Cửu Long Kéo Quan ( Dịch )

Chương 1336 - Chương 1336: Bi Thương Cùng Ôn Nhu (1)

Chương 1336: Bi Thương Cùng Ôn Nhu (1) Chương 1336: Bi Thương Cùng Ôn Nhu (1)

Khi tôi nghe tin Phong Chủ qua đời, đầu óc tôi trống rỗng.

“Em chắc chắn là bà ấy chứ?”

"Ừm."

Tuyết Dương gật đầu, nước mắt chảy dài trên gò má xinh đẹp.

Trong cuộc đời của Tuyết Dương, chính Phong Chủ đã mở ra vận mệnh trở thành Tham Lang cho cô.

Có thể nói, nếu không có Phong Chủ thì sẽ không có cô ấy của ngày hôm nay.

Nếu A Lê là ánh trăng yên bình ở Quy Khư thì Phong Chủ là cơn gió mát thổi khắp Quy Khư.

Khi tôi tới đây, tôi lo lắng về sự sống chết của các đệ tử Ma đạo, không cảm nhận được sự thay đổi của thế giới Quy Khư. Sau khi bước ra khỏi Điện Anh Linh mới bàng hoàng nhận ra Quy Khư đã mất đi một cơn gió thần mát mẻ.

Tôi nhớ đến lần đầu tiên tôi cùng Phong Thập Bát gặp nhau, khi đó A Lê vẫn còn ở trong huyền quan của tôi muốn lắng nghe tiếng gió, nên đã sử dụng những cấm bộ mà Tuyết Dương đã cho tôi để triệu hồi Phong Thần.

“Sao lại là cậu?” Phong Chủ ngạc nhiên khi biết chính tôi là người đã triệu hồi bà ấy.

"Sư phụ của tôi đã đưa cho tôi cấm bộ"

"Con nhóc này thật là, cái gì cũng chẳng tiếc, thôi vậy, cậu gọi ta có việc gì?"

"Tôi muốn Phong Thần truyền một luồng gió vào huyền quan của tôi."

"Ngọn gió thần tính của ta, ngọn nguồn luồng gió của ta đến cả Tuyết Dương ta còn chưa chắc sẽ cho, cậu lại có tư cách gì chứ?"

Đúng vậy, ngọn gió mang thần tính.

Nhìn cỏ cây ở Quy Khư rũ xuống, mây bay tứ tán, bảo tôi làm sao không nhớ đến những khoảnh khắc lộng gió?

Không có Phong Chủ, Quy Khư vẫn có gió. Nhưng tôi không còn nghe được tin tức truyền từ gió nữa, cũng không còn cảm nhận được sự quan tâm khắp nơi của Phong Chủ nữa.

Gió đi qua không để lại dấu vết, hãy dạy tôi cách nghe gió ngân nga đi?

Cuối cùng tôi cũng hiểu ra tại sao A Lê lại khóc đến đỏ cả mắt, khi xưa cô ấy một mình cô đơn bên trong huyền quan của tôi, chính một luồng gió do Phong Chủ để lại đã bầu bạn với cô ấy rất lâu.

Cơn gió dịu dàng và nhân ái từng thổi khắp huyền quan, khôi phục lại sinh cơ cho tôi, là chỗ dựa lớn nhất của tôi bấy lâu nay. Giờ đây, tôi không còn cần đến cơn gió hồi sinh của Phong Chủ nữa, huyền quan của tôi đã có sức mạnh trường sinh bất diệt.

Nhưng Phong Chủ lại đột ngột qua đời vào lúc này.

Ngay khi Ma đạo ra khỏi Hàn Hoang lạnh lẽo đến bây giờ, vô số đệ tử Ma đạo đã chết đi trong trận chiến.

Bạch Hà Sầu và Phong Linh Nguyệt khiến tôi đau lòng nhất, bọn họ không chỉ là sư phụ, sư mẫu của tôi trên trần thế này, mà còn là những chiến tướng trung thành của Ma đạo.

Sự nằm xuống của của Thất Thải Minh Vương cùng sự tuẫn tình của Tiếu Ca Thiên Tôn cũng đã từng khiến tôi rơi nước mắt.

Thanh Đế Quy Khư, Ngân hồ Bạch Vô Nhai, Hách Liên Tiêu Dao, Lưu Phong Vũ, Chu Thế Hào ... cái chết của mỗi một đệ tử Ma đạo đều đáng ghi nhớ bằng cả trái tim.

Thế nhưng, tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn bã, chìm trong ưu sầu như hôm nay.

Thân là Ma đạo tổ sư, tôi biết rằng cả đoạn đường mình đi sẽ phải chịu đựng sự đau khổ, sự nặng nề của Cờ Chiêu hồn không phải ai cũng gánh vác nổi.

Thế nhưng, khi nghe tin Phong Chủ mất đi, hàng phòng ngự mà tôi tưởng chừng như rất vững chắc đã hoàn toàn sụp đổ.

Sau mấy chục năm đồng hành, gắn bó ngày đêm, nơi nào có gió sẽ có bà ấy.

Bảo tôi làm sao không nhớ mong được?

Tôi đã dùng Côn Luân Tuyết cắt hai tảng đá từ đỉnh núi Bất Chu, chạm khắc chúng thành bia anh linh và đặt chúng trong Điện Anh Linh.

Tôi đặt tấm bia của Lâm Thanh Thủy cùng chỗ với tấm của Ngân hồ Bạch Vô Nhai, tấm bia của Phong Chủ tôi đặt lên hàng đầu trong Điện Anh Linh, cùng hàng với Thất thải Minh Vương Khổng Tuyên.

Kể từ khi thời đại Mạt Pháp kết thúc, mặc dù Phong Chủ không tỏa sáng với chiến tích của mình, nhưng sự tồn tại của bà đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của toàn bộ đại quân Ma đạo.

Không có bà, Ma đạo không thể xây dựng công trình trên biển, điều động đại quân, hay bất kỳ lúc nào cũng có thể theo dõi tình hình của Tam Giới, không có bà, Tuyết Dương không thể kích hoạt trận Vạn Tiên.

Sau khi dòng chữ trên tấm bia anh linh khắc xong, tôi bước ra khỏi Điện Anh Linh.

Bên ngoài đại điện, đệ tử Ma đạo đứng nghiêm trang, quần áo chỉnh trang ngay thẳng.

Nhìn từng đôi mắt đỏ hoe vì khóc, tôi biết lòng họ cũng bi thương như tôi.

Trong trận Thanh Long, Ma đạo tử thương lên đến trăm vạn người, người chết đi có thể là người thân, bạn bè, người yêu hay anh chị em của họ.

Người chết là thế, người sống lại tiếc nuối.

Tôi muốn nói điều gì đó với họ nhưng nghẹn lại trong cổ họng, không thể thốt ra được.

Cuối cùng, tôi nhớ đến bài thơ mà Thùy Họa đã đọc sau trận chiến ở Hắc Phong Đại Hạp Cốc, đọc lớn từng chữ một.

Bình Luận (0)
Comment