Chuế Tế - Ở Rể ( Bản Dịch)

Chương 738 - Chương 738: Khi Lòng Đau Xót Thì Khó Rơi Lệ, Ác Đã Sâu Đo Lường Ngây Thơ 3

Chương 738: Khi lòng đau xót thì khó rơi lệ, ác đã sâu đo lường ngây thơ 3 Chương 738: Khi lòng đau xót thì khó rơi lệ, ác đã sâu đo lường ngây thơ 3

Ninh Nghị kể câu chuyện đơn giản, mọi người nghe đến đây đại khái hiểu ý của hắn.

Nghiêu Tổ Niên nói:

- Ý tưởng của câu chuyện này cũng khá thú vị.

Giác Minh cười nói:

- Không đơn giản như vậy, xưa nay trong hoàng gia, tình nghĩa như huynh đệ, thậm chí sâu hơn cả huynh đệ cũng không hiếm. Ha, nếu muốn giả thiết đúng hơn nữa thì như Đổng Hiền đời Hán, nếu có chí lớn, không chừng có thể làm nên một phen sự nghiệp.

Giác Minh nói nửa đoạn sau cười hơi cợt nhả. Đổng Hiền đời Hán là nhân vật chính trong cắt tay áo chia đào trong các câu chuyện đoạn tụ. Kể rằng Hán Ai Đế thích Đổng Hiền, vinh sủng tràn đầy, hai người như hình với bóng, chung giường chung gối. Ngày nọ Ai Đế tỉnh lại, có việc phải đi nhưng phát hiện tay áo của mình bị đối phương đè lên, hắn sợ rút tay áo ra sẽ quấy rầy giấc ngủ của người yêu, thế là dùng dao cắt đứt tay áo. Ngoài ra, Hán Ai Đế phong thưởng cho Đổng Hiền nhiều vô số, thậm chí còn nói với Đổng Hiền:

- Ngô muốn pháp Nghiêu thiền Thuấn*, thế nào?

(*) Ý là noi theo thời xưa Nghiêu Đế truyền vị trí thủ lĩnh lại cho Thuấn Đế.

Hán Ai Đế thậm chí muốn đưa vị trí hoàng đế cho Đổng Hiền.

Mấy năm sau khi Hán Ai Đế băng hà thì Vương Mãn soán vị.

Giác Minh nói qua loa, đám người Nghiêu Tổ Niên, Văn Nhân cũng hơi mỉm cười.

Ninh Nghị cũng cười bảo:

- Nhưng nếu làm được việc đều phải như vậy, thế thì khi làm việc cũng không có gì hay.

Mấy người trầm mặc một lúc, Nghiêu Tổ Niên nhìn Tần Tự Nguyên:

- Năm đó bệ hạ lên ngôi, thật ra cũng hết sức trọng thị vinh sủng Tần lão, nếu không thì khó mà lập kế hoạch phạt Liêu.

Nghiêu Tổ Niên nhắc đến việc này, Tần Tự Nguyên cũng hơi thở dài:

- Thật ra, năm đó bệ hạ mới ngồi lên vị trí, hăng hái muốn làm, lão phu làm việc thường có chỗ kiên quyết nên hợp khẩu vị của bệ hạ thế thôi. Nhưng lúc này lúc khác, trong lòng bệ hạ cũng có . . . cũng có càng nhiều băn khoăn. Chẳng qua kéo các vị vào mà lão phu thì không thể hiểu rõ thánh ý, khiến từng bước làm lỗi, chuyện của Thiệu Hòa cũng xem như . . . khiển trách lây lão phu.

Lấy ngữ khí như thế nói về cái chết của Tần Thiệu Hòa, nửa đoạn sau lão nhân nói ra càng khó khăn.

Nghiêu Tổ Niên lắc đầu, nói:

- Tâm tư của bệ hạ mấy năm nay . . . Ài, không ai đoán trước được, đâu thể trách đại nhân.

- Hiện giờ Thái Nguyên đã mất, nếu người Nữ Chân lại đến thì nói mấy chuyện này đều muộn.

Ninh Nghị uống một ngụm trà sâm:

- Tạm gác lại mọi việc đều có lợi kia đi, ta về Giang Ninh có lẽ sẽ nhờ vả bằng hữu ưu ái, lại mở Trúc Ký, làm phú ông, rắn địa phương, hoặc là gói ghém đồ đạc đi xa về phía nam. Ta không muốn xen vào việc Biện Lương nữa, tuy ta không phải tên côn đồ đó nhưng cũng chỉ là một kẻ ở rể, chuyện thiên hạ này ta cố gắng đến mức đó đã xem như đủ rồi.

Nghiêu Tổ Niên khẽ thở dài:

- Đã là chuyện thiên hạ, Lập Hằng là người trong thiên hạ thì có thể trốn đi đâu được? Nếu sau này Nữ Chân lại đến, Lập Hằng cũng biết chắc chắn sẽ sinh linh đồ thán, nếu bỏ đi về thì thương sinh nào có lỗi gì. Chuyện lần này tuy khiến người lạnh lòng cười chê, nhưng nho giả như chúng ta hoặc là có thể đánh bạc ra một cơ may sống. Ở rể chỉ là việc nhỏ, cởi bỏ thân phận cũng là tự do, Lập Hằng là đại tài, không nên đi.

Giác Minh cũng nói:

- A di đà phật. Chuyện lần này qua đi, hòa thượng ở kinh thành cũng khó mang đến tác dụng gì. Lập Hằng thì khác, hòa thượng cũng xin Lập Hằng ngẫm nghĩ lại, nếu đi như vậy thì kinh thành khó tránh họa lớn.

- Dù ta ở thì e rằng kinh thành khó trốn họa lớn, đây là họa lớn của Vũ triều, đâu chỉ ở kinh thành.

- Vẫn nên góp một phần sức lực, lúc trước Lập Hằng nói đi bắc làm việc, gặp người ta thê thảm, nên nổi lòng trắc ẩn. Giờ ngươi đi rồi thì làm sao vơi lòng trắc ẩn này?

- Quân tử tránh xa nhà bếp, thấy nó sống, không nỡ nhìn nó chết; nghe âm thanh, không nỡ ăn thịt nó, tuy ta có lòng trắc ẩn nhưng đó chỉ là trắc ẩn của một mình ta. Kỳ thực thiên địa bất nhân, lấy vạn vật làm chó cỏ*. Vũ triều có mấy nghìn vạn người, nếu thật sự bị đồ sát thì đó là nghiệt và nghiệp của mấy nghìn vạn người, khi kẻ xâm lăng đến, cần là mấy nghìn vạn người cùng phản kháng. Ta đã cố gắng, trong kinh thành, hạng như Thái, Đồng không thể tin, nếu người Nữ Chân xuống đến phía bắc Trường Giang thì ta tất nhiên sẽ chống cự, còn mấy nghìn vạn người muốn chết thì mặc kệ họ chết.

(*) Sô cẩu – chó cỏ: Dùng cỏ bện thành hình con chó, dùng để cúng tế xong vứt bỏ, ý chỉ vật rẻ tiền vô dụng bị vứt đi.

Giác Minh nhíu mày hỏi:

- Nhưng những lão nhân, nữ nhân, hài tử trong kinh làm sao có sức phản kháng?

- Nhưng mà thiên địa bất nhân, đâu thể nào vì ngươi là lão nhân, nữ nhân, hài tử mà bỏ qua cho ngươi?

Ánh mắt Ninh Nghị không dao động:

- Bởi vì ta ở trong đó, bị bất đắc dĩ góp một phần sức, chư vị cũng giống như vậy, chẳng qua các vị ra sức vì thiên hạ thương sinh, còn ta ra sức vì trắc ẩn của riêng mình. Cứ nói theo đạo lý, vô luận lão nhân, nữ nhân, hài tử, thân ở trong thiên địa này, trừ chính mình bỏ sức phản kháng thì làm gì có phương pháp nào khác bảo hộ chính mình? Bọn họ bị xâm phạm, lòng ta bất an, nhưng dù bất an cũng đành dừng ở đây.

Sau đó Ninh Nghị cười gượng nói:

- Đương nhiên, chủ yếu không phải nói bọn họ. Mấy chục vạn người đọc sách, trăm vạn người trong triều đình, làm sai chuyện, tự nhiên mỗi người đều nên bị đánh. Vậy đánh đi, trốn đi. Ta đã cố gắng hết sức, đã liều mạng rồi, có lẽ lúc bị thương thì đã để lại mầm bệnh, đời này khó chữa lành, thế cục hiện giờ lại như vậy, đành phải trốn. Tiếp tục có người chết, cho dù trong lòng bất nhẫn đành coi như bọn họ xứng đáng.

Ngôn từ của Ninh Nghị lạnh lùng, mọi người im lặng.

Qua một lúc sau, Giác Minh khẽ thở dài:

- A di đà phật. Hòa thượng nhớ lại những việc Lập Hằng làm ở Hàng Châu, tuy nghe thì nhẫn tâm, nhưng nếu mỗi người đều có ý chí phản kháng, nếu mọi người thật sự hiểu ý tứ này thì thiên hạ cũng sẽ có thể thái bình yên ổn lâu dài.

Ninh Nghị mỉm cười nói:

- Giác Minh đại sư, ngươi luôn miệng nói phản kháng, nghe không giống hòa thượng.

Nghiêu Tổ Niên nói:

- Ý tưởng trong lòng Lập Hằng khác với chúng ta, như vậy cũng tốt, tương lai nếu có thể viết sách nói ra, lưu truyền lại cũng xem như một môn học vấn lớn.

Cách nói của Ninh Nghị tuy rằng lạnh lùng nhưng đám người Nghiêu Tổ Niên, Giác Minh không phải kẻ tầm thường: Một người có thể vì lòng trắc ẩn đi cứu nghìn vạn người, nhưng nghìn vạn người không nên trông chờ vào một người hoặc vài người đi cứu, nếu không thì chết cũng đáng đời. Phía sau khái niệm này là ý chí quý giá ngang nhiên bất khuất biết bao. Nói nó là chân ý của thiên địa bất nhân cũng không quá mức.

Hắn vốn không nợ thương sinh điều gì.

Bình Luận (0)
Comment