Chín Trưởng lão đều là người lớn tuổi, trẻ tuổi nhất chính là Phạm Thiết Ngưu đại diện cho Phạm gia và Chu Hiếu Uẩn đại diện Chu gia, Chu Hiếu Uẩn là phụ thân Chu Tề, con thứ ba của Chu Nguyên Phong.
Nơi này cần bổ sung một chút, Bắc đảo ngoại trừ quan huyện và Trưởng lão hội ra, Bắc đảo còn một cơ cấu quyền lực ẩn nữa, đó là thương hội.
Thương hội đại biểu cho tư bản, trước mắt bị hai nhà Phạm Chu khống chế, Minh Nhân, Minh Lễ, Chu Lâm là ba người cầm lái thương hội, xưởng, cửa hàng tiền, cửa hàng, cửa hàng của hai nhà Phạm Chu ở Đại Tống đều đã dần dần nhập vào thương hội, thương hội trên thực tế khống chế mạch máu kinh tế Bắc đảo.
Trên cơ bản các loại xưởng Bắc đảo đều là do thương hội đầu tư dựng lên.
Trong đại sảnh rất an tĩnh, Phạm Thiết Ngưu vốn chính là một người không thích nói chuyện, Chu Hiếu Uẩn đã biết qua lời con trai, hôm nay Phạm Ninh là bắn tên có đích, lúc này y cũng không tiếp lời.
Về phần Chu Tề và Lục Mẫn, Trương Tế ba người đều là quan viên, lúc cấp trên nói, không có chuyện bọn họ chen lời.
Mà bảy Trưởng lão còn lại đều đã sống qua bao nhiêu triều đại, họ đều hiểu rất rõ sau tán dương ắt sẽ có phê bình.
Cho nên mọi người duy trì trầm mặc, chờ đợi Phạm Ninh nói tiếp.
Phạm Ninh thấy mọi người im lặng, liền gật gật đầu tiếp tục nói:
- Hôm nay muốn cùng mọi người nói chuyện quản lý trường học, thẳng thắn mà nói, ta rất không hài lòng, học sinh nhân số quá ít là một mặt, mấu chốt là phương hướng quản lý trường học hoàn toàn sai lầm rồi.
au chín mươi ba ngày, cuối cùng Phạm Ninh cũng về tới kinh thành, lúc này đã là đầu tháng mười hai, phía Bắc sông Hoài đóng băng, đoạn đường cuối cùng của bọn họ phải di chuyển bằng xe ngựa.
Một nhà cuối cùng đoàn tụ, Phạm Chân và Phạm Cảnh vừa đen vừa gầy, khiến cho mẫu thân chúng vô cùng xót ruột, lúc ăn cơm tối, cả nhà quở trách Phạm Ninh một bữa.
Phạm Ninh lại vô cùng vui vẻ, tâm trạng không bị ảnh hưởng chút nào, chính vào nửa tháng trước, Tào Tú sinh cho hắn một đứa con trai, đây là con thứ sáu của hắn, tên đã đặt từ lâu rồi, nhớ đến phụ thân của Phạm Ninh, dùng hiệp âm của từ Chu, đặt tên là Phạm Châu.
Vậy là Phạm Ninh có bốn con trai, Phạm Cảnh, Phạm Sở, Phạm Kỳ, Phạm Châu, theo ý của Phạm Ninh, con trai trưởng Phạm Cảnh sẽ đến đảo Bắc kế vương vị, con trai thứ Phạm Sở sẽ học hành ở lại Đại Tống làm quan, Phạm Kỳ đi theo con đường buôn bán, theo Minh Nhân, Minh Lễ.
Phạm Châu hắn vẫn chưa nghĩ kĩ, có điều nó là cháu ngoại nhà họ Tào, không ngoài dự đoán, là đi theo con đường quân sự.
Nhiều con trai, con gái liền trở thành bảo bối, lúc ăn cơm, Phạm Linh Nhi ngồi bên trái, bên phải là Phạm Chân Nhi, kẹp phụ thân ngồi ở giữa, khiến cả nhà dở khóc dở cười.
Ăn cơm tối xong, Phạm Ninh ngồi trong phòng thư thả đọc báo, có một vài việc quan trọng thì đã biết trong lúc ăn cơm rồi, như việc Âu Dương Tu phụ thân của Âu Dương Thiến đảm nhiệm Tham Tri Chính Sự chẳng hạn.
Nói ra, Âu Dương Tu phải cảm ơn con rể Phạm Ninh, khi Phạm Ninh cho người chế tạo kính viễn vọng, tiện đã làm một cái kính cao độ, đã giải quyết được vấn đề cận thị của Âu Dương Tu.
Trên thực tế, ở triều Nguyên đã xuất hiện kính, trong "Marco Polo du ký" có ghi chép, trong "Tranh vẽ Nam Đô" ở triều Minh thù giặc Anh, khắp đường phố đều là những người đeo kính.
Có một việc vô cùng trọng đại đó là hai nước Tống Liêu đã xảy ra một trận xung đột lớn.
Phạm Ninh đang cầm tờ báo xem kĩ những ghi chép về việc xung đột lần này.
Sự việc xảy ra vào giữa tháng chín, sứ giả của nước Liêu tại Đại Tống đã đề bạt ý kiến với triều đình, đòi một triệu con dê Tây Hạ, lí do là Tây Hạ vay nợ nước Liêu vẫn chưa trả, phải dùng số dê này để trừ nợ, đương nhiên bị triều Tống lập tức từ chối.
Vua nước Liêu Gia Luật Hồng Cơ thẹn quá hóa giận, lệnh cho một vạn quân đóng tại phủ Đại Đồng Tây Kinh tập kích huyện Du Lâm, ý đồ cướp lương thực mà quân Tống dự trữ ở Du Lâm, hai bên xảy ra cuộc giao chiến kịch liệt, phía quân Tống chết hơn ba nghìn người, bảo vệ được huyện Du Lâm, quân Liêu cũng bỏ lại gần ba mạng người, rút về Tây Kinh.
Cuộc giao chiến lần này rõ ràng đã xé ngang hiệp ước ngừng chiến của hai bên, điều thứ ba trong hiệp ước ngừng chiến đã viết rất rõ ràng, hai bên Tống Liêu ở bất cứ địa điểm nào, chỉ cần để xảy ra cuộc xung đột với quy mô lớn hơn năm trăm người, hiệp ước ngừng chiến lập tức vô hiệu lực.
Chỉ là cả hai bên đều không hiểu rõ điều này, có vẻ như đều hiểu rõ nhưng giả hồ đồ, hoặc là do đến mùa đông, băng tuyết đã che lấp hết tâm trí của mọi người.
Lúc này, A Nhã đến trước cửa nói:
- Quan nhân, ngoài cửa có khách tới thăm.
Phạm Ninh hơi ngạc nhiên, mình mới về hôm nay, đã có người tới thăm hỏi ư?
- Là ai?
A Nhã đưa cho Phạm Ninh một tờ thiếp xin đến thăm hỏi, Thượng Thư Tả Phó Xạ Vương An Thạch.
Vương An Thạch tới thăm hỏi mình, thực sự có chút nằm ngoại dự liệu của Phạm Ninh, hắn nghĩ một lát nói:
- Mời ông ta vào thư phòng bên ngoài đợi một lát!
- Quan nhân, thư phòng bên ngoài rất lạnh, e là mất nhiều thời gian mới ấm lên được.
- Vậy thì mời ông ta đến phòng tiếp khách quý.
Phạm Ninh nghĩ một lát lại nói:
- Để Cảnh nhi mời ông ta vào.
Phạm Cảnh tuy mới mười hai tuổi, nhưng rất hiểu chuyện và lễ phép, rất được mọi người khen ngợi, Phạm Ninh để con trai trưởng đi đón khách, cũng coi như đủ nể mặt Vương An Thạch rồi.
Vương An Thạch đúng là không mời mà tới, trong lòng của ông ta rất lo lắng, có một vài cải cách chính trị mãi không được triều đình thông qua, chưa cần nói đến cửa ải chỗ Thái Hậu, ngay đến Tri Chính Đường cũng không thông qua.
Không có Phạm Ninh, sáu người Tri Chính Đường, Phú Bật, Vương An Thạch, Hàn Kì, Tư Mã Quang, Tăng Công Lượng, Âu Dương Tu ba lần biểu quyết tỉ lệ ba phản đối hai đồng tình, Hàn Kì từ bỏ quyền biểu quyết, Phú Bật, Tư Mã Quang và Âu Dương Tu ba phiếu so với Vương An Thạch và Tăng Công Lượng.
Bây giờ Phạm Ninh đã quay về, nếu như có thể thuyết phục hắn, thêm Âu Dương Tu là bố vợ của Phạm Ninh, vậy thì cục diện có thể đảo ngược rồi.
Trong lòng Vương An Thạch hiểu rõ, Phạm Ninh và Phú Bật, Tư Mã Quang không cùng phe phái, Phú Bật và Tư Mã Quang là phái bảo thủ, Âu Dương Tu cũng bị ảnh hưởng bởi con rể, chuyển thành phái cải tiến.
Tuy rằng phái cải cách của ông ta và phải cải tiến có chỗ không giống nhau, nhưng chỉ cần bàn bạc tốt, tin là cũng có thể gác lại các bất đồng mà đi đến thống nhất.
Huống hồ, ông ta và Phạm Ninh từ lâu cũng có mối thâm tình, trước kia đã là bạn tốt, sau đó lại là đồng nghiệp, Vương An Thạch hi vọng lần tới thăm hỏi này có chút thu hoạch.
Lúc này, có một thiếu niên từ trong phủ bước ra, cúi người hành lễ với Vương An Thạch:
- Tiểu chất Phạm Cảnh tham kiến Vương tướng công!
Vương An Thạch có chút ngạc nhiên:
- Cậu là…
- Gia phụ Phạm Trí Viễn, đặc biệt để cháu ra mời tướng công vào phủ.
Trí Viễn là tên tự của Phạm Ninh, còn là tên mà năm đó Tống Nhân Tông ban cho hắn, nhưng rất ít khi sử dụng, Phạm Cảnh không thể trực tiếp gọi tên úy của Phạm Ninh, vì thế gọi bằng tên tự.