Cuộc Sống Của Nguyên Phối Pháo Hôi (Dịch Full)

Chương 217 - Chương 220

Chương 220
Chu thị: "..." Đúng là bà ta chỉ nói vậy thôi mà!

Bởi vì nếu nhi nữ động thủ với trưởng bối thì sẽ bị tất cả mọi người chỉ trích.

Bà ta cùng biết người càng nổi tiếng thì sẽ càng để ý đến thanh danh của mình.

Trần Vũ Nương bây giờ đã là danh nhân trên trấn, sao có thể tùy hứng như thế?

Chu thị ôm mặt, nghĩ nghĩ, không thể để uổng phí cái tát này được, bèn nói: "Con đã động thủ rồi, vậy đã bớt giận chưa?"

Tần Thu Uyển lắc đầu: "Chưa."

"Từ nhỏ đến lớn, bà đánh ta bao nhiêu lần, những lời bà mắng ta ác độc như nào. Chỉ một bàn tay thì làm sao ta có thể nguôi giận?"

Chu thị nhíu mày: "Ta là mẫu thân của con nên việc dạy bảo con cũng là đúng quy củ. Con nhìn mọi người xung quanh xem, làm gì có hài tử nào mà không bị đánh? Chính muội muội và đệ đệ của con, ta cũng từng đánh, nói câu khó nghe, nếu không phải ban đầu ta hao tâm tổn trí dạy dỗ con thì con cũng không thể có tiền đồ được như ngày hôm nay." Bà ta càng nói càng cảm thấy mình có lý: "Bây giờ con giàu có, lẽ ra còn phải trả ơn ta."

Tần Thu Uyển phì cười, hung hăng đá một cái.

Chu thị lui lại mấy bước, mông ngồi phịch xuống đất, vẻ mặt không dám tin: "Sao ngươi dám đạp ta?"

Tần Thu Uyển thu chân lại, quy củ đứng về chỗ cũ: "Muốn đạp thì đạp. Nếu bà sợ thì về sau đừng xuất hiện trước mặt ta nữa."

"Về chuyện mà bà nói, hài tử không đánh thì không nên thân, ta chỉ cảm thấy đó là nói hươu nói vượn. Trần Tuyết Nương cũng ăn đòn, vậy sao lại làm ra cái chuyện câu dẫn tỷ phu của mình cơ chứ?" Nàng nghĩ nghĩ một lát, xong hiếu kì hỏi: "Chẳng lẽ cũng là do bà dạy?"

Việc nương dạy nữ nhi câu dẫn nam nhân nếu bị truyền ra ngoài thì bà ta cũng không còn mặt mũi làm người nữa, lập tức cả giận nói: "Ngươi đừng có mà nói hươu nói vượn!"

Tần Thu Uyển lười tranh luận với bà ta, sửa y sam lại cho ngăn ngắn: "Bạc thì ta chắc chắn không cho, nhưng nếu muốn ăn đòn thì ta rất tình nguyện."

Chu thị: "... Ngươi không sợ người khác biết việc ngươi đánh ta sao?"

"Biết thì đã làm sao?" Tần Thu Uyển hỏi lại: "Sau những chuyện mà mẫu tử các người làm thì bị đánh cũng là đáng đời."

Trên thực tế, việc hai người ầm ĩ cũng đã thu hút rất nhiều người hóng hớt.

Mẫu nữ Chu thị đã làm sai trước, Trần Vũ Nương vì giận dữ mà động thủ thì cũng có thể hiểu được.

Hơn nữa, những lời mà Chu thị vừa mới nói cũng thật là không biết xấu hổ. Nếu truyền đi thì Chu thị kiểu gì cũng đuối lý.

Tần Thu Uyển quay người chậm rãi rời đi: "Nếu nhà các ngươi thật sự thiếu nhiều bạc như vậy thì chắc cũng không phải là vì mua thuốc cho bảo bối nhi tử của các ngươi. Hắn gây họa thì cũng chẳng phải là việc của ta. Bà biết cách dạy hài tử thì tự dạy hai đứa con của mình cho tốt đi!"

Nói xong thì đã đi xa.

Chu thị tức giận vô cùng, hung hăng đập xuống đất, nhưng vẫn không thể nguôi giận, ngược lại còn bị đau tay. Chỉ có thể oán hận đứng dậy, chịu đựng đau đớn đi về nhà.

Trên đường đi, đi đến đâu cũng kể chuyện đại nữ nhi giàu sang mặc kệ nương gia.

Mọi người có nghe nhưng đều từ chối cho ý kiến.

Phàm là người ở trên trấn này nhiều năm, cho dù không quen biết Trần gia thì cũng từng nghe nói tới chuyện nhà bọn họ.

Bà kế mẫu Chu thị này quả thực là hung ác, khi còn bé đã ngược đãi nữ nhi, mà đến lúc nữ nhi xuất giá cũng vẫn còn hãm hại nàng. Tưởng chừng đã xong, bà ta vậy mà con có thể xúi giục tiểu nữ nhi của mình đoạt nam nhân của đại nữ nhi.

Sau khi Trần Vũ Nương hòa ly đã có một thời gian không thấy bóng dáng. Nhưng không người nào ở Trần gia đi tìm nàng, thậm chí còn kém xa một di mẫu như Điền thị. Bây giờ thấy người ta giàu sang, lại muốn bắt quàng làm họ, trên đời này nào có chuyện tốt như vậy?

Suốt dọc đường di, Chu thị oang oang mồm kể chuyện xấu của đại nữ nhi, nhưng hiệu quả quá mức nhỏ bé. Người nghe lời bà ta răn dạy đại nữ nhi làm không đúng cũng chỉ có một lão thái thái đã hơn bảy mươi tuổi lỗ tai bị điếc.

Về đến nhà, bà ta mang theo một bụng tức.

Bà ta lấy rượu thuốc ra xoa xoa bụng, nằm lên giường nghỉ ngơi.

Bà ta cố ý cáo trạng, cho vài tiền đồng để nhi tử tự đi ăn, đến tận giờ nấu cơm cũng không thèm đứng dậy.

Trần phụ trở về, nhìn thấy trong nhà nồi lạnh lò lạnh, lại nhìn thấy người nằm trên giường, lập tức tức giận: "Sao đến giờ rồi còn chưa làm cơm?"

"Ta không dậy nổi." Chu thị hữu khí vô lực đáp: "Ông nhìn nữ nhi của ông đi, ta chỉ tìm nàng ta mượn bạc, còn chưa nói được mấy câu nàng ta đã ra tay đánh người. Phụ thân bọn trẻ, ông có thể đi mời đại phu cho ta hay không?"

Nói xong còn ho khan vài tiếng.

Mi tâm Trần phụ nhăn chặt lại, tưởng chừng có thể kẹp chết một con muỗi: "Bà biết rất rõ ràng là nó không thích bà, vì sao còn muốn đi tìm nó?"

Vành mắt Chu thị đỏ lên, rơi lệ: "Ông cho rằng ta muốn đi sao? Còn không phải vì bên kia đòi căng quá, nếu tin này bị truyền ra thì về sau việc hôn sự của Bảo nhi cũng sẽ xong luôn.”

"Nương chiều con hư." Trần phụ oán hận nói: "Lão tử bán heo mấy năm cũng không đủ tiền cho nó tiêu xài một ngày. Ta muốn dạy dỗ, bà còn nói đỡ cho nó, giờ gây ra tai họa thì chỉ biết khóc, biết thế sao ngày trước không thay đổi đi?"

Chu thị khóc lóc thảm thiết. Nếu bình thường bị nam nhân răn dạy, bà ta ít nhất cũng phải cãi lại một câu, nhưng lần này thật sự là nhi tử đã gây ra họa lớn, bà ta khóc lóc nói: "Ông còn có thời gian giáo huấn ta, ông trước tiên đi giúp ta mời đại phu đã, ta đau muốn chết rồi."

Trần phụ đóng sập cửa rời đi.

Chu thị nghe thấy tiếng đóng cửa thì liền biết ông ta đang tức giận. Nhưng mà thế thì đã sao?

Chí ít ông ta vẫn đi mời đại phu, chứng minh trong lòng của ông ta vẫn để tâm đến mình.

Một khắc đồng hồ sau Trần phụ dẫn đại phu trở về.

Đại phu tiến lên cẩn thận kiểm tra, rồi còn xem mạch, nói: "Bị thương không nặng, chậm rãi chữa thôi!"

Trần phụ cũng không nghĩ bà ta bị thương nặng, đại nữ nhi chẳng có bao nhiêu sức, cho dù xuống tay độc ác đến mấy thì cũng sẽ không gây ra tổn thương quá lớn. Thứ hai, nếu quả thật bị thương vào xương hoặc là bên trong thì Chu thị cũng không thể nào một mình đi về được.

"Có phải phối thuốc không?"

Đại phu nghĩ nghĩ: "Chỉ có thể phối một vài loại thuốc lưu thông máu, mà thật ra không cần uống cũng được, hai ngày nữa sẽ hết đau."

Đợi đến khi đại phu đi, Chu thị lập tức phát hiện ánh mắt nam nhân nhìn mình không đúng lắm.

Bà ta lúng túng nói: "Vừa rồi ta thật sự rất đau, ta còn cho rằng mình bị nội thương..."

Trần phụ hừ lạnh một tiếng, xòe tay ra: "Đưa bạc đây."

Chu thị kinh ngạc: "Làm gì?"

"Bà không làm cơm thì mặc ta bị đói sao?" Sắc mặt Trần phụ rất khó coi: "Lão tử đói bụng cả một ngày, đói đến mức ngực dán vào lưng, trở về còn phải hầu hạ bà. Nhanh, ta muốn đi ra ngoài uống rượu."

Trước kia Trần phụ thỉnh thoảng cũng hay ra ngoài uống rượu, nhưng hôm nay thì khác, trong nhà đangg thiếu nhiều nợ như vậy, sao có thể tiêu xài bạc lãng phí như thế?

"Đừng đi." Chu thị chậm rãi ngồi dậy: "Ông muốn ăn cái gì thì để ta đi làm cho ông."

"Không muốn làm thì cũng đừng làm." Trần phụ thật sự nổi giận rồi: "Mau đưa bạc đây."

Thấy thế, Chu thị không dám khuyên nữa, tay run run móc ra mấy đồng tiền, đang định đếm thì đã bị Trần phụ cướp đi.

Chu thị thấy thế bèn hốt hoảng: "Chúng ta còn phải trả nợ, ông tiết kiệm một chút..."

"Tiết kiệm cái rắm." Trần phụ tức tối: "Ta làm việc một ngày mệt gần chết mà đến cả cơm cũng không thể ăn ngon, ta là nô tài cho mẫu tử các ngươi đấy hả?"

Nói xong thì liền cầm tiền rời đi, lại đóng sập cửa lại.

Chu thị ngồi ở trên giường, đang không biết phải làm sau thì thấy một người xuất hiện ở cổng.

Trần Bảo thấp thỏm nhìn vào phòng: "Nương, người và phụ thân lại cãi nhau à?"

Chu thị rất thương nhi tử nhưng cũng hận hắn vì đã gây ra họa: "Cũng là bởi vì con đó."

Trần Bảo áy náy: "Nương, nhi tử cũng vì muốn người sống tốt hơn. Nhưng ai mà biết..."

"Con bị ngốc hay gì?" Nhắc tới việc này, một cơn tức giận không kiềm được lại bay thẳng lên trán Chu thị, bà ta đưa tay nhéo lỗ tai của hắn: "Nếu thật sự có việc buôn bán tốt như vậy, con nghĩ sẽ đến phiên con làm sao?"

Nửa tháng trước, có một hàng thương đến trấn này, kéo theo mười mấy xe lương thực và tạp hoá, nói là đông gia ở phủ thành nhưng không bán được đồ nên muốn thanh lý hết những thứ đồ này. Một lượng bạc một xe, quả thực rất là có lời.

Lúc ấy vẫn còn ở bên ngoài trấn, Trần Bảo và mấy bằng hữu của hắn nhìn thấy. Hắn mở ra xem thì phát hiện cũng có đồ tốt. Vì vậy đã động tâm, hắn cũng rất cẩn thận kêu gọi mấy người cùng hùn vốn, nhưng mấy tên bằng hữu kia hoặc là không nguyện ý, hoặc là không có bạc.

Trần Bảo nhìn đống hàng hóa kia mà phát thèm, nghĩ nghĩ, nhát gan thì chết đói, gan lớn thì chết no, lập tức về nhà lấy bạc.

Về đến nhà, hắn lục tung cả nhà nhưng chỉ lấy được bảy lượng, mà bên kia có chừng mười ba xe, hắn còn thiếu sáu lượng nữa. Nếu thiếu bạc, người ta cũng không chịu xuất hàng.

Hắn lập tức nghĩ đến việc vay mượn, nhưng ở trấn này không có nhiều nhà giàu có, mượn mấy đồng tiền thì được nhưng mượn mấy lượng bạc... Bảo phụ thân hắn mở miệng xin thì chỉ sợ cũng không dễ dàng.

Cuối cùng, có một bằng hữu của hắn nhắc nhở hắn, bảo hắn đi đến sòng bạc phía đông để mượn tiền.

Nhờ danh của Trần phụ, hắn đã lấy được bạc, thuận lợi mua được hàng hóa.

Lúc mấy người kia rời đi, hắn muốn nhờ người mang hàng hóa chở về trấn thì không biết làm sao, đồ vật chuyển về lại liền thành một đống đá vụn, chỉ có nửa túi gạo và hai ba túi gốm sứ không đáng tiền.

Lúc mượn bạc từ sòng bạc, hắn đã nghĩ, rất nhanh thôi mình sẽ có thể trả bạc lại. Nên lúc viết giấy nợ hắn cũng không nhìn kỹ, chờ đến khi quay lại đó nhìn, hắn mới phát hiện trên đó ghi là trong vòng năm ngày phải trả hết bạc, mượn sáu lượng thành mười lượng.

Nếu còn không trả thì mỗi ngày sẽ lãi thêm một lượng bạc.

Một tháng sau, bọn họ sẽ tới tận nhà lấy.

Lúc ấy hắn thấy rất choáng váng.

Người trẻ tuổi đều rất sĩ diện nên dù xảy ra chuyện, Trần Bảo cũng không dám nói cho người nhà, còn nhờ mấy bằng hữu giúp hắn giữ bí mật. Nhưng chớp mắt đã quay bốn ngày, sắp đến thời gian trả nợ rồi.

Mấy ngày nay Trần Bảo ăn không ngon, ngủ không yên, cả người đều gầy rạc đi. Hắn thực sự không chịu được áp lực lớn như vậy, bèn thử nói cho song thân.

Chuyện đã qua nhiều ngày, Trần phụ muốn truy cứu nguyên do cũng khó. Tóm lại thứ bày ra trước mặt lúc này cũng chỉ một đống đất và đá, còn có cả một tờ giấy nợ.

Không thể đến phủ thành, ông ta bỏ cả công việc đi đến nha môn báo quan.

Nhưng đến cả tướng mạo của người ta Trần Bảo cũng không nhớ nổi, mà sự việc đã trôi qua nhiều ngày như vậy, muốn truy hồi cũng không thể.

Lúc sư gia nha môn ghi chép án này thì cũng thương hại thay cho hắn.

Trần phụ còn lấy tấm giấy nợ kia ra cho sư gia nhìn, nói là số lãi của sòng bạc thực sự là quá đáng.

Sư gia nói, chỉ cần ấn chỉ ấn thì phải làm theo chứng từ. Đồng thời, Trần Bảo đã mười bốn tuổi rồi, không còn là đứa bé không hiểu chuyện nữa.

Cho nên, hai phụ tử chỉ có thể trở về góp bạc.

Nếu Trần phụ không thèm đếm xỉa đến sĩ diện chạy đến từng nhà mượn bạc thì có lẽ cũng góp đủ, nhưng Trần Bảo đã lớn, sắp phải thú thê sinh con, ông ta không để nhà mình thiếu nhiều nợ như vậy. Cho nên mới chạy đi tìm Trần Vũ Nương.

Trần Bảo cũng rất chờ mong người đại tỷ tỷ không thân cận kia có thể giúp mình trả món nợ này. Nhưng thấy phụ mẫu tay không trở lại, trong lòng của hắn cũng có chút buồn bực.

“Lúc ấy con nghĩ, đến cả đại tỷ cũng có thể kiếm được nhiều bạc nhanh như vậy, còn mua được nhà và cửa hiệu. Con cũng là con của phụ thân, tỷ ấy có thể làm được thì con cũng có thể làm được! Nhưng ai mà biết lại thành ra như vậy?"

Chu thị tức giận đến mức lồng ngực phập phồng: "Sao con có thể giống với nàng ta được?"

"Có chỗ nào không giống?" Trần Bảo không phục: "Con là nam nhân, hẳn là phải biết cách làm ăn hơn tỷ ấy mới đúng chứ. Chẳng qua là con không có tiền vốn, nếu không con chắc chắn sẽ kiếm được nhiều bạc hơn so với tỷ ấy, cửa hàng cũng sẽ lớn hơn."

Chu thị trừng mắt, không hiểu nhi tử lấy ở đâu ra tự tin mà nói vậy?

 
Bình Luận (0)
Comment