Lý Đạo Huyền cầm một ly cafe latte hương hoa lài ở trên bầu trời nhìn xuống huyện thành Hợp Dương, có vẻ khẩn trương, rất sợ các người tí hon dân đoàn nhà mình khi dễ lão bách tính của huyện Hợp Dương.
Đây vẫn là lần đầu tiên dân đoàn thôn Cao Gia đi tới một "thành trấn của người tí hon bên ngoài ở", ở chỗ này rất dễ xảy ra việc "ỷ thế hiếp người".
Đây là một sự khảo nghiệm về phong thái tinh thần trọng đại lần đầu tiên mà dân đoàn thôn Cao Gia đối mặt.
Y biết mình là một người bao che khuyết điểm, nếu như người tí hon nhà mình khi dễ người tí hon bên ngoài, y nên làm cái gì mới tốt? Dung túng khẳng định là không thể dung túng, nhưng nếu phải trừng phạt thì có hơi không nỡ.
Rất xoắn xuýt.
Đến lúc này, y coi như là cảm nhận được một cách sâu sắc trên thế giới này vì sao lại sinh ra hủ bại, vì sao lại có thái giám lộng quyền, vì sao lại có gian thần quấy phá...
Đây đều là có nguồn gốc bởi "lãnh đạo tối cao" thiên vị đối với "người trong nhà".
Có thiên vị sẽ có ngoại lệ, có ngoại lệ sẽ dẫn đế pháp kỷ tan vỡ.
Ngươi biết rõ như vậy không đúng, nhưng khi người trong nhà ở trước mặt ngươi khóc lóc đòi thắt cổ, có mấy người có thể chịu được chứ?
Người thân ngươi trộm nhà hàng xóm 1000 đồng, ngươi thật sự nhẫn tâm gọi điện thoại báo cảnh sát sao?
Người anh em thân thiết nhất của ngươi xách đao chém người, ngươi bắt hắn đưa về đồn công an hay là cho hắn một khoản lộ phí để hắn có thể mua vé tàu chạy trốn?
Có lẽ ngươi có thể dễ dàng đánh ra dòng chữ "ta giúp pháp lý" trên internet, để biểu thị rằng mình là một người trọng chính nghĩa, nhưng thật sự khi đến phiên ngươi lựa chọn... nó sẽ khó hơn nhiều so với cào phím.
Lý Đạo Huyền yên lặng suy nghĩ vấn đề này, xem ra, thành lập một "cơ cấu chấp pháp" là một việc rất cần thiết, ta không làm được quản lý bàn tay sắt, vậy để một người làm được giúp ta quản lý...
Thừa dịp hiện tại thế lực của mình còn chưa lớn, thành lập "cơ cấu chấp pháp" còn kịp.
Nhưng người chấp pháp này do ai đảm đương?
Người này phải rất trục mới được! Tức là phải rất cổ hủ.
Phải đặt pháp lý trước nhân tình, phải xem chính nghĩa nặng hơn tất cả. Vì quán triệt chính nghĩa, thậm chí có thể bật lại mình, sửa chữa cái "thiên vị và ngoại lệ" của mình, giống như Ngụy Chinh nổi tiếng của Đường triều, có can đảm nói thẳng ra sai lầm của hoàng đế.
Trong số người tí hon của mình có một người như thế không?
Đầu óc vừa miên man suy nghĩ, vừa chờ đợi lo lắng nhìn người tí hon hoạt động.
Cũng may, tư tưởng giáo dục chính trị thời gian dài đã khiến các binh sĩ dân đoàn của thôn Cao Gia có vẻ rất quy củ, một đội binh sĩ đi tới trước một quán ăn vặt, mỉm cười chào hỏi chủ quán: "Chưởng quỹ, mì dao gọt Tam Trì này của ngươi bao nhiêu tiền một bát?"
Chưởng quỹ thấy họ mặc áo giáp, hơi sợ hãi, nhút nhát nói: "Mười văn."
Các binh sĩ: "Oa, đắt thế à?"
"Một bát mì xé trong thôn Cao Gia chúng tôi có ba văn tiền thôi."
"Ta nghĩ, chắc do giá lương ở đây đắt hơn."
"Ân huệ của Thiên Tôn vừa mới đến huyện thành này, lương thực ở đây còn chưa nhiều như thôn Cao Gia chúng ta."
"A, như vậy vừa nghĩ cũng hợp lý rồi."
"Cho một bát!"
"Ta cũng một bát."
Trong lòng chưởng quỹ hơi hoảng, đám người này gọi năm bát, chính là 50 đồng tiền, nếu như lát nữa họ không trả tiền, vậy ta chẳng phải mất máu rồi?
Thế nhưng nhìn thoáng qua áo giáp và binh khí của họ, chưởng quỹ lại không dám nói "tiểu điếm không bán cho các ngươi", đành phải kiên trì đi gọt mì.
Cũng may hắn suy nghĩ nhiều, đám người này cũng không đợi chưởng quỹ gọt mì xong đã cầm một cục bạc vụn, trị giá khoảng 50 văn, đặt nó trước mặt chưởng quỹ: "Ngươi gọt nhanh lên, chúng tôi đói bụng lắm rồi."
Chưởng quỹ mừng rỡ, vội vàng đem bạc bỏ vào trong ngăn kéo, động tác gọt mì cũng nhanh hơn không ít, tâm tình cũng tốt.
Tình hình giống vậy diễn ra các nơi trong huyện thành Hợp Dương, hơn ngàn dân đoàn thôn Cao Gia cộng thêm ba trăm Kỵ Binh doanh, thoáng cái đã khiến mấy đường phố trên huyện thành trở nên náo nhiệt.
Người thôn Cao Gia rất giàu, mà dân đoàn và Kỵ Binh doanh còn giàu hơn một chút so với lão bách tính bình thường, họ chính là làm công việc muốn rơi đầu, Thiên Tôn phát tiền công cho họ không ít hơn công nhân bình thường.
Sức mua của họ đúng là rất mạnh.
Trong quán mì dao gọt rất nhanh ngồi đầy người, trong quán mì Hợp Dương cũng ngồi đầy người, trong quán Thủy Tiên Hợp Hợp càng chi chít đầu người...
Các thương gia trong huyện Hợp Dương vui như hoa nở.
Lần này được dịp buôn bán thật sảng khoái.
Điều duy nhất khiến họ cảm thấy khó chịu chính là, họ thường hay nghe được từ trong miệng những thực khách này những lời lẽ khinh thường khiến họ rất tức giận, ví dụ một binh sĩ ăn Thủy Tiên Hợp Hợp, vừa ăn vừa nói: "Ôi dời, huyện Hợp Dương này đúng là một nơi nghèo đói."
Một người bên cạnh tiếp lời nói: "Đúng là nghèo quá, so sánh với thôn Cao Gia chúng ta quả thật không cùng một đẳng cấp."
Chưởng quỹ nghe nói như thế tức giận đến mức thổi râu mép, dám khinh người Hợp Dương ta nghèo? Lão tử cho một cái muôi vào đâu ngươi bây giờ? A... đối phương lại đeo cung lại cầm đao, thôi bỏ đi.
Tuy nhiên hắn nghĩ lại, nghĩ tới lần trước ba cô nương tới quán ăn Thủy Tiên Hợp Hợp, họ cũng khuyên mình đến thôn Cao Gia mở một quán ăn Thủy Tiên Hợp Hợp, nói rằng người bên đó rất có tiền, ở đó sẽ kiếm càng nhiều hơn.
Chưởng quỹ nhìn lướt qua người thôn Cao Gia ngồi đầy trong quán, nghĩ thầm: những người này thoạt nhìn hình như thật sự rất có tiền, lúc trước khi ba cô nương nói với ta, ta cũng chỉ tùy tiện ứng phó hai câu, nhưng hiện tại xem ra, thôn Cao Gia thật sự đáng để đi một chuyến.
Cùng lúc đó...
Trong một cửa hàng thịt dê hồ bột phía thành đông, cảnh tượng cũng rất náo nhiệt.
Thịt dê hồ bột là một món ăn ngon vào thời Nguyên triều, khi người Mông Cổ đánh vào huyện Hợp Dương thì lưu truyền lại, nước dùng đậm đà, mùi vị ngon, khuyết điểm duy nhất là phải dùng đến thịt dê, hơi đắt.
Đang hạn hán, có mấy nhà nuôi được dê?
Lại thêm Phiên Sơn Nguyệt náo loạn mấy năm, hiện tại trong huyện Hợp Dương muốn tìm một con dê sống cũng không dễ dàng, đông gia phía sau màn của quán ăn này là Trương viên ngoại của Hạ trang, cho nên mới kiếm ra được chút thịt dê, mở quán ăn thịt dê hồ bột như thế, bình thường khách tới quán ăn cũng đều là nhân vật có máu mặt trong huyện Hợp Dương.
Thế nhưng, ngày hôm nay trong cửa quán ăn thịt dê hồ bột có một bàn là binh sĩ dân đoàn của thôn Cao Gia, người dẫn đầu chính là Trịnh Đại Ngưu, hắn dẫn theo năm binh sĩ ném lựu doanh, nghênh ngang đi vào quán ăn.
Chưởng quỹ thấy họ là một đám đại đầu binh, còn tưởng rằng họ không có tiền ăn, ai ngờ hắn vừa báo giá được coi là "giá trên trời", liền nghe Trịnh Đại Ngưu cười ha ha: "Quán ăn này có thịt dê cơ à, oa, ngạc nhiên đấy. Các huynh đệ ngồi xuống hết đi, ngày hôm nay ta mời khách, chưởng quỹ, cho sáu bát thịt dê hồ bột... Nhiều thịt dê một chút, không cần hồ bột."
Chưởng quỹ nghe xong thì thấy hoang mang.
Sáu đại đầu binh cùng nhau ngồi xuống quanh bàn, một người trong đó lên tiếng: "Đại Ngưu ca, ngài nói không cần hồ bột, hình như có chút không đúng a? Hồ bột mới là trọng điểm, thịt dê chỉ là thêm vào thôi."
Trịnh Đại Ngưu: "Ơ, là như thế sao?"
Chưởng quỹ dở khóc dở cười: "Đúng vậy, trong một bát thịt dê hồ bột chỉ có vài miếng thịt dê, chủ yếu là ăn hồ bột."