Đại Tống Siêu Cấp Học Bá (Dịch Full )

Chương 1030 - Chương 1027

dai tong sieu cap hoc ba
Chương 1027
 

Vương An Thạch vô cùng cảm khái, không ngờ lại là con trai của Phạm Ninh, mới nhỏ tuổi mà đã có thể thay phụ thân đón tiếp khách rồi.

Ông ta vội gật đầu:

- Thì ra là hiền chất, đúng là ngại quá, làm phiền phụ thân cháu nghỉ ngơi rồi.

- Đâu có! Phụ thân thay y phục, không thể đích thân ra khỏi phủ đón, vẫn mong Vương tướng công thông cảm.

- Khá lắm! Phụ thân cháu sinh được con trai giỏi đấy!

- Cảm tạ tướng công khen ngợi, mời Vương tướng công đi theo cháu.

Phạm Cảnh cầm ngọn đèn lồng ở phía trước dẫn đường, Vương An Thạch lại không kìm được hỏi:

- Cháu năm nay bao nhiêu tuổi?

- Khởi bẩm tướng công, cháu mười hai tuổi rồi!

Vương An Thạch gật đầu, nếu lớn hơn vài tuổi nữa, mình nhất định sẽ kết thông gia với Phạm Ninh, chỉ tiếc là con gái y đã được hứa gả cho Thái Biện là tiến sỹ tân khoa năm nay.

Chốc lát, hai người đến phòng khách quý, Phạm Ninh đích thân đợi ở phía trước bục đường, hắn tiến đến phía trước áy náy cười nói:

- Không biết huynh trưởng đến thăm, tiểu đệ thất lễ rồi.

- Ôi! Là ta không mời mà đến, hiền đệ đi đường vất vả, ta lại làm phiền đệ nghỉ ngơi, là ta thất lễ rồi.

- Nếu đã đến rồi, thì không cần khách khí nữa, mời huynh trưởng ngồi lên vị trí chính đường.

Phạm Ninh lại nói với con trai:

- Con đi đọc sách đi!

- Con xin cáo từ!

Phạm Cảnh lại hành lễ với Vương An Thạch, lúc này mới quay người đi khỏi.

Vương An Thạch nhìn bóng nó đi mất, vuốt râu cảm khái nói:

- Mới mười hai tuổi mà đã hiểu biết lễ nghĩa, phong cách quý phái, hiền đệ có đứa con thật giỏi!

Phạm Ninh mỉm cười:

- Ta còn tưởng huynh trưởng cảm khái thời gian trôi nhanh như dòng nước chảy cơ.

Vương An Thạch hơi ngạc nhiên, nhất thời cười ha ha, hai người ngồi vào vị trí chủ và khách, có người hầu nữ đem trà lên.

Vương An Thạch thở dài một tiếng cảm khái nói:

- Năm đó ta ở huyện Ngân làm huyện lệnh, hiền đệ vẫn là học sinh của huyện học, dẫn một đám bạn đến huyện Ngân, mới đó thôi đã mười hai năm trôi qua, thời gian đúng là như dòng nước chảy.

- Huynh trưởng mới năm mươi tuổi, đúng đang tuổi cường tráng, là thời gian phát triển cơ đồ lớn.

Vương An Thạch cười gượng một tiếng:

- Liên quan quá nhiều đến lợi ích của các bên, có sự cản trở của Phú Bật, Tư Mã Quang, khiến ta nửa bước cũng khó tiến, chỉ có một lòng báo quốc, ta lại không thể thi triển chí hướng của mình.

Phạm Ninh nhấp ngụm trà thản nhiên nói:

- Thực ra mỗi người đều có chí hướng riêng của mình, năm đó Phú tướng công và ông nội của ta cùng nhau thúc đẩy chế độ chính sách mới Khánh Lịch, người cũng hi vọng Đại Tống có thể tích cực cải cách, vì sao hiện giờ lại thành phe bảo thủ, huynh trưởng có nghĩ đến nguyên nhân của việc này không?

- Tư tưởng của con người sẽ thay đổi.

Ánh mắt sắc bén của Vương An Thạch chằm chằm nhìn Phạm Ninh:

- Năm đó đệ dạy ta cách cải cách chính trị, nói cho ta bản chất của cải cách chính trị là chiếc bánh chia nhiều phần, ở huyện Ngân đệ ủng hộ ta thi hành chính sách Thanh Miêu, nhưng giờ đệ lại kiên quyết phản đối chính sách Thanh Miêu, đây lẽ nào không phải là đệ thay đổi hay sao?

Phạm Ninh lắc đầu:

- Vốn dĩ chính sách Thanh Miêu là để giải quyết thời kì dễ gây đói kém, nông dân mua giống vay nặng lãi nên gánh nặng lớn vô cùng, chủ ý ban đầu vốn có của nó rất tốt, đệ ủng hộ điểm xuất phát này, nhưng ta phản đối phương thức thực thi cụ thể, năm đó ở huyện Ngân ta đã phản đối cách làm áp đặt cứng nhắc của huynh trưởng.

- Vậy đệ nói chính sách Thanh Miêu phải thực hiện như thế nào?

- Nếu như là đệ thi hành chính sách Thanh Miêu, đệ sẽ thành lập một ngân sách chính thức trực thuộc Hộ Bộ, rải đến từng huyện, triều đình quy định tiền lãi, ngân hàng lãi thấp cho nông dân vay tiền, không cần người bảo đảm, nông dân họ dùng chính đất đai của mình để thế chấp.

- Đợi chút!

Vương An Thạch ngắt lời của Phạm Ninh:

- Đệ nói là thế chấp đất đai, nếu như người đó không có đất đai thì sao?

- Nếu như không có đất đai vậy thì là tá điền, tá điền có khó khăn không phải là chủ của anh ta nên giải quyết hay sao? Nếu như chủ nhà cũng không có tiền, vậy thì ông chủ đó phải thế chấp đất của mình để mua giống, chứ nhất quyết không được do phú hộ trong bảo giáp đứng ra bảo lãnh.

Phạm Ninh không cho Vương An Thạch có cơ hội phản bác, lại tiếp tục nói:

- Nếu hiện giờ thi hành chính sách Thanh Miêu vẫn được, nhưng không được áp dụng chính sách Bảo Giáp nữa, nếu như huynh trưởng thi hành chính sách Thanh Miêu theo lối suy nghĩ của đệ, đệ phụ trách thuyết phục thái hậu và Phú tướng công để họ ủng hộ.

Vương An Thạch sau một lúc thì thở dài nói:

- Hiện giờ canh tác không kiếm được tiền, mọi người đều đến các công xưởng trong thành làm thuê, tá điền dưới quê rất khó tuyển, địa chủ dưới quê cũng luôn dỗ dành ngon ngọt với tá điền, thuê đất giá thấp, chính sách Thanh Miêu không còn nền móng để thực thi nữa rồi, có chính sách Dân binh rồi, chính sách Miễn Dịch và chính sách Bảo Giáp ta cũng đành từ bỏ.

Phạm Ninh lại cười nói:

- Thực ra đệ cũng rất ủng hộ những chính sách cải cách của huynh trưởng, như chính sách Thị Dịch, đã hạn chế được sự khống chế lũng đoạn của những thương nhân lớn đối với thị trường, chính sách Thủy Lợi Nông Điền, cổ vũ khởi công xây dựng thủy lợi, chính sách Phương Điền Quân Thuế đo đạc lại đất đai, xác minh độ màu mỡ của đất đai, còn có chính sách Tướng Binh, chúng ta đã thực thi từ lâu rồi, còn có thiết lập Thái Học vân vân, những chính sách này ta đều đồng tình ủng hộ, nhưng còn một số chính sách đệ vẫn mong huynh trưởng xem xét cẩn trọng, chính sách Thanh Miêu và chính sách Bảo Giáp không nói đến nữa, chính sách Quân Thâu đệ cũng không đồng tình, kẽ hở để thao túng lợi ích của chính sách này quá lớn, trên dưới mấy chục vạn người, mỗi quan viên lớn nhỏ trong đó đều bắt buộc phải là quan liêm chính, khi đó chính sách Quân Thâu mới có thể ích nước lợi dân, nhưng việc này có khả năng không?

Hôm nay Vương An Thạch không muốn tranh luận với Phạm Ninh về chính sách Quân Thâu, hôm nay ông ta đến là vì một việc khác.

Trầm ngâm một lát nói:

- Chính sách cải cách của ta là phương pháp giáo dục của Đại Tống, cải cách việc học sinh trong thiên hạ chỉ học hành vì khoa cử, học mà không có áp dụng, ta hi vọng có thể học đi đôi với sử dụng thực tế, nhưng triều đình phản đối kịch liệt, rất nhiều đại học sỹ đều mắng ta là khinh nho, ba lần biểu quyết tại Tri Chính Đường đều không được thông qua, ta hi vọng có thể nhận được sự ủng hộ của hiền đệ.

Vừa lúc Phạm Ninh cải cách giáo dục ở đảo Bắc, đột nhiên hắn thấy có hứng thú vô cùng, cười nói:

- Huynh trưởng có thể nói chi tiết hơn một chút, cải cách như thế nào, ta bằng lòng rửa tai lắng nghe.

Vương An Thạch thấy Phạm Ninh có hứng thú, lập tức lấy lại tinh thần, vội vàng nói:

- Đầu tiên ta muốn thực hiện việc cải cách trong việc thiết lập trường học.

Đề xuất về chế độ cải cách giáo dục của Phạm Ninh đương nhiên là được hội trưởng lão nhất trí thông qua, Phạm Ninh liền đưa ra kiến nghị của mình, học vỡ lòng là từ năm đến mười tuổi, mười đến mười sáu tuổi là học cấp huyện, nếu trong tương lai điều kiện cho phép, lại mở thêm một viện nghiên cứu cao cấp nữa.

Bình Luận (0)
Comment