Cửu Long Kéo Quan ( Dịch )

Chương 1133 - Chương 1133: Tên Tuổi Của Đạo Tổ (1)

Chương 1133: Tên Tuổi Của Đạo Tổ (1) Chương 1133: Tên Tuổi Của Đạo Tổ (1)

Bước vào từ đường như thể bước vào huyền quan.

Tôi quay đầu lại không thấy cổng đá phía sau, cũng không thấy thôn dân bên ngoài cổng đá.

Khi nhìn thấy điều này, tôi hiểu rằng từ không đơn giản chỉ là từ đường, nơi này còn chứa đựng ký ức. Ký ức thuộc về Đạo Tổ thời niên thiếu, mọi thứ tôi nhìn thấy đều là khung cảnh sinh sống của Đạo Tổ lúc trẻ.

Cây hòe trong sân đã che gần hết bầu trời, dưới gốc cây đặt những ổ khóa đá và giá đựng vũ khí bằng đá.

Đạo Tổ khi còn trẻ đã luyện võ, sau khi du ngoạn Nhân gian mới bắt đầu học đạo. Bởi vì võ đạo chỉ có thể rèn luyện thân thể, trong thời loạn lạc, tà khí sinh sôi, nhũng nhiễu thần linh, chỉ có học đạo mới có thể bảo vệ được gia đình và đất nước.

Trên giá binh khí có một số thanh kiếm, chiều dài lớn nhỏ khác nhau. Thanh dài nhất dài hơn bốn thước, rộng nửa thước, cực kỳ dày và nặng, hẳn là một thanh song thủ trọng kiếm. Những thanh ngắn không hơn một thước, mỏng như cánh ve sầu.

Tay cầm của mỗi thanh Thạch Kiếm đều bị mài mòn nghiêm trọng, điều này cho thấy khi Đạo Tổ học kiếm là đã khắc khổ như thế nào, chỉ là không biết ai đã dạy kiếm pháp cho ông ấy, cũng có thể là gia truyền.

Bên kia sân là đình viện được bao quanh bởi hoa mai, lan, trúc và cúc.

Trong đình viện, trên bức tường đá có treo một bức tranh chữ, không biết có phải là bút tích của Đạo Tổ khi trẻ viết không, bởi vì phong cách viết khá lão làng. Dòng chữ viết: Ma kiếm mạc ma chùy, ma chùy quang âm thôi.

Ý nghĩa của câu này rất dễ hiểu, khuyên người ta nên có chí lớn, tầm nhìn rộng đừng lãng phí thời gian vì việc nhỏ, lợi nhỏ.

Khung cảnh cả sân vườn, chỉ thấy đầy hoa, không thấy lá rụng.

Tòa tổ đình này đã lưu giữ lại thời gian, nhưng lại không lưu giữ được người vốn sống ở đây.

Nhìn dấu vết sự sống mà Đạo Tổ thời niên thiếu để lại, trong lòng tôi cảm thấy vô cùng xúc động.

Sau khi ngắm nhìn phong cảnh trong sân, tôi bước về phía sảnh chính.

Khi đẩy cửa vào, vật đầu tiên nhìn thấy là một ngôi miếu, thứ đặt trên miếu không là thiên địa quỷ thần, mà là hai linh vị.

Linh vị tiên khảo* Tạ Phù Phong, tiên tỉ* tên Vương Vân Ế.

(*tiên khảo: người mất là cha của người thuật truyện, tiên tỉ: người mất là mẹ của người thuật truyện)

Tôi biết hai tấm bia này chắc chắn là do Đạo Tổ dựng nên, chỉnh tề quần áo, tôi cung kính hết mực quỳ xuống hành đại lễ tế bái.

Trong chánh điện không có đồ đạc gì xa lạ, bàn đá, ghế đá, đều là đồ dùng thường có trong gia đình.

Trên tường treo cung tên và kiếm, tôi rút một gỡ một thanh kiếm xuống, lấy khỏi vỏ kiếm, trải qua vô số ngàn năm, lưỡi kiếm vẫn toả ra sự sắc bén khiến người khác kinh ngạc.

Những binh khí này không được Đạo Tổ sử dụng, bởi vì thời điểm Đạo Tổ ở đây tuổi tác còn quá nhỏ, có lẽ chúng là vũ khí của cha của Đạo Tổ, Tạ Mạt Lăng sử dụng, võ học của Đạo Tổ cũng là đến từ gia truyền.

Chính điện trái phải có hai gian thạch thất, phòng ở phía đông là nơi cha mẹ Đạo Tổ ở, tôi ở ngoài cửa hướng người bái lạy mà không đi vào, quay người đi về phía phòng phía tây nơi Đạo Tổ ở.

Vừa mở cửa, tim tôi đập liên hồi mấy nhịp.

Bởi vì ngay từ ánh mắt đầu tiên, tôi đã nhìn thấy bức tự hoạ trên bức tường đối diện, người trong tranh chính là Đạo Tổ thời trẻ đang luyện kiếm.

Trông tầm khoảng sáu bảy tuổi, mày thanh mục tú, vẻ mặt nghiêm nghị.

Tay trái bày thế kiếm chỉ, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm xiên chéo qua một thân tre xanh tròn dày.

Bức vẽ Ma Đạo Tổ Sư tôi đã trông thấy nhiều lần, nhưng lần nào cũng chỉ thấy bóng lưng.

Đây là lần đầu tiên tôi nhìn rõ dung mạo của ông ấy, lại còn là một đứa trẻ sáu bảy tuổi.

Điều thực sự khiến tôi phấn khích không phải là nhìn thấy dáng vẻ của Đạo Tổ thời niên thiếu, mà là dòng chữ trên bức tranh có nội dung: Có đứa con trai, Mạt Lăng bảy tuổi chặt trúc.

Mạt Lăng, Tạ Mạt Lăng.

"Vậy ra ông ấy tên Tạ Mạt Lăng."

Sau tiếng thì thầm tên Tạ Mạt Lăng trong miệng của tôi, trong biển ý thức xuất hiện rung chấn.

Rồi vô số mảnh ký ức ùa về, trong giấy lát đã khiến tôi choáng ngợp.

Những ký ức này đều không trọn vẹn, bởi vì phần lớn đều đã đi theo Ma Đạo Tổ Sư, thứ còn sót lại chính là những mảnh ký ức quý giá mà ông ấy không thể buông bỏ đã in hằn vào trong tâm hồn.

Thời gian sau đó, tôi đắm chìm trong quá khứ của Đạo Tổ không thể thoát ra được, quên mất mọi thứ xung quanh, cũng quên mất chính mình.

Những gì ông ấy cảm nhận cũng chính là cảm nhận của tôi, tôi có thể cảm nhận rõ ràng tâm trạng của ông ấy lúc đó.

Tôi nhìn thấy ông ấy đeo một thanh kiếm trên lưng, một mình bước đi trong Nhân gian và trải qua mọi nỗi đau khổ trên thế giới.

Nhìn thấy ông ấy đến Đạo quán học lỏm, cũng thấy ông ấy lật giở điển tích Đạo quán không biết mệt mỏi.

Niềm vui khi lần đầu tiên vẽ phù cũng giống với khi tôi theo Khương Tuyết Dương học đạo ở Toàn Chân.

Lần đầu tiên ngưng tụ chân khí, lần đầu tiên mở ra huyền quan. Lần đầu tiên trải nghiệm sát kiếm, lần đầu tiên giải phóng kiếm khí. Lần đầu tiên ngự kiếm phi hành, lần đầu tiên giết kẻ thù bằng kiếm khí.

Tôi đã nhìn thấy vô số cảnh quý giá về cuộc đời của Đạo Tổ, nhìn thấy niềm vui cùng nỗi buồn khổ của ông ấy.

Đáng tiếc cảnh vui quá ít, bởi vì Nhân gian lúc đó có quá nhiều chuyện đau khổ.

Tôi thậm chí đã nhiều hơn một lần nhìn thấy nước mắt của Đạo Tổ.

Nước mắt rơi không phải vì mình mà vì cả muôn dân thiên hạ mà rơi.

Bình Luận (0)
Comment