Tuyết Dương hỏi tôi liệu còn có ngày gặp lại không, tôi không trả lời cô ấy ngay, mà nhớ lại nhiều chuyện cũ của lúc trước.
Tôi nhớ năm đó khi âm binh đuổi đến để truy sát tôi, tôi hoảng hốt chạy vào trấn, Dạ Du Thần đã bịt tai mắt của cả trấn lại, tôi một mình chạy trong hoảng loạn, kêu trời trời không thấu, gọi đất đất không nghe.
Vừa hay đến cuối con đường dài đó, Tuyết Dương xuất hiện trong bộ đồ màu xanh lá, đã ra tay chặn âm binh lại giúp tôi.
“Phúc Sinh Vô Lượng Thiên Tôn, từ khi nào mà người ở m Ty lại đến Nhân gian một cách trắng trợn, không chút kiêng dè như vậy?"
“Ngươi là kẻ nào?”
“Bần đạo Khương Tuyết Dương.”
Từ đó về sau, ba chữ Khương Tuyết Dương này đã khắc sâu trong lòng tôi, cả đời cũng khó mà quên được.
Sau này tôi dần dần biết được trọng lượng của ba chữ Khương Tuyết Dương này, đồng thời cũng nghe được lời nhận xét từ Phán Quan.
Long hổ hành tẩu thành tuyệt hưởng, Chung Nam Sơn hữu Khương Tuyết Dương.
Khoảng thời gian bái cô ấy làm sư phụ, học đạo Chung Nam là khoảng thời gian tự hào, đắc ý và nhàn hạ nhất trong cuộc đời tôi. Dù chỉ hai năm ngắn ngủi nhưng cũng đủ an ủi tôi suốt cuộc đời còn lại.
Tuyết Dương đạo pháp uyên bác, còn tôi chỉ mới chân ướt chân ráo học đạo nên còn rất ham học.
Khi ấy, cô ấy như một người thầy, một người mẹ, tuy xinh đẹp dịu dàng, nhưng trong lòng tôi chưa từng nảy sinh ý nghĩ không phải phép nào.
Tôi tôn kính cô ấy, yêu thương cô ấy và càng biết ơn cô ấy.
Sau đó, hàng loạt sự thay đổi xảy ra, cho đến khi Tuyết Dương không thể bảo vệ tôi được nữa, cho đến khi cô ấy chia tay Toàn Chân và theo tôi tiến vào Hàn Hoang.
Đệ tử Ma đạo trọng tình trọng nghĩa, nhưng Tuyết Dương lại càng coi trọng tình nghĩa hơn ai hết.
Ơn nghĩa nuôi dưỡng lúc ở Toàn Chân nặng tựa như núi, khi cắt bào đoạn nghĩa, cô cũng không hề cau hàng mày lại.
Từ đó trở đi, tôi tự thầm thề rằng, tôi sẽ không bao giờ để sư phụ mình phải chịu ấm ức, tôi sẽ phục hưng Ma đạo và nói cho tất cả mọi người trong thiên hạ biết rằng sự lựa chọn của cô ấy không hề sai.
Ma đạo bắt đầu lại từ tay trắng, những gian khổ bên trong khó mà diễn tả.
Vô số trận chiến sinh tử tàn khốc đến mức trái tim tôi vẫn đau nhói mỗi khi nghĩ về chúng.
So với Thùy Hoa mà nói, chiến công của Tuyết Dương không có gì nổi bật, nhưng nếu không có cô làm chỗ dựa phía sau, điều phối cục diện thì Ma đạo lấy gì để chiến đấu?
Loạn m Sơn, ngày Sát Sư, Tuyết Dương chết đi, cả tam giới cùng bi ai.
Phán Quan m Ty không thể đặt bút, một tia linh hồn cũng không ai dám thu giữ.
Nhưng lúc bấy giờ, vì tôi đang tĩnh tọa để trị liệu vết thương, nên thậm chí đến cả những di ngôn cuối cùng của cô ấy tôi cũng chẳng nghe thấy.
Đến cuối cùng, chính Bắc Minh Tú đã thuật lại cho tôi nghe những gì Tuyết Dương đã nói trước khi chết: “Sau khi ta chết, thỉnh cầu Đại thống lĩnh Bắc Minh phò trợ Đạo Tổ đạt được đại nghiệp. Mệnh bàn Sát Phá Lang bị phá không có nghĩa Ma đạo không còn lối đi khác, Đạo Tổ trên người còn khí số, bên trong Quy Khư vẫn còn cơ duyên của Ma đạo ta.”
Khi Tuyết Dương sắp chết, cô ấy vẫn còn lo lắng cho tôi và Ma đạo.
Sau đó, Ma đạo đã vào được Quy Khư, Tuyết Dương thu giữ sinh cơ đất trời, ngưng tụ cơ thể thanh liên mà tái sinh, tạo ra Thần điện Quy Khư và lập lên trận Vạn Tiên.
Không có cô ấy, Quy Khư sẽ không phồn vinh như vậy, Ma đạo cũng sẽ không có đại quân ngàn vạn người.
Hy sinh nhiều mà đóng góp cũng nhiều, lại cúc cung tận tụy. Khi đám đệ tử Ma đạo hô vang tên Thùy Họa, bọn họ thường quên mất Tuyết Dương, người luôn đứng phía sau đại quân..
Ai không biết, nếu không có Tham Lang thì lấy đâu ra Phá Quân?
Sau khi Thùy Họa lấy danh nghĩa Tử Thần trở về Thái Cổ Minh giới, toàn bộ gánh nặng của Ma đạo đều rơi lên đầu một mình Tuyết Dương.
Tu đạo có thể không ngơi nghỉ không ngủ, Tuyết Dương hầu như không có một giây phút nhàn rỗi, từ sáng sớm đến tối mịt.