Đại Ngụy Đế Quốc (Dịch)

Chương 180 - Chương 182: Phân Phối Lợi Ích

Chương 182: Phân Phối Lợi Ích Chương 182: Phân Phối Lợi ÍchChương 182: Phân Phối Lợi Ích

Cuộc đàm phán lần này, Triệu Hoằng Nhuận nhận được tổng cộng Ï 140 vạn lượng, tiền bồi thường cùng với Ï 35 vạn lượng, tiền đến từ việc Hùng Thác chuộc tù nhân, lại thêm số tài sản hắn lấy được từ chỗ các quý tộc Sở quốc, có thể nói, hắn kiếm bộn.

Trên thực tế, những gì hắn lấy được có khả năng còn tăng nữa, dù sao Cốc Lương Uy, Vu Mã Tiêu, Ngũ Kị, Tả Tuân, Hoa Du, Công Dã, Tả Khâu Mục cũng sẽ cướp được không ít tiền bạc đưa vê cho hắn.

Rốt cuộc, Triệu Hoằng Nhuận đã ra lệnh là: không được động đến dân chúng, còn các gia tộc thì tự xem mà làm.

Chắc rằng những tướng lĩnh kia có thể hiểu được ý nghĩa của 4 chữ "tự xem mà làm".

Nhưng số tiền đó, Triệu Hoằng Nhuận chuẩn bị dùng để lôi kéo Bình Dương quân, muốn con ngựa chạy nhanh, nhất định phải cho ăn no cỏ. Binh sĩ cũng giống vậy, chỉ khi bọn hắn nhận thức rằng ai là người có thể cho bọn hắn một tương lai và tiền theo đúng nghĩa đen, thì những binh sĩ này mới một lòng theo hắn.

Cái gọi là trung thành không phải như thế sao?

Nhìn toàn bộ thiên hạ, có bao nhiêu người sẵn sàng sống chết đi theo một người? Hay phân nhiều đều vì lợi ích.

Về điểm này, Triệu Hoằng Nhuận nhìn rất thoáng, hắn không giống những quý tộc nước Sở kia, chỉ chăm chú của cải trong tay mình, bản thân ăn hết không chừa lại gì cho binh sĩ, quân đội như vậy, sao có thể trung thành?

Sau khi Triệu Hoằng Nhuận nói ra quyết định của mình cho Khuất Thăng và Yến Mặc, hai vị tướng quân rất vui mừng, dù sao số tài sản của 5,6 thành trì, cũng là một khoản tiền không hề nhỏ, hiếm hơn là Triệu Hoằng Nhuận không định lấy, mà Tuấn Thủy quân cũng từ bỏ, để đưa hết cho Bình Dương quân.

Mặc dù sắp xếp như vậy sẽ khiến Bình Dương quân mất đi phần tiền trong "35 vạn lượng" mà Triệu Hoằng Nhuận lấy từ chỗ Hùng Thác, nhưng Khuất Thăng, Yến Mặc đã rất hài lòng, bởi vì tính ra Bình Dương quân vẫn kiếm lời.

Về phần "140 vạn", thì không được động, đó là số tiền mà nước Sở bồi thường cho nước Ngụy, cần phải giao cho Hộ Bộ, Triệu Hoằng Nhuận không được phân phối. Đương nhiên, không loại trừ khả năng, Ngụy Đế sẽ lấy ra một phân để phát thưởng, nhưng trước khi Ngụy Đế mở miệng, thì bất kỳ ai cũng không được dùng.

Ngoài số tiền bồi thường, số tiền kiếm được ở chỗ các thành trì, tính toán đâu đó cũng được 280 vạn. Số tiền kia, Triệu Hoằng Nhuận cũng có thể lấy, nhưng không thể lấy toàn bộ, ít nhất phải giao cho Hộ Bộ một phần, dù sao số tiên này cũng trong khoản bồi thường mà Hoàng Thân nêu ra.

Đây là nguyên nhân Triệu Hoằng Nhuận phải phân cho Hộ Bộ một phần, tránh việc có người bàn tán hắn lấy nhiều hơn triêu đình

Cuối cùng, Triệu Hoằng Nhuận quyết định bỏ đi số lẻ, lấy 200 vạn gộp cùng 140 vạn, đưa cho Hộ Bộ tổng cộng 340 vạn.

Còn dư lại 80 vạn cùng 35 vạn, Triệu Hoằng Nhuận dự định chia sẻ với Tuấn Thủy quân.

Đương nhiên, ăn một mình sẽ bị ghét, nên Triệu Hoằng Nhuận quyết định chia 115 vạn ra làm bốn:

Đầu tiên, cho Nãng Sơn quân Tư Mã An 25 vạn, xem như hậu lễ cảm tạ Tư Mã An đã xuất quân trợ giúp, tin rằng với số sản vật có giá trị 25 vạn khi đưa về nước Ngụy có giá trị tăng gấp nhiều lần sẽ có thể trợ cấp quân phí cho Nãng Sơn quân trong 2,3 năm. Đồng thời với hậu lễ như vậy, vị Tư Mã tướng quân kia cũng sẽ không dị nghị gì nữa.

Thứ hai, Triệu Hoằng Nhuận định cho Phần Hình Tắc Từ Ân 20 vạn, bởi vì Từ Ân không chỉ xuất quân giúp hắn mà còn bắt giữ Hùng Khải. Mặc dù 20 vạn không đủ thể hiện cho công lao của Từ Ân, nhưng sau khi chiếm được Bí Dương, thì Từ Ân cũng sẽ cướp từ các gia tộc ở đó, vì thế, nếu cộng thêm 20 vạn, thì Từ Ân đã kiếm được không ít.

Còn dư lại 70 vạn, Triệu Hoằng Nhuận quyết định chia cho Tuấn Thủy quân 45 vạn, Yên Lăng quân 15 vạn.

Không phải do hắn thiên vị, mà là vì sau trận Yên Thủy, Tuấn Thủy quân đã trở thành chủ lực, còn Yên Lăng quân chỉ có thể làm hậu cần, nên Triệu Hoằng Nhuận tất nhiên phải đối đãi tử tế với đội quân đã ủng hộ hắn hết mình.

Còn lại 10 vạn, Triệu Hoằng Nhuận yên tâm cầm lấy.

Tuy 10 vạn chỉ là phần nhỏ, nhưng tính theo giá trị ở Ngụy thì lên tới 30,40 vạn lượng, bổng lộc của Triệu Hoằng Nhuận được bao nhiêu? Một tháng 500 lượng mà thôi, dù có xuất các thì bổng lộc cũng chỉ ngàn lượng.

Bổng lộc ngàn lượng, một năm chính là 1 vạn 2,30 vạn tương đương với bổng lộc của hắn trong 30 năm, có gì mà không vừa lòng?

Vài ngày sau, có tin đồn về việc Túc Vương muốn phân chia chiến lợi phẩm.

Đương nhiên loại chuyện này không thể nào bắt nguồn từ miệng Triệu Hoằng Nhuận, bởi vì... Sau này rất dễ bị Ngự Sử đài vạch tội.

Không thể không nói, Triệu Hoằng Nhuận "vô tư" phân chia, làm tướng sĩ rất hài lòng, và càng thêm khâm phục Túc Vương.

Nhất là tướng sĩ Bình Dương quân, bởi vì bọn hắn biết, nếu chủ soái là quý tộc Sở thì ít nhất sẽ lấy đi một nửa số tiền, so với quý tộc Sở, Triệu Hoằng Nhuận đã khá vô tư.

Từ xưa đến nay, có bao nhiêu quân đội vì phân chia không hợp lý mà gây nên thù oán, mặc dù dưới trướng Triệu Hoằng Nhuận đều là quân Ngụy, nhưng cũng chia ra Tuấn Thủy quân, Yên Lăng quân cùng Bình Dương quân, chỉ khi người người đều được chia chác, thì mới không có người oán hận.

Phân phối như vậy là hợp lý.

Ngay cả Triệu Hoằng Nhuận cũng hài lòng với 10 vạn mình có.

Nói chính xác, là khoảng 30,40 vạn lượng, một nửa trong số đó, Triệu Hoằng Nhuận định xây dựng nên một vương phủ nguy nga, nửa còn lại, để đấy tiêu xài.

Mặc dù số tiền này trong mắt đám người quyền quý, không coi là gì, nhưng đối với người nghèo như Triệu Hoằng Nhuận mà nói, số tiền đó đã đủ để hắn tận hưởng một thời gian dài.

Điều đầu tiên sau khi có tiền, Triệu Hoằng Nhuận quyết định mua ngựa. Sáng sớm tỉnh lại, Triệu Hoằng Nhuận rất vui khi nghĩ tới thời gian tự do tự tại sau này, không cần phải lo về tiền bạc nữa.

Mà đám tông vệ cũng vui vẻ.

Bọn hắn đều là người của Túc Vương, bây giờ Triệu Hoằng Nhuận có tiền, bọn hắn còn cần phải sống khổ sao?

Mà đám Trương Ngao cũng vui sướng.

Mặc dù bọn họ là tông vệ của Cửu hoàng tử, nhưng Triệu Hoằng Nhuận cùng Triệu Hoằng Tuyên là huynh đệ, ca ca có tiền, sẽ bạc đãi đệ đệ sao? Sẽ bạc đãi người bên cạnh đệ đệ sao?

Cho nên nói, tất cả mọi người đều hài lòng.

"Đi thôi, chúng ta đi dạo Chính Dương huyện." Ngoại trừ những tông vệ đang có công vụ, Triệu Hoằng Nhuận dẫn theo 4 người Trầm Úc, Trương Ngao, Lý mông, Chử Hanh, vui vẻ đi dạo huyện thành.

Lúc trước, Triệu Hoằng Nhuận vì lo cho cuộc chiến nên không có tâm tư dạo thành, nhưng bây giờ hòa ước đã thành lập, tâm trạng tốt hơn, tự nhiên cũng không muốn ngồi im một chỗ.

Đương nhiên, lần này đi ra ngoài, Dương Thiệt Hạnh vẫn đi theo sau Triệu Hoằng Nhuận.

Đến cửa phủ, Triệu Hoằng Nhuận đúng lúc nhìn thấy Yến Mặc đang đi tới, hỏi ra, mới biết, Yến Mặc nhàn rỗi không chuyện gì, nên đến tìm đám Trầm Úc uống rượu.

Triệu Hoằng Nhuận đột nhiên có ý tưởng, đúng lúc hắn đang thiếu một người dẫn đường. "Đi dạo thành?" Nghe Triệu Hoằng Nhuận nói, Yến Mặc gãi đầu, dù sao Chính Dương huyện không có gì đáng xem.

Nhưng thấy Túc Vương có hứng thú, Yến Mặc đương nhiên sẽ không từ chối, vui vẻ nhận nhiệm vụ.

Hắn biết Túc Vương không ghét người Sở, nên nếu hắn tích cực giới thiệu một số phong tục nước Sở, có thể sẽ thúc đẩy quan hệ hữu hảo giữa hai bên Ngụy Sở.

Suy cho cùng, Yến Mặc không hi vọng nhìn thấy Sở Ngụy đánh nhau từ năm này đến năm khác.

Tuy không thực tế, nhưng trong thâm tâm, Yến Mặc vẫn hi vọng Sở Ngụy có thể duy trì hòa bình lâu dài.

Vì vậy, trên đường đi, Yến Mặc liên tục các phong tục cho Triệu Hoằng Nhuận, tỉ như kỹ thuật chạm khắc nước Sở, hay các quỷ thần Sở quốc thờ phụng.

Bỗng nhiên, Yến Mặc im lặng, kinh ngạc nhìn hai nữ nhân đang đi về phía mình.

Hai nữ nhân, người mặc quân áo vải, áo không có ống tay, trán cuốn một mảnh vải có hoa văn màu đỏ, ánh mắt thờ ơ.

Vu? Sao Chính Dương huyện lại có vu nữ? ,I

Yến Mặc ánh mắt hoang mang.

Bất kể là Ba vu hay Sở vu, đều có địa vị ngang với quý tộc, mặc dù Chính Dương huyện không tính là huyện nhỏ, nhưng Yến Mặc không hiểu tại sao lại có vu nữ ở đây.
Bình Luận (0)
Comment