân mà nói việc vặt trong kinh, trong triều đình hiện giờ, cũng vì biết trong lòng Sư Sư thật sự lo âu, thích nghe những điều này. Nhiều quan to quyền quý tới lui Phàn Lâu, mọi người có ý tưởng, cách nói, băn khoăn phức tạp của riêng mình. Cứ thế tán gẫu một lúc, đêm càng khuya, Sư Sư đưa đối phương ra ngoài. Lúc sắp đi, Trần Kiếm Vân xoay người lại, vươn tay ra cầm tay của Sư Sư, nàng rút tay về, mỉm cười mang chút áy náy.
Trần Kiếm Vân cũng cười cười:
- Qua mấy ngày lại đến thăm nàng, hy vọng đến lúc đó mọi việc đã định, Thái Nguyên còn y nguyên, nàng cũng nhẹ lòng. Khi ấy chắc là đầu xuân, Trần gia có một hội thơ, ta mời nàng qua.
Sư Sư gật đầu:
- Cẩn thận chút, dọc đường bình an.
- Ừm, nàng cũng . . . sớm suy nghĩ rõ ràng.
Trần Kiếm Vân nói xong câu này mới lên xe ngựa rời đi, xe ngựa chạy đến chỗ rẽ thì hắn vén mở rèm nhìn ra, Sư Sư còn đứng ở cửa, nhẹ nhàng phất tay. Trần Kiếm Vân buông xuống màn xe, có chút tiếc nuối và chút vấn vương trở về nhà.
Sư Sư xoay người đi vào Phàn Lâu.
Cả ngày nay, Sư Sư gặp khá nhiều người chứ không phải chỉ mỗi mình Trần Kiếm Vân, trừ một ít quan viên, thân hào, văn nhân mặc khách còn có bằng hữu tốt thuở nhỏ như Vu Hòa Trung, Trần Tư Phong, mọi người tụ tập với nhau ăn mấy cái bánh trôi, tán gẫu chút chuyện nhà. Sư Sư có biểu hiện khác nhau đối với mỗi người, nói là hư tình giả cũng không phải, nhưng đương nhiên không có nhiều chân tình trong đó.
Mỗi người lúc rời đi đa phần cảm thấy mình có chỗ đặc biệt, cô nương Sư Sư tất nhiên chiêu đãi đặc biệt với mình, đây không phải là biểu hiện giả dối, ở chung với mỗi người một, hai lần là Sư Sư tự nhiên tìm được đề tài đối phương cảm thấy hứng thú, chính mình cũng thích, chứ không phải đơn thuần hùa theo cho có. Nhưng đứng ở vị trí của nàng, cả ngày trông thấy nhiều người như vậy, nếu thật sự nói có một ngày gửi gắm tình cao cho một ai đó, xem người đó là cả bầu trời, toàn bộ thế giới quay quanh người đó, không phải Sư Sư không khát khao có người như vậy, nhưng mà . . . bản thân nàng còn cảm thấy không tin mình nổi.
Thấy nhiều, nghe nhiều, trong lòng không yên phận, tình cảm cũng trở nên dối trá.
Nếu có ngày nàng thành thân, Sư Sư sẽ hết lòng hết dạ yêu người đó, nếu không có niềm tin vào một điều như vậy thì đành . . . chờ thêm chút nữa.
Trong Phàn Lâu vẫn vô cùng náo nhiệt, ti trúc êm tai, nàng về sân, sai nha hoàn đốt bếp lửa nấu đơn giản mấy cái bánh trôi, bỏ vào hộp thức ăn, bọc vải lại, rồi sai nha hoàn thông báo xa phu rằng nàng sắp ra cửa.
Xe ngựa treo đèn lồng chạy ra hậu viện Phàn Lâu, lướt qua đầu đường Biện Lương đêm khuya, đến trước lâu một chỗ của Trúc Ký, Sư Sư xuống dưới, hỏi người canh gác ở ngoài lâu là Ninh Nghị đã về chưa.
Chốc lát sau, người đi ra từ trong lâu là Tô Văn Phương, nhìn thấy Sư Sư, đối phương cười bí hiểm:
- Lý cô nương lại đến gặp tỷ phu của ta à.
Sư Sư thản nhiên mỉm cười:
- Ngày đặc biệt nên muốn gặp mặt hắn thôi, sao nào, hắn có đây không?
- Mới từ ngoài thành trở về không lâu, Sư Sư cô nương đến đúng lúc. Nhưng đêm khuya gõ cửa, Sư Sư cô nương không định trở về sao? Thế nào, muốn làm tẩu tử của ta?