Phá Quân, tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được sau ba ngàn năm, tôi lại có cơ hội gặp lại Ma Đạo Phá Quân Hộ Pháp thiên tôn.
Danh tiếng luôn đi đôi với cái tên.
Đối với mỗi một đệ tử của Ma Đạo, cái tên Phá Quân không chỉ là truyền thuyết của một thế hệ đời trước mà còn là biểu tượng tinh thần bất khuất trong lòng họ.
Đạo Tổ để lại tám chữ chúng sinh bình đẳng, không phân biệt giống loài, còn Phá Quân cũng để lại tám chữ đệ tử Ma Đạo vạn kiếp thiên hồng.
Một người tượng trưng cho giáo lý của Ma Đạo, còn một người lại tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của các đệ tử Ma Đạo.
Sau trận chiến tại vực núi Anh Liệt ở Nam Hải, vạn kiếp thiên hồng đã mãi mãi trở thành mục tiêu của các đệ tử Ma Đạo.
Khi nhìn thấy Phá Quân, dù kiếm tâm của tôi đã đạt đến cảnh giới kiếm đạo vĩnh hằng, nhưng tâm trí tôi vẫn bị chấn động như vừa có một cơn sóng dữ càn quét qua người vậy.
Cảm giác này còn hưng phấn hơn khi tôi gặp gỡ Ma Đạo Tổ Sư trong quan tài trấn hồn.
Mặc dù Đạo Tổ là người rất vĩ đại nhưng mọi người đều biết được sự vĩ đại của ông ấy.
Còn vẻ oai hùng của Phá Quân chỉ thuộc về các đệ tử Ma Đạo vạn kiếp thiên hồng, trước mặt cô ấy, tôi hình như đã quên mất mình chính là Ma Đạo Tổ Sư, dùng thân phận của một đệ tử Ma Đạo để hành lễ chào cô ấy.
Đệ tử Ma Đạo coi trọng nhất chính là tình nghĩa, tôi từng bị Tạ Lưu Vân chê cười là kẻ quá si tình, nhưng nếu nói đến người si tình nhất thế gian này, liệu ai có thể so sánh với tướng Phá Quân, một mình cầm đao xuống m Ti, chém đứt sông Vong Xuyên.
Nếu ngày xưa Phá Quân không xuống m Ti, thì Ma Đạo sẽ không thua trận thê thảm như vậy.
Nếu đổi lại là Tiên Đạo hay Nhân Đạo, thì hành vi xốc nổi của cô ấy chẳng khác nào mối ô nhục mãi mãi không thể gột rửa được.
Thế mà xuyên suốt lịch sử dài mấy ngàn năm của Ma Đạo, chưa từng có đệ tử nào dám chấn vấn hay buông lời chỉ trích cô ấy vì hành động đó cả.
Về điểm này, Tham Lang Hộ pháp thiên tôn đã giải thích rất rõ ràng khi cô ấy cho nhấn chìm đảo Kim Ngao, Tham Lang năm đó đã nói “ Nếu Phá Quân không xuống m Ti, thì cô ấy không phải là tướng Phá Quân của Ma Đạo rồi. Thất bại thảm hại này sẽ do một mình ta chịu hoàn toàn trách nhiệm, nỗi ô nhục mãi mãi không thể xóa sạch này, hãy đổ hết lên đầu Tham Lang ta.”
Tuy nhiên, điều khiến Tham Lang Hộ Pháp thiên tôn bất ngờ là khi ấy không một đệ tử Ma Đạo nào cho rằng Phá Quân đã làm sai hết.
Không phát điên, thì không thể sống.
Ma Đạo sở dĩ được xưng là Ma Đạo, chính vì họ xem trọng cảm xúc của mình nhất, khiến chấp niệm trong tâm trí họ hóa thành ma.
Tình cảm mãnh liệt mà tôi dành cho Phá Quân không chỉ vì cô ấy xứng đáng được tất cả đệ tử của Ma Đạo tôn trọng, mà còn vì vợ tôi Thùy Họa là người kế thừa di sản của cô ấy để lại cho hậu thế.
Trước khi được phong làm Tử Thần, Thùy Họa giống như kiếp sau của Phá Quân.
Huyết chiến tại đàm Cửu Long, đơn phương độc mã chống lại quần hùng Đạo môn, thành Thanh Khâu ở Hàn Hoang một đao chém xuống, tóc bạc trắng xóa, một nhát đao oai hùng ở núi Không Minh, từ đó lưu lại truyền thuyết “quần hùng tề tuệ chưa thành danh, mỹ nhân một đao danh chấn bát hoang”.
Xuyên suốt các trận chiến sinh tử của Ma đạo, thì Thùy Họa luôn là người đầu tiên không màng nguy hiểm, xưng phong giết địch.
Cô ấy không chỉ phát huy sức mạnh sát phạt quyết đoán của Phá Quân lên mức tối đa, mà còn khai phá khí thế quân uy của Phá Quân hòng che chắn cho các đệ tử Ma Đạo đứng ở phía sau.
Nếu Thùy Họa đã làm được những điều tuyệt vời đó, chúng ta có thể tưởng tượng ra Phá Quân Hộ Pháp thiên tôn chân chính từng là người lợi hại đến mức nào.