Cửu Long Kéo Quan ( Dịch )

Chương 1224 - Chương 1224: Cùng Côn Lôn Đồng Hành (1)

Chương 1224: Cùng Côn Lôn Đồng Hành (1) Chương 1224: Cùng Côn Lôn Đồng Hành (1)

Một cơn khủng hoảng chưa từng có hiện lên trong đầu tôi, mỗi bước leo lên đỉnh núi đều nặng tựa ngàn cân.

Tôi một mình bước trên con đường nhỏ ở Côn Lôn, gió sương mịt mờ thổi qua khiến tôi cảm thấy bản thân cũng sắp sửa biến thành một bông hoa tuyết ở nơi này. Xoay người nhìn lại, dấu chân đã bị tuyết lạnh che lấp, không còn một chút vết tích nào, dường như bản thân bất kỳ lúc nào cũng có thể bị vận mệnh mang đi.

Càng bước lên cao, áp lực trong đầu lại càng lớn, thế nhưng tâm cảnh của tôi trong lúc bất tri bất giác đã trở nên trống rỗng tự khi nào.

Cảm giác này giống hệt như khi bước vào phòng thi năm mười tám tuổi, trước khi bước vào thì lo lắng hốt hoảng, tới khi đã ổn định chỗ ngồi, bút đặt trên bài kiểm tra, chỉ trong nháy mắt lòng bỗng bình tĩnh trở lại.

Thiên Đạo là bài thi dành cho chúng sinh, khảo nghiệm chúng sinh trong khắp Lục đạo và Tam giới Thái Cổ Thần Ma.

Vận Mệnh là mực, tôi đến chấp bút.

Suy cho cùng vẫn là một câu nói này: “Trốn chạy không nhất định sẽ tránh được, đối mặt không nhất định là điều khó khăn nhất.”

Hiện giờ Tổ đình Tiên Đạo đã bị hủy, Nhân đạo cũng chưa xây dựng lại Côn Lôn, Tây Vương Mẫu lại đi Hàm Cốc Quan, Côn Lôn dường như đột nhiên được giải thoát khỏi Đạo môn, trở thành vạn pháp tồn tại trong tự nhiên.

Liên quan tới Côn Lôn, thứ đầu tiên trong đầu tôi nghĩ đến là thơ của Lý Bạch.

Trên trời Bạch Ngọc Kinh

Mười hai lầu năm thành,

Tiên nhân xoa đầu nhỏ,

Vén tóc chúc trường sinh(1)

(1) Trích thơ Lý Bạch, bản Hán Việt như sau: Thiên thượng Bạch Ngọc Kinh, Thập nhị lâu ngũ thành, Tiên nhân phủ ngã đính, Kết phát thụ trường sinh.

Bài thơ này sau đó được Cổ Long sử dụng, viết về một kiếm khách tên gọi Bạch Ngọc Kinh.

Ngọc Kinh ngụ ý chỉ Côn Lôn, có thể nói Côn Lôn là nơi người phàm gửi gắm tất cả mong mỏi đối với tiên nhân.

Có vô số truyền thuyết, thần thoại liên quan đến Côn Lôn, từ thủa Bàn Cổ khai thiên, đại kiếp Long Phượng, Phục Hy tạo rồng, Si Vưu tìm kiếm nguồn cội… cho đến chuyện trong hậu thế như cây ngọc ở Dao Trì, rồi Tổ đình Tiên đạo,…

Trong tất cả các truyện ấy, khiến người ta khát khao nhất vẫn là truyền thuyết về chiếc thang leo lên trời.

Truyền thuyết kể rằng, tại Ngọc Hư Tiên đài nằm ở nơi cao nhất trên đỉnh Côn Lôn quanh năm bị mây mờ bao phủ, có một chiếc thang có thể dẫn thẳng lên Thiên giới.

Thang trời không thể thấy, phải người có cơ duyên lớn mới có thể gặp.

Tiên đạo đem Côn Lôn trở thành đạo tràng không biết đã bao nhiêu năm, ngay cả lúc Ngọc Hoàng phi thăng cũng phải dựa vào sức mạnh thần thông của chính bản thân mình.

Trên thực tế, chưa một ai từng nhìn thấy nấc thang lên Thiên giới, cũng không một ai nhìn thấy cánh cổng Thiên giới ở đâu.

Nơi cao nhất ở Côn Lôn được gọi là đỉnh Ngọc Trụ, Ngọc Hư Tiên đài chính là nằm trên đỉnh này.

Đỉnh Ngọc Trụ giống như một cây cột chống trời, băng lạnh thấu xương, quả xứng với câu “ở trên cao không tránh nổi lạnh lẽo”. Lại bởi vì Côn Lôn là nơi ngưng tụ Canh Kim trong khắp thiên hạ nên Ngọc Trụ giống như mũi đao đâm thẳng lên bầu trời, sát khí Canh Kim mạnh vô cùng, ngay cả đệ tử Tiên đạo cũng không dám cả gan làm liều leo lên cây cột này.

Người chưa đạt cảnh giới Thiên Tôn nếu leo lên đỉnh này thần hồn ắt sẽ tổn thương. Nếu muốn leo lên tới đỉnh thì chỉ bậc Đạo Tổ mới có khả năng làm được. Liên quan đến Ngọc Hư Tiên đài trong truyền thuyết, Ngọc Hoàng Đại Đế cũng chưa lần nào đến nơi này, thậm chí ngay cả một lần nhìn thoáng qua cũng chưa từng.

Cũng bởi vì có câu nói như thế này, nói rằng Ngọc Hư Tiên đài là nơi Thiên Đạo sắc phong cho các vị Thần Thượng cổ, sau lại cũng chính Thiên Đạo đích thân ra tay che đậy huyền cơ ở Ngọc Hư Tiên đài khỏi con mắt của Tam giới.

Cái gì gọi là thiên tượng, tiên duyên? Tiên duyên chính là từ Ngọc Hư Tiên đài này mà tới.

Giờ đây tôi đã xác định Thiên Đạo quả thực đang ở Côn Lôn, điều này có thể chứng minh giữa Ngọc Hư Tiên đài và Thiên Đạo nhất định có liên quan, lúc này có lẽ ông ta đang ở trên Tiên đài.

Chẳng trách Thiên Đạo chẳng buồn bận tâm đến chuyện năng lương của mình bị tản mát khắp bốn cõi cổ địa tại nhân gian; có Ngọc Hư Tiên đài, chỉ cần thang trời hiện ra, ông ta liền có thể trực tiếp quay lại vũ trụ hư không, sau đó lại hợp nhất với bóng của mình trong hư không để hồi phục thực lực.

Mà cái gọi là thang trời kỳ thực không phải chỉ chuyện phi thăng lên Thiên Giới, đó chỉ là một lối đi bí mật có thể giúp Thiên Đạo qua mặt Tam giới, trực tiếp quay về vũ trụ hư không.

Đây là đường lui mà Thiên Đạo giữ lại cho mình nhằm giúp bản thân thoát khỏi nhân quả ở nhân gian.

Tạ Lưu Vân, Cửu U Nữ Đế đều có năng lực phá giải huyền cơ. Thân là bậc chí cao tôn thượng, là chủ nhân thống trị vạn vật trong vũ trụ, một ánh mắt của Thiên Đạo còn hơn cả ngàn năm.(2)

.(2) bản gốc của câu này là “天道一眼何止万年”, trong đó 一眼万年 thông thường được dùng khi nhắc đến tình yêu từ cái nhìn đầu tiên (chỉ nhìn một ánh mắt mà ngỡ ngàn năm đã trôi qua). Đặt trong văn cảnh này thì không hợp lý, bạn nào có cách dịch hay hơn xin góp ý.

Bình Luận (0)
Comment