Các tướng đều là người biết phân biệt đồ tốt xấu, vỗ tay ào ào trầm trồ khen ngợi, kỵ binh mạnh chính là ở đợt tấn công đầu tiên, nếu như đợt đầu tiên bị cưỡng ép chặn lại, cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự tấn công của kỵ binh.
Phạm Ninh lại hỏi:
- Vậy trên mặt đất cố định trụ thế nào?
Đỗ Cầu lấy ra bốn cái đinh sắt dài một thước cười nói:
- Tướng công mời xem, bốn cái đinh sắt dài này chính là dùng để cố định chúng trên mặt đất, vô cùng chắc chắn.
Phạm Ninh gật gật đầu, sáng kiến này rất tốt, chỉ tiếc là nguyên liệu hạn chế, không thể dùng bản sắt, nếu không càng là tin dữ đối với kỵ binh, từ điểm này mà nói, không thể không hối tiếc được.
Lúc này, một binh lính chạy vào, quỳ một chân nói:
- Khởi bẩm Xu Mật Sứ, quân Liêu phái người đưa chiến thư đến.
- Người đâu?
- Ở ngoài trướng trong quân đợi!
Phạm Ninh rời khỏi kho hàng trong khu doanh trại, quay lại đại trướng trong quân.
Ở trước cửa đại trướng, Phạm Ninh gặp Dương Văn Quảng và Chủng Ngạc, sứ giả quân Liêu bị đưa đi rồi.
Dương Văn Quảng đi lên trước đưa chiến thư cho Phạm Ninh nói:
- Quân Liêu muốn quyết chiến với chúng ta ở Nguyên Dã, thời gian địa điểm do chúng ta định.
Phạm Ninh nhìn chiếu thư, hỏi:
- Trong đó có phải có giở trò gì không?
Chủng Ngạc ở bên cạnh cười nói:
- Nếu như là hẹn ước bằng miệng, có lẽ sẽ có giở trò, nhưng loại chiến thư kiểu này, thường sẽ không giở trò gì, Khiết Đan về mặt này vẫn tương đối kỷ luật, không giống người Tây Hạ.
Phạm Ninh trầm ngâm một chút nói:
- Ba ngày sau quyết chiến thế nào?
- Có thể, nên chuẩn bị đầy đủ đã.
- Chủng lão tướng quân thì sao?
Phạm Ninh lại hỏi Chủng Ngạc.
- Ty chức cũng đồng ý sáng ba ngày sau quyết chiến.
- Vậy địa điểm sẽ chọn ở Long Dã Nguyên, vừa hay ở giữa đại doanh của hai bên.
Phạm Ninh quay vào đại trướng, phê vào chiến thư, sai người đưa cho sứ giả quân Liêu.
Hắn sau đó mời Dương Văn Quảng và Chủng Ngạc bàn bạc kế hoạch quyết chiến, Phạm Ninh không nhiều kinh nghiệm về đại quân quyết chiến, nhưng Chủng Ngạc và Dương Văn Quảng thì kinh nghiệm phong phú, bọn họ có thể bày ra được một phương án vô cùng vững chắc.
Sáng sớm ba ngày sau, Phạm Ninh để lại một vạn quân canh giữ quân doanh, hắn đích thân dẫn mười lăm vạn đại quân ra khỏi quân doanh, hướng về phía Long Dã Nguyên cách đó hai mươi dặm.
Long Dã Nguyên địa thế bằng phẳng, hơn nửa đều là đất vàng, chỉ có thưa thớt một ít cỏ dại sinh trưởng.
Trinh sát của quân Tống sớm đã dò xét nơi này, coi đây là địa điểm lý tưởng nhất để hai bên quyết chiến.
Quân Tống đã tới Long Dã Nguyên, Phạm Ninh từ xa đã nhìn thấy một màu xám xịt, hắn phất tay, hạ lệnh:
- Bày chiến trường tại chỗ!
Quân Tống chia làm năm quân là tiền trung hậu và hai cánh, trong đó tiền quân bốn vạn người, ngoại trừ một vạn nỏ thủ, còn lại ba vạn quân đều là bộ binh giáo dài.
Ba trăm sáu mươi nỏ pháo thép tinh cũng thuộc vào nỏ quân.
Hai cánh đều có hai vạn năm nghìn kỵ binh, nhiệm vụ của bọn họ là bảo hộ hai bên của trung quân và tiền quân.
Tiếp theo là năm vạn trung quân, năm vạn trung quân do ba vạn kỵ binh và hai vạn bộ binh tạo thành, nhiệm vụ của bọn họ là ổn định đại trận, đồng thời trợ giúp các quân.
Hậu quân là một vạn người, tác dụng của hậu quân là đề phòng quân địch phái kỵ binh tập kích từ phía sau, bảo vệ phía sau đại trận.
Phạm Ninh đích thân trấn giữ trung quân, Dương Văn Quảng phụ trách tiền quân, Chủng Ngạc phụ trách hai cánh, hậu quân do Đô thống chế Trương Yến thống lĩnh.
Quân Tống cấp tốc bày bố trận hình, mấy trăm binh lính đem đinh sắt của bản chắn mã đóng xuống đất, bản chắn tạm thời để nằm ngang, ba trăm sáu mươi nỏ pháo thép tinh bố trí ở giữa nỏ quân.
Phạm Ninh lạnh lùng nhìn quân Liêu ở đằng xa, quân Liêu đang chậm rãi đi về phía quân Tống, quân Liêu hơn nửa đều là kỵ binh, trong trường hợp bình thường nên là bọn chúng chủ động tấn công mới có thể phát huy ưu thế của kỵ binh, từ các loại tin tình báo mà ty tình báo thu thập được để phân tích, ba vạn Nữ Chân chính là "đá kê chân" Gia Luật Hồng Cơ cưỡng ép mà đến, bọn chúng vì muốn tạo điều kiện cho quân Khiết Đan và hai cánh kỵ binh tiến công.
Phạm Ninh nhìn hai cánh của quân Liêu, thầm suy nghĩ:
- Không biết bộ tộc thảo nguyên nguyện làm nội ứng là thật hay là giả?
Đại chiến sắp bùng nổ, trên chiến trường sát khí lạnh thấu xương, một trận cuồng phong thổi qua, cát bay đầy trời.
Quân Liêu ở phủ Đại Đồng tổng cộng có tám vạn năm nghìn người, trong đó năm vạn người Khiết Đan thủ ở thành Đại Đồng.
Còn lại tám vạn đại quân thì tham gia quyết chiến với quân Tống.
Tám vạn quân Liêu cũng từng bước đến gần, cách quân Tống ước chừng ngoài năm dặm thì dừng lại, bọn họ cũng bày binh bố trận, ba vạn quân Thục Nữ Chân làm quân tiên phong, phụ trách liên tục tấn công quân chủ trận của quân Tống.
Tộc Nãi Man và tộc Liệt Sơn làm hai cánh trái phải, tộc Đạt Đán làm hậu quân, mười nghìn quân Hề và mười nghìn quân Bột Hải làm trung quân, Gia Luật Vạn Sơn đích thân chỉ huy đại quân chiến đấu.
Trong ba vạn tiền quân có hai vạn kỵ binh và mười nghìn bộ binh, bọn chúng là nhân tố quyết định của toàn bộ cuộc chiến.
Trong lòng Gia Luật Vạn Sơn rất mâu thuẫn, sức chiến đấu của tộc Thục Nữ Chân không bằng Sinh Nữ Chân, để bọn họ đánh tiên phong là sáng suốt hay không?
Nhưng gã nhất định phải thực hiện ý đồ của Thiên tử Gia Luật Hồng Cơ, lợi dụng chiến tranh để làm suy yếu thực lực của Thục Nữ Chân, nói cách khác, ba vạn quân này nhất định phải tiêu hao tất cả trên chiến trường Đại Đồng.
Đây đối với Gia Luật Vạn Sơn là một nhiệm vụ chính trị, nhưng thực hiện nhiệm vụ chính trị, sẽ làm suy yếu trên quân sự, thật ra dựa theo ý đồ ban đầu của gã, là để ba bộ lạc thảo nguyên làm tiên phong.
Một mặt là ba bộ lạc thảo nguyên kiên quyết không chịu, mặc khác chính là áp lực chính trị của Thiên tử Gia Luật Hồng Cơ, khiến Gia Luật Vạn Sơn cuối cùng định ra trận hình rất không hài lòng này.
Ba vạn binh lính Thục Nữ Chân đã chuẩn bị sẵn sàng, đợt thứ nhất và thứ hai đều là kỵ binh tấn công, sau khi kỵ binh giải được phòng tuyến của đối phương, đợt bộ binh thứ ba xông vào trong trận hình quân địch.
Nhưng đối mặt với bọn họ là mười lăm vạn quân Tống, áp lực khổng lồ quả thật làm cho bọn họ tuyệt vọng.
Thục Nữ Chân chính là người Nữ Chân đã bước vào văn minh nông canh, khác biệt rất lớn với Sinh Nữ Chân gia tộc Hoàn Nhan, bọn họ định cư ở bờ bắc sông Áp Lục, có sinh sống ở trong thành, làm ăn buôn bán nhỏ với các nghề khác, có sinh sống ở nông thôn, chủ yếu dựa vào làm ruộng để sống.
Người Nữ Chân từ trước đến nay quan hệ với người Cao Ly khá mật thiết, sau khi quan hệ giữa Liêu quốc và người Cao Ly chuyển biến xấu, người Nữ Chân tất nhiên sẽ bị triều đình Liêu quốc hoài nghi.
Hơn nữa hiện giờ triều đình Liêu quốc tài nguyên cạn kiệt, vì để cướp lấy nhiều của cải hơn nữa, Gia Luật Hồng Cơ bắt đầu chú ý đến rất nhiều chủng tộc, người Hán thì không cần nói, là mục tiêu đầu tiên bị tước đoạt của cải, sau đó là Sinh Nữ Chân và bộ lạc Khắc Liệt, sau khi thanh tẩy một vòng trong nội bộ Khiết Đan, ánh mắt của Gia Luật Hồng Cơ liền tập trung vào người Thục Nữ Chân tương đối giàu có, nhưng quan hệ với triều đình lại không hòa thuận.