Kiểm sát viên, anh có nhớ anh đang truy tố tội danh gì không?
Anh có nhớ cáo trạng viết gì không?
Cáo trạng viết là Quảng Hữu Chí có hành vi cố ý gây thương tích khiến Vương Cường bị thương nặng, phạm tội cố ý gây thương tích.
Bây giờ anh lại nói đến hành vi xung đột giữa hai bên? Xung đột và cố ý gây thương tích là như nhau sao?
Bản chất của cả hai là hoàn toàn khác nhau!
"Tôi muốn nhắc nhở kiểm sát viên một lần nữa, xin kiểm sát viên chú ý cách dùng từ của mình."
"Hành vi xung đột mà kiểm sát viên vừa nêu chưa được cơ quan thực thi pháp luật xác nhận. Hơn nữa, chuỗi chứng cứ mà kiểm sát viên trình bày đều dựa trên định nghĩa tội cố ý gây thương tích, không phải dựa trên định nghĩa hành vi xung đột giữa hai bên."
"Nếu kiểm sát viên muốn truy tố chúng tôi tội xung đột với Vương Cường, khiến cho Vương Cường bị thương nặng thì xin phía kiểm sát hãy rút đơn kiện."
"Và tiến hành lập án lại."
Sau khi Tô Bạch trình bày xong, Tần Dũng trên ghế Chánh án liền lập tức nhíu mày.
Tên kiểm sát viên này đang muốn làm gì thế?
Chẳng lẽ anh ta có bệnh gì à?
Phiên tòa này đang tranh luận về việc liệu thương tích mà Quảng Hữu Chí gây ra cho Vương Cường có thuộc về tội cố ý gây thương tích nghiêm trọng hay không.
Vậy mà bây giờ tên kiểm sát viên này lại đột nhiên đề cập đến xung đột đôi bên!
Việc nói về xung đột trong phiên tòa thì hoàn toàn có thể.
Nhưng ý kiến này chỉ được đưa ra bởi luật sư của nguyên cáo hoặc bị cáo, khi đó tòa án mới quyết định có chấp nhận hay không và yêu cầu phía kiểm sát bổ sung chứng cứ.
Nhưng tự nhiên kiểm sát viên lại đưa ra lập luận này thì…
???
Kiểm sát viên đưa ra lập luận này, chẳng phải là đang tự tát vào mặt mình sao?
Hơn nữa còn là cái tát rất mạnh!
Tội cố ý gây thương tích dẫn đến thương tích nghiêm trọng, tội danh này là do phía kiểm sát nêu ra.
Bây giờ lại đổi giọng nói là xung đột, anh ta có chứng cứ liên quan nào không?
Được!
Cho dù chứng cứ trên có thể được coi là chứng cứ xung đột đôi bên.
Nhưng anh ta quên phần cáo trạng đã viết gì rồi sao?
Anh là kiểm sát viên mà đến điểm này cũng không hiểu rõ sao?
Tất cả tội danh phải theo cáo trạng để trình bày, điều này mà cũng không biết à?
Tần Dũng liếc nhìn ghế kiểm sát, đập búa xuống bàn:
"Phiên tòa này không đến lượt kiểm sát viên phát biểu."
"Bác bỏ lời trình bày của kiểm sát viên."
"Đồng thời cảnh cáo kiểm sát viên!"
"Nếu còn tái phạm thì sẽ bị trục xuất khỏi phiên tòa!"
"Kiểm sát viên không được phát biểu thêm, cũng không được phản đối!"
Lời cảnh cáo của Tần Dũng đối với kiểm sát viên Đường Lượng có thể nói là cực kỳ nghiêm khắc.
Bởi vì…
Nếu để Đường Lượng tiếp tục phát biểu, hậu quả sẽ rất khó lường.
Những người khác cũng không ngờ Chánh án sẽ đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc như vậy đối với kiểm sát viên.
Bởi vì trong các phiên tòa thông thường…
Chánh án thường sẽ nghiêng về phía chứng cứ và lập luận pháp lý do phía kiểm sát cung cấp.
Nhưng phiên tòa này…
Dù sao thì điều này cũng dễ hiểu, hãy nhìn những lập luận mà kiểm sát viên đưa ra trong phiên tòa.
Những lập luận đó hoàn toàn đi ngược lại với mục đích ban đầu của cáo trạng.
Cũng khó trách Chánh án lại tức giận như vậy, ông còn cảnh cáo Đường Lượng nghiêm khắc như vậy.
Bị cảnh cáo, Đường Lượng nhíu mày rồi nhìn chằm chằm vào ghế Chánh án. Anh ta định nói thêm gì đó nhưng lại bị ánh mắt của Tần Dũng dập tắt.
Đối với Tần Dũng, việc Đường Lượng mở miệng trình bày còn tệ hơn là không mở miệng.
Sau khi cảnh cáo Đường Lượng, Tần Dũng nhìn về phía nguyên cáo.
"Xin hỏi là phía nguyên cáo có cần bổ sung thêm gì nữa không?"
Trương Thạc:...
Những gì cần nói cũng đã nói hết rồi, bây giờ còn bổ sung gì nữa?
Hết rồi!
"Thưa Chánh án, chúng tôi không cần bổ sung gì thêm."
Cộc cộc!
Tiếng búa gõ vang lên, Tần Dũng tiếp tục:
"Vì các bên không có bổ sung gì thêm nên bây giờ sẽ tiến hành phần biện hộ."
"Mời phía nguyên cáo bắt đầu."
Đường Lượng sững sờ khi thấy Chánh án bỏ qua phần của phía kiểm sát để cho phía nguyên cáo bắt đầu biện hộ.
Theo trình tự thông thường thì kiểm sát viên sẽ bắt đầu tranh luận hoặc trình bày bằng chứng liên quan để chứng minh.
Nhưng bây giờ…
Tần Dũng: Mỗi lần mở miệng trình bày, chẳng lẽ trong lòng anh không có chút tự trọng nào ư?
Cứ ngồi yên ở đó là được rồi, đừng nghĩ đến chuyện phát biểu hay gì nữa!
…
Trương Thạc - luật sư của nguyên cáo bắt đầu biện hộ.
Dựa trên tình hình hiện tại của phiên tòa và những lập luận trước đó, Trương Thạc có thể nhận thấy là phía thẩm phán đang nghiêng về bên bị cáo.
Vì vậy nên nội dung bào chữa của anh ta phải tập trung vào việc Vương Cường bị thương nặng.
"Thưa Chánh án... Phần biện hộ của chúng tôi là như sau."
"Chúng tôi cho rằng, trong vụ án này, thương tích mà Quảng Hữu Chí gây ra cho chúng tôi chính là kết quả."
"Hơn nữa còn cấu thành tội gây thương tích nghiêm trọng theo quy định của pháp luật."
"Xét từ kết quả này, chúng tôi là người bị hại. Chúng tôi yêu cầu tòa án khi đưa ra phán quyết, có thể xem xét đến điểm này cũng như tình trạng thương tích nghiêm trọng của chúng tôi và chi phí điều trị."
"Thưa Chánh án, phần biện hộ của chúng tôi xin được kết thúc."
Nghe xong phần tranh luận của Trương Thạc, Tần Dũng nhìn về phía bị cáo:
"Mời phía bị cáo tiến hành biện hộ."
"Vâng, thưa Chánh án."
Sau khi nghe thấy Chánh án yêu cầu bên bị cáo biện hộ, Tô Bạch chỉnh lý lại tài liệu tố tụng.
Dựa trên tình hình hiện tại, rất có thể Quảng Hữu Chí sẽ không bị tuyên bố có tội trong phần trách nhiệm hình sự, nhưng về mặt bồi thường dân sự thì…
Thương tích nghiêm trọng của Vương Cường là kết quả, chi phí y tế cũng là kết quả.
Muốn miễn trừ chi phí y tế hết mức có thể thì chỉ còn cách xem xét tình hình pháp lý của toàn bộ sự kiện.
Nói cách khác... Mặc dù là bồi thường dân sự, nhưng khi phân chia trách nhiệm, có thể giao toàn bộ trách nhiệm cho Vương Cường.
Hít một hơi thật sâu, Tô Bạch chậm rãi nói: "Thưa Chánh án, phần tranh luận của chúng tôi như sau:"
"Thưa Chánh án án và hội thẩm, trong vụ án này, theo phán quyết thì hành vi của chúng tôi thuộc về hành vi nghĩa hiệp."
"Bị cáo của chúng tôi chỉ là sinh viên vừa tốt nghiệp đại học nên vẫn còn giữ tâm lý bồng bột của tuổi trẻ. Thành ra khi đối mặt với cuộc tấn công, anh ấy đã không biết mức độ tổn thương gây ra cho người khác. Chính vì điều kiện này nên mới dẫn đến hậu quả Vương Cường bị thương nặng."
"Hơn nữa."
"Trong toàn bộ quá trình xảy ra vụ án, thương tích nghiêm trọng mà bị cáo của chúng tôi gây ra cho Vương Cường, chúng tôi cho rằng Vương Cường phải chịu hoàn toàn trách nhiệm."
"Tại sao?"
"Bởi vì Vương Cường khi đang trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội thì bị Quảng Hữu Chí ngăn cản, dẫn đến một loạt tranh chấp."
"Trong quá trình này, hành vi của Quảng Hữu Chí đã được thể hiện cụ thể là hành động nghĩa hiệp."
"Hành động nghĩa hiệp của anh ấy là để bảo vệ những người khác khỏi bị xâm hại."
"Hãy thử tưởng tượng... Nếu có một người phụ nữ trên đường bị người khác xâm hại, xung quanh dù có rất nhiều người qua đường có khả năng cứu giúp, nhưng vì lo lắng bản thân sẽ bị pháp luật trừng phạt và bồi thường."
"Khiến cho người phụ nữ bị xâm hại thành công."
"Nó sẽ mang lại kết quả gì cho toàn xã hội của chúng ta?"
"Là khi người già ngã xuống, không ai dám đỡ. Có người bị thương, không ai dám đứng ra can ngăn. Mọi người vì bảo vệ quyền lợi pháp lý của mình mà từ chối giúp đỡ."
"Đây là điều mà không ai muốn nhìn thấy."
"Hơn nữa, trong vụ án này, Vương Cường từ đầu đến cuối mới là kẻ bạo hành, là người thực hiện hành vi phạm tội."
"Hậu quả gây ra cũng nên do cá nhân y gánh chịu."
"Tôi hy vọng Chánh án và phía hội thẩm có thể xem xét đến yếu tố pháp lý, đồng thời xem xét đến yếu tố bối cảnh đặc biệt."
"Ngoài ra."
"Về mặt bồi thường dân sự."
"Yêu cầu bồi thường hơn 200.000 tệ của đối phương là hoàn toàn vô lý."
"Chúng tôi không có khả năng gánh chịu mức bồi thường cao như vậy. Hơn nữa, theo chứng cứ mà đối phương cung cấp, rất nhiều chi phí y tế được sử dụng đều là để bảo vệ sức khỏe, chi phí quá cao, có dấu hiệu là đang cố ý đòi bồi thường."
"Chúng tôi yêu cầu bác bỏ yêu cầu bồi thường dân sự của đối phương."
"Trên đây là phần tranh luận của chúng tôi."
Tô Bạch kết thúc phần tranh luận.
Tần Dũng gõ búa, phiên tòa bước vào giai đoạn nghỉ giải lao một lần nữa.
Lần nghỉ giải lao này là để thảo luận về vấn đề phân chia trách nhiệm bồi thường dân sự.
Lần này, cả ba thành viên hội thẩm đều đạt được sự nhất trí.
Quảng Hữu Chí - người gây ra thương tích nặng cho Vương Cường không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng phải chịu trách nhiệm dân sự.
Tuy nhiên, Quảng Hữu Chí không phải là người chịu trách nhiệm chính, mà là gánh vác một phần trách nhiệm.
Phiên tòa tiếp tục, Tần Dũng đứng trên ghế thẩm phán, tuyên bố: "Bây giờ tuyên bố kết quả phiên tòa."
Tất cả đứng dậy!
Tần Dũng bắt đầu tuyên bố kết quả phiên tòa: "Đối với vụ án này."
"Phán quyết như sau:"
"Thứ nhất: Về tội cố ý gây thương tích mà kiểm sát viên nêu ra đối với Quảng Hữu Chí."
"Qua nghiên cứu và quyết định của hội thẩm:"
"Trong vụ án này, Quảng Hữu Chí xuất phát từ mục đích nghĩa hiệp. Trong quá trình ngăn chặn hành vi phạm tội đã gây ra thương tích nặng cho Vương Cường."
"Tức là không tồn tại hành vi cố ý về mặt chủ quan."
"Vì vậy, tuyên bố Quảng Hữu Chí vô tội, bác bỏ yêu cầu khởi tố của phía kiểm sát."