Cửu Long Kéo Quan ( Dịch )

Chương 1322 - Chương 1322: Trận Chiến Thanh Long (1)

Chương 1322: Trận Chiến Thanh Long (1) Chương 1322: Trận Chiến Thanh Long (1)

Thiên Đình, Đông Phương Thiên Giới.

Huyền Vũ bị phong ấn khiến Thiên Đạo phẫn nộ, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước chung tay tấn công nhân gian.

Thanh Long là một trong bốn Tứ Linh của trời trong thần thoại Trung Quốc cổ đại, nó có nguồn gốc từ việc thờ cúng các vì tinh tú từ thời viễn cổ, đại diện cho thần minh Thái Hạo và Đông Phương Thất Túc(1), lấy Chấn, Tốn trong bát quái(2), lấy Mộc trong ngũ hành làm chủ.

(1) Đông Phương Thất Túc: bảy ngôi sao ở phương Đông.

(2) Bát quái là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ. Chấn, Tốn là hai quẻ trong bát quái.

Giống như Chu Tước, Thanh Long cũng là đại thú trấn trời, thần cách của nó vượt xa hết thảy chúng thần trên Thiên Đình và các vị Thần Thượng Cổ, ngay cả Thái Cổ Thần Ma cũng khó có thể so sánh cùng.

Trong Tứ Linh Thần Thú, Thanh Long cũng có địa vị siêu việt.

Huyền Vũ thích tĩnh, Bạch Hổ chủ sát, Chu Tước ưa động, Thanh Long cùng lúc có cả ba đặc tính trên, bản thân lại có tướng mạo quý khí vô cùng.

Thanh Long ở phía Đông, tượng trưng cho Thiếu Dương trong tứ tượng và mùa xuân trong bốn mùa, mà mùa xuân lại là sự khởi đầu của vạn vật.

Vào lúc Chu Tước, Bạch Hổ thay nhau thi triển dị tượng trên bầu trời, Thanh Long cũng bắt đầu tấn công vào Đông Phương Thiên Giới.

Nuốt mây tụ khí, sấm sét ầm ầm, trong nháy mắt liền xé rách màn trời phía Đông.

Mây xanh bất ngờ xuất hiện, ẩn giấu sát ý nặng nề. Kình lôi cuồn cuộn ập đến, ấp ủ vô số sức mạnh sấm sét hủy diệt.

Chư thần trên Thiên giới đều kinh sợ, thần hồn khó mà bình tĩnh được.

Một tiếng rồng ngâm cất lên đã tổn hao mất ba phần khí số của Tiên đạo.

Mà đại quân Long tộc do Đắc Kiều Công Chúa làm chủ tướng lại càng bị thanh uy của nó khuất phục, mấy binh sĩ cấp thấp thậm chí còn nhũn người quỳ gối không đứng dậy nổi.

Tứ hải Long Vương liên tục thở dài, không một ai đủ can đảm trực tiếp đối mặt với Thanh Long Thánh Quân.

Nếu như nói thần uy của Thanh Long đối với chư thần trên Thiên Đình đã đè bẹp các bậc thượng tôn, vậy thì sự tồn tại của nó đối với Long tộc mà nói là hoàn toàn không thể chống cự.

Kế sách đối phó của Tiên đạo là sử dụng Chu Thiên Tinh Đẩu Đại Trận để ngăn cản Thanh Long, chuyện này đương nhiên chẳng dễ dàng gì.

Bởi vì Thanh Long ở phía Đông là tên gọi khác của Thiên Nhất Tam Tinh thời cổ đại.

Cuốn “Hoài Nam Tử - Thiên Văn huấn” trong Đạo Tàng có nói: Kẻ cao quý nhất trong các vị thần cũng không quý bằng Thanh Long, có thể gọi là Thiên Nhất, hoặc cũng gọi là Thái m.

Chu Thiên Tinh Đẩu coi Bắc Cực Tử Vi là quan trọng nhất, thế nhưng địa vị của Thanh Long so với Bắc Đẩu còn cao hơn nhiều.

Nếu so sánh với các Thần Thú khác thì một nửa sức mạnh của Thanh Long đến từ các vì tinh tú, nửa còn lại đến từ sức mạnh của mây xanh và sấm sét.

Dùng Chu Thiên Tinh Đẩu Đại Trận phong ấn Thanh Long chắc chắn sẽ là một trận đấu ác liệt, không những vậy còn khó mà đoán được thắng bại. Toàn bộ Thiên Đình đều chìm trong nguy cơ bị hủy diệt, mà điều quan trọng nhất là trong trận đấu này Thiên Đình chỉ có các vị Tinh Quân tham chiến, đại quân Long tộc hoàn toàn không còn khả năng chiến đấu, mà các vị thần minh khác đều bị thần cách của Thanh Long đè bẹp.

Bắc Cực Tử Vi Đại Đế đã ra đi, Chu Thiên Tinh Đẩu Đại Trận bây giờ do Tử Thần Đế Quân trụ trì.

Thanh Long vừa tập kích, Tử Thần Đế Quân ngay lập tức liền tiến vào cung Tử Vi, kích hoạt Chu Thiên Tinh Đẩu Đại Trận

Chu Thiên Tinh Đẩu Đại Trận ban đầu do Phục Hy từ trong Hà Đồ - Lạc Thư(3) nghiên cứu cặn kẽ quy luật chuyển động của tinh tú từ thuở hồng hoang mà cảm ngộ được, sau này lại được Tử Vi Đại Đế đào sâu và cải thiện.

(3) Bát Quái, Lạc Thư, và Hà Đồ là ba họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa và là một biểu tượng quan trọng trong Phong Thủy. Tương truyền Phục hy, đang đi tuần thú ở phương nam, khi qua con sông hoàng hà, có con long mã hiện lên, với 55 dấu chấm đen trắng trên lưng. Sau đó ông về vẽ lại, rồi đặt tên cho bức vẽ này là Hà Đồ. Liên quan đến Lạc Thư, vào thời vua Đại Vũ trị thuỷ, trên sông Lạc vốn là một nhánh của sông Hoàng Hà có con rùa thần nổi lên, trên lưng có nhiều dấu chấm kỳ lạ. Vua Vũ về nhà vẽ lại bức hình, và đặt tên là Lạc Thư.

Trận này vận hành như sau: dùng sức mạnh của ba trăm sáu mươi lăm vì tinh tú trên trời cao kết hợp thêm với sao Thái m, dùng sao Thái m làm mắt trận, hóa sức mạnh tinh tú vô tận thành sát khí; vừa xuất thế liền trở thành trận pháp bảo vệ của Thiên Đình thượng cổ.

Bố trí trận này cần chế luyện ba trăm sáu mươi lăm lá Chu Thiên Tinh Tú lớn, tương ứng với ba trăm sáu mươi lăm ngôi sao chính trên bầu trời, tiếp theo lại cần một vạn bốn nghìn tám trăm lá Châu Thiên Tinh Tú nhỏ, tương ứng với một vạn bốn nghìn tám trăm ngôi sao nhỏ trên bầu trời.

Sau đó lại dựa vào các vị Tinh Quân trên Thiên Đình, mượn sức mạnh tinh tú để tạo thành một Chu Thiên Tinh Đẩu Đại Trận vĩ đại.

Từ đó có thể thấy uy lực của trận này cuồn cuộn mạnh mẽ đến nhường nào.

Bình Luận (0)
Comment