Không biết đã trôi qua bao lâu, tôi nghe Phong Thần đang gọi tên tôi.
Tôi bừng tỉnh trở lại, nhìn thấy Phong Thần lần nữa xuất hiện ra trước mắt tôi.
“Quả nhiên là mệnh cách Thất Sát, chẳng trách nha đầu Tuyết Dương đó lại vì ngươi mà chuyện gì cũng nguyện làm.
Chỉ đáng tiếc thời đại Mạt pháp chưa kết thúc, ta ở Nhân gian chỉ còn sót lại một tia thần niệm, không có cách nào giúp ngươi nhiều việc hơn được.
” Phong Thần nói.
“Tạ Lan không dám cầu xin điều gì, một luồng gió ngâm cũng đã vô cùng cảm kích rồi.
”“Ngươi không cần cảm tạ ta, Ma Đạo Tổ Sư pháp truyền lục đạo, chúng thần cũng nằm trong lục đạo, năm đó ta thu được rất nhiều lợi ích.
Cô bé ở trong huyền quan của ngươi lại là ai thế?”“Cô bé tên là A Lê, do tôi mang từ bộ tộc Đông Di trong Bí Cảnh Tuyết Vực ra đó.
”“Bộ tộc Đông Di, ngươi nói cô bé là hậu nhân của Hậu Nghệ sao?”“Vâng.
”“Nghe nói trong huyết mạch Hậu Nghệ có niêm phong ý chí của một vị Thái Cổ Ma Thần, Tạ Lan, ngươi đúng là to gan, vậy mà lại dám mang cô bé ra khỏi Bí Cảnh!” Phong thần thở dài một hơi.
“Phong thần có nhìn ra lai lịch của cô bé không?” Tôi hỏi.
“Sợ rằng tại Cửu Thiên Thập Địa này cũng chỉ có mình ta có thể nói ra tên húy của vị Ma Thần kia mà thôi, khó trách ta vừa gặp cô bé liền có một cảm giác đã từng quen biết từ trước.
Tạ Lan, ta khuyên ngươi tuyệt đối đừng để ý chí của Thái Cổ Ma Thần bên trong cơ thể cô bé thức tỉnh tại chủ thế giới, chủ thế giới có thể khoan dung A Lê nhưng nhất định không khoan dung vị Ma Thần đó đâu.
”Điều này ngài ấy không nói bản thân tôi cũng hiểu rõ, A Lê có thể thức tỉnh trong Bí Cảnh Tuyết Vực, nhưng nhất định không thể bị bại lộ dưới tai mắt của Thiên đạo.
Thiên tâm khó lường, ngay cả đối với Ma Đạo Tổ Sư năm đó cũng không khoan dung cho nổi, làm sao có thể khoan nhượng cho kẻ thù của ngày trước cơ chứ.
Huống hồ tôi phải nhanh chóng hiểu được áo nghĩa, chỉ từ trên mũi tên của A Lê liền có thể cảm ngộ, cũng không cần cô bé khôi phục ý chí của Thái Cổ Ma Thần lần nữa.
- Giải thích: áo nghĩa là cách dùng từ của Phật giáo, một trong những cuốn kinh của môn đạo Bà La.
Hết giải thích.
Chỉ đáng tiếc đến tận khi thần niệm của Phong Thần tan biến, ngài ấy cũng không hề nói cho tôi biết tên húy của vị Thái Cổ Ma Thần đó.
Đợi sau khi ngài ấy biến mất, tôi lần nữa dùng thức thần nhập vào huyền quan, nhìn thấy A Lê đang đứng ở vị trí cũ nghiêng tai lắng nghe.
Đây là một cơn gió dịu dàng, nhẹ nhàng nhu hòa lướt qua mái tóc của A Lê, gió thổi làm cô bé vô cùng vui vẻ.
Thời gian cứ trôi qua từng ngày, từ sau khi trong huyền quan có thần tính của Phong Thần, cũng không còn là một mảng hoang vắng tử khí nặng nề nữa.
Ảnh hưởng đối với A Lê là lớn nhất, cô bé không còn sầu muộn, mà bắt đầu luyện tập tiễn pháp.
Khiến tôi dở khóc dở cười là, bia bắn tên của cô bé chính là mặt cờ chiêu hồn ở bên trong huyền quan của tôi.
May mà, cờ chiêu hồn đến cả thần tính của Phong Thần cũng không thổi bay được, càng không phải mũi tên của cô bé có thể bắn xuyên qua đâu, còn chưa đến gần đã rơi xuống đất rồi.
Tiễn pháp của A Lê có tốc độ cực kỳ nhanh, vả lại theo thời gian trôi đi, tốc độ của mũi tên càng ngày càng nhanh hơn trước.
Người lúc đang làm bất kỳ việc gì cũng đều có một động cơ, một giá trị kỳ vọng.
Có nhiều lúc hạn chế tiềm năng phát huy của bản thân người đó lại chính là giá trị kỳ vọng này, giả sử người bắn tên là tôi, nhất định trước khi ra tay tôi sẽ tính ra dự đoán về tốc độ, mà dự đoán này ngược lại sẽ hạn chế tốc độ bắn tên của tôi.
Nhưng mà A Lê dường như hoàn toàn không phải chịu bất kỳ hạn chế nào.
Có lần tôi hỏi cô bé dùng cách gì làm được như thế, A Lê nghiêng đầu suy nghĩ một lúc mới nói, ta biết ta có thể nhanh hơn nữa.
Đại đạo vô cùng đơn giản, nguyên nhân chính là đơn giản như thế.
Động Huyền Minh trong thời gian ngắn sẽ không ra ngoài được, tôi liền bắt đầu giống như A Lê rèn luyện kiếm pháp.
Sau khi vượt qua thời kỳ khó khăn nhất của tích cốc, bây giờ tôi đã ổn định và hòa nhập vào hoàn cảnh, có thể tiếp tục tu hành sát kiếm rồi.
Nhưng mà chỉ có thể dùng kiếm chỉ để thay thế kiếm, kiếm pháp sư Trai Trám quá tiêu hao thể lực, không phải phương pháp tích cốc có thể chống đỡ được nổi.
- Giải thích: Kiếm chỉ, còn gọi là kiếm ấn, tư thế là ngón áp út và ngón út cong lại, ngón cái đè lên đốt ngón tay thứ hai, ngón trỏ và ngón giữa áp sát vào nhau và duỗi thẳng.
Đó là cử chỉ của Đạo giáo khi làm phép, đồng thời cũng là hình dạng ngón tay tượng trưng cho kiếm trong võ thuật.
Hết giải thích.
Nói đến thuật tích cốc, cũng không phải chỉ có đạo môn mới làm được, chỗ người phàm cũng có rất nhiều người tu hành.
Ghi chép sớm nhất bắt nguồn từ "Trang Tử.
Tiêu Dao Du" như sau: Ở núi Cô Dạ xa xôi, có thần nhân trú ngụ.
Da dẻ trắng như băng tuyết, mềm mại như quả hồng, không ăn ngũ cốc, hít gió uống sương, thừa vân khí, ngự phi long, mà du ngoạn bên ngoài tứ hải.
Thuật tích cốc của đạo môn bình thường phân thành hai loại, một loại là tích cốc bằng cách phục dùng khí, cũng chính cái được gọi là hít gió uống sương, thông qua tiến hành phương thức điều hòa hơi thở ngồi thiền tuyệt thực.