Đại Tống Siêu Cấp Học Bá (Dịch Full )

Chương 1067 - Chương 1064

dai tong sieu cap hoc ba
Chương 1064
 

Sáng ngày hôm sau, Phạm Ninh đi Tri Chính Đường, trong đại sảnh Tri Chính Đường, ngoại trừ Hàn Giáng đang bố trí cho người Hán Liêu quốc ở Lai Châu và Đăng Châu chưa trở về, năm vị tướng quốc còn lại đều đang ngồi, chuyên chú nghe Phạm Ninh trình bày thế cục trước mắt và kế hoạch tiếp theo.

- Trước mắt cuộc chiến bao vây Tỉnh Hình chủ yếu do quân đội Hà Bắc hoàn thành, chúng ta đã đầu nhập vào tám vạn đại quân, biên quân Hà Bắc chỉ có mười hai vạn người, suy xét đến còn phải giữ lại một bộ phận quân đội phòng ngự, như vậy quân đội có thể huy động sử dụng trước mắt chỉ có một trăm ngàn người.

- Cho nên ngày hôm qua ta yêu cầu từ hai trăm ngàn quân đóng ở Thiểm Tây lộ, điều một trăm ngàn đại quân vào Hà Bắc tham chiến, Quan gia đã đồng ý thỉnh cầu của ta cũng hạ chỉ điều binh rồi, nhưng chỉ có quân đội thì chưa được, nhất định phải bảo đảm hậu cần, cho nên ta hy vọng Tri Chính Đường có thể điều năm vạn dân binh từ phía nam Hà Bắc tham dự vận chuyển hậu cần.

Phú Bật có chút khó hiểu hỏi:

- Động viên dân binh trợ giúp hậu cần không có vấn đề, nhưng năm vạn người có phải quá ít hay không?

Phạm Ninh lắc đầu cười nói:

- Yến Sơn Phủ mạng lưới sông ngòi dày đặc, các nhánh sông lớn của sông Tang Can đã bao trùm các thành trì lớn, có thể chạy thuyền hàng ba nghìn thạch, chúng ta có thuyền chạy bằng động cơ hơi nước, không cần nhân lực kéo thuyền, năm vạn người chỉ phụ trách lắp thuyền tháo thuyền, vậy là đủ rồi, hiện tại cây trồng vụ hè đang bề bộn, không cần gia tăng quá nhiều nhân thủ.

- Xin hỏi tiểu Phạm Tướng công, trọng địa hậu cần chuẩn bị đặt ở nơi đâu?

Văn Ngạn Bác hỏi.

Phạm Ninh chỉ vào bản đồ nói:

- Toàn bộ cuộc chiến Yến Sơn Phủ ta chia làm ba chiến trường, một chỗ là chiến trường phía tây, lấy Dịch Châu làm căn cứ hậu cần, hướng tây chiếm lĩnh Úy Châu, hướng đông chiếm lĩnh Trác Châu; thứ hai chỗ là chiến trường đông bắc, lấy thuỷ quân Lai Châu là chủ lực, công chiếm Bình Châu và hành lang Liêu Tây, hai nơi chiến trường này tương đối dễ dàng, trọng điểm là chiến trường trung bộ.

Phạm Ninh chỉ U Châu thành, lại nói:

- Ta chuẩn bị lấy huyện Lộ nằm cách thành U Châu năm mươi dặm về phía đông làm căn cơ, nó nương tựa Lộ Thủy, thuyền hàng ba nghìn thạch có thể đến thẳng thị trấn, lấy nơi này làm căn cơ, phía tây có thể tấn công U Châu, đông có thể khống chế Kế Châu và Cảnh Châu, bắc có thể khống chế Thuận Châu và Đàn Châu, là yếu địa chiến lược cực kỳ lí tưởng, cho nên ta định bước đầu tiên chính là phải giành được Lộ Huyện.

Phạm Ninh buông que gỗ, lại nói với mọi người:

- Trước mắt địa khu U Châu chỉ có ba vạn quân đội tử thủ U Châu thành, từ ý nghĩa nào đó mà nói, Liêu quốc kỳ thật đã bỏ đi U Châu, chỉ là không hoàn toàn buông tay, vẫn ôm một tia hy vọng, thủ vững U Châu thành ngoan cố chống lại, cho nên lần này tấn công Yến Sơn Phủ, trên thực tế chính là tấn công U Châu thành, ta hy vọng có thể nắm lấy thời cơ chiến đấu, mau chóng xuất binh đánh U Châu.

.......

Thiểm Tây lộ đóng hai trăm ngàn quân, thực tế cũng không dừng ở Thiểm Tây lộ, còn bao gồm cả quân đóng ở địa khu Tây Hạ, hành lang Hà Tây, cùng với địa khu Hà Sáo.

Theo chiếu lệnh thiên tử ban xuống, lão tướng Chủng Ngạc tự mình dẫn đầu một trăm ngàn tây quân tinh nhuệ xuất phát từ phủ Kinh Triệu, ở Bồ Tân quan vượt qua Hoàng Hà, xuất phát thẳng hướng địa khu Thượng Đảng, bọn họ bắt đầu từ khe núi Phũ xuyên qua Thái Hành Sơn đến Hà Bắc Từ Châu.

Cùng lúc đó, triều đình cũng truyền đạt mệnh lệnh điệp văn, yêu cầu bốn châu một phủ phía nam Hà Bắc là Tương Châu, phủ Đại Danh, Bác Châu, Ký Châu, Đức Châu chiêu mộ năm vạn dân binh, cũng vận dụng ba trăm thuyền hàng hơi nước ba nghìn thạch cùng với ba nghìn thuyền kéo, chia ra vận chuyển bốn trăm ngàn thạch lương thực cùng với các loại quân dụng vật tư từ nhà kho Lê Dương và Hà Gian lên phía bắc.

Giữa tháng sáu, hai trăm ngàn quân Tống từ hai tuyến Định Châu và Bá Châu đồng thời vượt qua Bạch Câu, trùng trùng điệp điệp xuất phát về hướng U Châu, kéo ra tiến công Yến Sơn Phủ.

Ở núi Yến Sơn núi non trùng điệp, một chi tám ngàn quân Tống hăng hái bắc thượng, chi quân đội này là tây quân đến từ Thiểm Tây lộ, chủ tướng Triệu Bản Sinh, là thủ hạ cũng là tâm phúc đắc ý của Chủng Ngạc, nhiều năm đóng quân Khánh Châu, nổi danh nhờ am hiểu thủ thành, nhiệm vụ của bọn họ là trấn thủ Cư Dung quan, phòng ngừa chủ lực Liêu quân xuôi nam U Châu.

Phạm Ninh có cái nhìn đại cục rất mạnh, hắn đã dùng kế sách vây Nguỵ cứu Triệu điều năm vạn Liêu quân ở U Châu đi Liêu Dương phủ, nhưng lại phải phòng ngừa Liêu quốc dùng U Châu làm mồi nhử, dẫn dụ quân Tống bắc thượng, sau đó chủ lực sát nhập U Châu, quyết chiến với quân Tống ngoài sa trường.

Phạm Ninh hiểu rõ trong lòng, đại quân quyết chiến ở trên cánh đồng bát ngát, hai trăm ngàn quân Tống thật sự chưa chắc đã là đối thủ của một trăm ngàn kỵ binh tinh nhuệ Khiết Đan.

Ban đầu, Phạm Ninh vốn không hề có ý định đại chiến với Liêu quân nơi sa trường, mà là đón dài tránh ngắn, lợi dụng thành trì công thủ chiến và ưu thế thuỷ quân để làm suy yếu đánh bại Liêu quân.

Cho nên hai trăm ngàn ¬đại quân bắc thượng, hắn nhất định phải ngăn chặn thông đạo từ phương bắc tiến vào U Châu, thông đạo từ phương bắc tiến vào U Châu chủ yếu có ba đường, một là hành lang Liêu Tây, triều Tống vẫn chưa có Sơn Hải quan, nhưng đã có Du quan, thuỷ quân Lai Châu đã công chiếm Cẩm Châu và Du quan, đã khống chế hành lang Liêu Tây.

Thông đạo thứ hai đó là Phi Hồ Hình, thông đạo từ Tấn Bắc tiến vào U Châu, quân Tống khống chế Dịch Huyện ở mặt đông, phía tây đã khống chế Nhạn Môn quan và Bình Hình quan, trên thực tế đã phá hỏng thông đạo này rồi.

Thông đạo thứ ba tên là Quân Đô Hình, chính là thông đạo từ Trương Gia Khẩu đến thảo nguyên tái ngoại ngày nay, nơi yếu hại của thông đạo này đó là Cư Dung quan.

Cư Dung quan tình thế hiểm yếu, Đông Liên Lư Long, Kiệt Thạch, tây thuộc Thái Hành Sơn, Thường Sơn, trong thiên hạ thuộc nơi hiểm, từ xưa đó là vùng binh gia giao tranh.

Cư Dung quan thực tế có hai quan khẩu nam bắc, phía nam tên là Nam Khẩu, phía bắc xưng là Cư Dung Quan, giữa hai quan khẩu nam bắc là một hạp cốc dài bốn mươi dặm, mà hai bên hạp cốc thế núi hùng vĩ, địa hình hiểm yếu.

Tám ngàn quân đội một đường chạy gấp, trải qua ba ngày hành quân, đại quân đã tới Cư Dung quan.

Lúc này Liêu quân đã toàn diện rút khỏi địa khu ngoài thành U Châu, Cư Dung quan cũng thành một quan ải trống rỗng, không có binh lính đóng giữ, tám ngàn quân Tống không đánh mà thắng, chiếm lĩnh được quan thành.

Đồng thời khi quân Tống chiếm lĩnh Dung Quan, chiến thuyền của thủy quân Lai Châu cũng đi từ Nho Hà lên phía bắc, năm ngàn quân Tống cũng đã tới trước chiếm lĩnh huyện Lô Long.

Mười vạn đại quân đông lộ từ Lộ Thủy đi dọc một đường chậm rãi lên phía bắc, ở Lộ Thủy, mấy trăm chiếc thuyền ba ngàn thạch chở lượng lớn lương thực và các vật dụng phục vụ quân đội đi theo đại quân.

Bình Luận (0)
Comment