Côn Lôn từ xưa đã là một vùng đất thánh thiêng liêng nổi tiếng, trước giờ không thiếu những câu chuyện thần thoại được kể.
Côn Lôn cũng cực kỳ tinh tế và đẹp đẽ, chẳng qua vẻ đẹp này người phàm thế tục đến cuối đời cũng không thể nào lĩnh hội được, càng khó tự mình tai nghe mắt thấy hơn, chỉ có thể trộm nhìn con báo qua bài thơ hoặc hình ảnh trên Internet mà thôi.
Bởi vì Côn Lôn quá lạnh, sông băng chưa bao giờ biến đổi, nhiệt độ quanh năm luôn dưới âm hai mươi độ.
Thi tiên Lý Bạch có câu thơ: Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến, hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.
Dịch nghĩa: Nếu không thể gặp nhau trên núi Quần Ngọc, vậy thì hẹn nhau dưới ánh trăng ở Dao Đài.
Bài thơ này thực chất đã vén màn bí mật của Tiên đạo, bởi vì xưa kia, tổ đình của Tiên đạo nằm ở Dao Đài, nơi sâu nhất của Quần Ngọc.
Hàng chục người của Toàn Chân giáo di chuyển đến thành phố Tây Ninh bằng máy bay đã bao trọn gói, sau đó ngồi xe đến núi Phượng Hoàng.
Sau khi đến núi Phượng Hoàng và nghỉ ngơi qua một đêm, chúng tôi bắt đầu cuốc bộ leo núi.
Để tránh gặp lữ khách thế tục, chúng tôi chọn leo núi vào ban đêm.
Người tu hành có chân khí bảo hộ thân thể, không sợ bị lạnh, bước đi cũng thần tốc, nhưng dù như vậy, lúc bọn tôi đến được núi Quần Ngọc cũng đã qua ngày thứ hai rồi.
Ở nơi sâu nhất của Quần Ngọc, có kết giới pháp trận của Tiên đạo được thiết lập, dưới sự dẫn dắt của đệ tử Côn Lôn, băng qua kết giới và tiến vào nội môn của Côn Lôn mới phát hiện bên trong lại có một thế giới khác.
Sương tiên lượn lờ, khí tiên phơi phới.
Chim quý thú lạ, kỳ hoa dị thảo khắp mọi nơi.
Trong núi Quần Ngọc có cung Dao Đài, có điện Trường Sinh, có điện Tây Vương Mẫu thiêng liêng, cung điện Bạch Đế, có hàng trăm cung điện lớn nhỏ khác nhau.
Không hổ danh là động trời danh tiếng bậc nhất trong đạo môn, nơi ở của tổ đình Tiên đạo.
Tuy rằng biết cơ thể vẫn đang ở nhân gian, nhưng lại mang cho người ta cảm giác như ở chốn bồng lai tiên cảnh vậy.
Cung điện thần tích thiêng liêng ở Côn Lôn tuy nhiều, nhưng đệ tử Côn Lôn lại không có bao nhiêu, chỉ có tầm vài trăm người thôi, so với lượng lớn những nhóm người đạo môn đến Côn Lôn tham gia tuyển rể thì thật sự không phân biệt được đâu là chủ đâu là khách nữa ấy chứ.
Nhưng mà luận về tu vị thì lại rất rõ ràng nha.
Trong thời đại mạt pháp, rất khó ngưng tụ ra nguyên thần, mà ở Côn Lôn sâu xa này, đâu đâu cũng có thể gặp được đệ tử Côn Lôn thuộc cảnh giới nguyên thần cả.
Đương thời, tu vị của chủ cung Dao Đài chính là đại thành hợp đạo, một nửa trong số mười hai đệ tử dưới trướng cô ấy đều có tu vị hợp đạo.
Người tuy ít, nếu như không phải Tiên đạo không nhúng tay vào những việc thế gian trong thời đại mạt pháp, thì vài trăm người ít ỏi này của Côn Lôn thôi là đã có thể chiến một nửa giang sơn đạo môn rồi.
Từ đó có thể thấy, việc Tiên đạo giành thắng lợi chiếm giữ thiên đình trong cuộc chiến phong thần không phải là không có lí do.
Bởi vì nơi đây là tổ đình của Tiên đạo, nhà khách rất nhiều, mặc dù đạo môn đến cả nghìn người nhưng ở lại đây vẫn dư chỗ ấy chứ.
Trăm năm không tổ chức, lần tuyển rể này cũng không gấp rút bắt đầu.
Dành ra ba ngày để đệ tử đạo môn thưởng thức phong cảnh Côn Lôn, chiêm ngưỡng Côn Lôn thần tích.
Tuy giữa những đạo thống lớn của đạo môn không ngừng có rạn nứt, thế của phủ Thiên Sư và Toàn Chân giáo càng như nước với lửa.
Tuy nhiên, những đệ tử Nhân đạo có cùng tu vi khi ở địa bàn của Tiên đạo vẫn thể hiện mối quan hệ bằng hữu tốt trên bề mặt như cũ.
Một là vì lợi ích của những đệ tử cùng tu vi của Nhân đạo, hai là Côn Lôn cấm việc tư thù cá nhân, luật lệnh nghiêm khắc.
Dù trong quá trình tuyển rể có xuất hiện ân oán sinh tử đi chăng nữa, cũng phải đợi đến lúc xuống núi rồi mới được giải quyết.
“Sư phụ, thực lực của Tiên đạo so với Nhân đạo có phải chênh lệch quá nhiều rồi không.
” Tôi và Khương Tuyết Dương sánh bước, vừa đi vừa nói.
“Thực sự cách biệt không lớn đến vậy đâu, cậu đừng quên nơi này suy cho cùng từng là tổ đình của Tiên đạo.
Đạo môn trong nhân gian chẳng qua là kết quả do Nhân đạo khai chi tán diệp, vẫn chịu sự kìm hãm của thời đại mạt pháp, mà Côn Lôn từ trước đến nay lại không thiếu cơ duyên, được cái này mất cái kia mới thấy rõ sự suy yếu của Nhân đạo”.
Khương Tuyết Dương nói.
“Mặc dù Nhân đạo suy yếu, vẫn tốt hơn là Ma đạo hiện tại gần như không có ai, chỉ có một mình Thùy Họa cô độc cầm cờ kháng chiến mà thôi.
” Tôi nói.
“Vậy thì đã sao nào, tuy hiện tại Ma đạo trên bề mặt là không có ai, nhưng nhất cử nhất động vẫn luôn gây ảnh hưởng đến tam giới đó thôi.
Trước đó, khi Ma Đạo Tổ Sư xé không xuất thế, trên thế gian có ai còn nghĩ đến tương lai đạo môn vẫn tồn tại Ma đạo đâu.
”